Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 26 - 36)

Phần 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1.4.Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

1.1. Lý luận cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

1.1.4.Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

1.1.4.1. Quan niệm về giải quyết việc làm

Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm có nhiều quan niệm khác nhau, có người cho rằng: Việc làm được tự

do lựa chọn là sựđáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đưa năng suất lao

động cao cho xã hội. Việc làm được tự do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu sức lao

động với các yếu tố khác của sản xuất. Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất, cũng như năng lực sở trưởng để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển phong phú đời sống tinh thần.

Quan niệm này cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc

làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và người

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động,

gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất giữa những quan điểm

trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhưng nó chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc làm không chỉ là lợi ích của người lao động mà là cả lợi ích xã hội.[1]

Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đích

của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm, việc

làm đầy đủ có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, thu nhập cao, ổn định để người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì có liên

quan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ là sự quan tâm của người

lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính chất toàn cầu.

Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo quan trọng nhất

đểđánh giá tính ưu việt của một chếđộ xã hội, trình độvăn minh của nhân loại.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động,

khơi dậy tiềm năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở

rộng cơ hội cho mọi người đều phát triển.

Những quan điểm, tư tưởng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn

kiện Đại hội của Đảng. Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: "Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản của quốc gia.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để

giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nôn nghiệp bị

chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình

xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệlao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ

và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.[18]

Trên cơ sở phân tích các khái niệm về việc làm, chúng ta có thể hiểu giải quyết việc làm như sau: “Giải quyết việc làm là quá trình đưa người lao động vào làm việc, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao

động”[13].

1.1.4.2. Sự cần thiết của giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai

trò của thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, thanh niên được

đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.

Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sựổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tốđất đai, tư liệu lao động, công cụlao động và kỹ năng nghề và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác

động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, vì vậy là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên"[9]

1.1.4.3 Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

1. Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế xã hội trong đó phải chú trọng đến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn huyện : Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn huyện là sẽ góp phần giải quyết một sốlượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, đặc

biệt là cho thanh niên nông thôn, làm tăng thu nhập cho thanh niên, góp phần xoá

đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó cần phải quan tâm, phát triển các làng nghề truyền thống để thu

hút lao động thanh niên tại chỗ. Kiểm tra, rà soát và đánh giá lại thực trạng hoạt

động và duy trì ổn định những làng nghề hiện có, xây dựng thêm nhiều làng nghề

mới. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp trong làng nghề để tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn.

2. Hỗ trợđào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Muốn có việc làm, nhất là trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh để có việc và việc làm có thu nhập cao và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước thì vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là khâu then chốt trong

chương trình việc làm.

Để hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, Nhà nước, chính quyền địa

phương cần phải tập trung quy hoạch lại hệ thống mạng lưới đào tạo, dạy nghề, đầu

tư hợp lý cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho các trường cơ sở dạy nghề trong quy hoạch; mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những lao động muốn mở trang trại và tìm thị trường đầu ra cho họ; hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, linh hoạt về thời gian và nội dung đào tạo sát với yêu cầu thịtrường lao động; Nhà nước cần đặt hàng đào

tạo đối với những nghề ở lĩnh vực trọng điểm, các nghề khó thu hút lao động, ưu

tiên tuyển sinh đối tượng chính sách; Xây dựng trung tâm quốc gia phân tích, dự

báo nhu cầu thị trường lao động. Trung tâm này hoạt động như cầu nối giữa nhà

trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về

cung, cầu lao động qua đào tạo nghề. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

3. Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Để hỗ trợ vốn giải quyết việc việc cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông

thôn, các tổ chức Đoàn ở các địa phương cần tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn

cho thanh niên biết về các nguồn vốn có thể được vay, như: vốn vay từ ngân hàng chính sách với các gói ưu đãi về lãi suất; vốn vay từ Quỹ Quốc gia cho thanh niên khởi nghiệp do Trung Ương đoàn phát động trong chương trình thanh niênkhởi nghiệp, đây là chương trình nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ

thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên; từng bước đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của thanh niên.

Trong đó, Quỹhướng tới ba khối đối tượng để tập trung hỗ trợ là sinh viên các

trường Đại học, cao đẳng; Thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dựán, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp); Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh.

4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Nhà nước, chính quyền địa phươn các cấp cần xác định xuất khẩu lao động

(XKLĐ) là một trong những hướng giúp thanh niên thoát nghèo bền vững, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên tham gia XKLĐ. Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, các tổ chức đoàn cần phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm, các công ty tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để tổ chức nhiều hơn các phiên giao dịch việc làm tại huyện , huyện và các xã, thị trấn, cụm xã nhằm cung cấp thông tin về thị trường lao động; Phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức thẩm định, giải ngân kịp thời, có hiệu quả

nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho ĐVTN. Làm việc với các ngân hàng thương

mại trên các địa bàn giúp ĐVTN tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để XKLĐ. [22]

Đồng thời chú trọng nhân rộng mô hình XKLĐ hiệu quả ra toàn địa phương tạo sự

cạnh tranh tích cực trên thị trường tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, mở rộng cơ hội tiếp cận các đơn hàng chất lượng và doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ uy tín cho người lao động. Bên cạnh đó, phải có hướng đổi mới công tác tuyên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

truyền vềXKLĐ theo hướng thông tin đầy đủ, trực tiếp, phù hợp với ĐVTN với các hình thức tuyên truyền đa dạng, dễ tiếp cận, có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý

nhà nước các cấp, các đơn vị tạo nguồn và doanh nghiệp dịch vụXKLĐ.

5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, vùng, miền. Đây là chủ trương, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong khoảng thời gian 2015 - 2017 vừa qua, sự chuyển dịch này đã góp phần cải thiện bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, văn

hóa.v.v. cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn nhiều bất cập cần những chính sách, giải pháp đồng bộ để khắc phục.

Những vấn đềđặt ra: Rõ ràng có những dấu hiệu tích cực của quá trình chuyển

đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề nông thôn trong thời gian vừa qua, song vẫn chưa

khắc phục được sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế - xã hội. Nếu không có các

định hướng, giải pháp để hạn chế sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong các lĩnh vực khác

như: thu nhập, nghèo đói, đời sống, vấn đề an sinh xã hội, di cư ồ ạt giữa các vùng

(để tìm việc làm) gây khó khăn cho quản lý xã hội.v.v. giữa các vùng.[5]

Bên cạnh đó, sự phát triển các khu công nghiệp, chế xuất, các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là làng nghề dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải do các làng nghề tạo ra tại các vùng quê gây ô nhiễm nguồn nước,

không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn rất phổ biến.

Những hạn chế, mặt trái của quá trình phát triển là không thể tránh khỏi, vấn

đề đặt ra là ngay từ khi bước vào quá trình chuyển đổi cần tính đến các giải pháp TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đồng bộ, lâu dài về cơ chế chính sách như xây dựng và triển khai có hiệu quả các quy hoạch: tổng thể khu vực nông thôn, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực, nguồn nhân lực, đất đai, môi trường.v.v. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống, hỗ trợ sản xuất cho các bộ phận, tầng lớp cư dân, đặc biệt là giải quyết việc làm cho tầng lớp thanh niên đang gặp nhiều

khó khăn ở khu vực nông thôn.

1.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm thanh niên nông thôn

Nhân tố chủ quan

Trình độ chuyên môn và sức khỏe là hai yếu tốđầu tiên ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm của lực lượng lao động nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng. Bất kể công ty nào khi tuyển dụng lao động họ đều quan tâm đến

trình độ và sức khỏe của người lao động. Họ chỉ tuyển dụng những lao động nào

có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc mà họđang làm và trên cơ sở phải có sức khỏe tốt đảm bảo được công việc mà công ty giao phó.

Hoàn cảnh xuất thân người lao động cũng là nhân tốảnh hưởng quá trình tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Thanh niên xuất thân trong gia đình

khá giả sẽ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hơn, họ được gia đình trang

bịđầy đủ mọi phương tiện làm việc như xe máy, máy tính... hơn đối với thanh niên thuộc hộ nghèo. Mặt khác, lao động thanh niên thuộc gia đình khả giả có khả năng

tiếp cận thị trường lao động hơn đối với thanh niên nhà có hoàn cảnh khó khăn.

Chính những điều này càng làm cho lao động thanh niên nông thôn gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm việc làm.

Giới tính người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Do việc làm trong khu vực nông thôn đòi

hỏi nhiều sức lao động chân tay nên cần sức khỏe tốt. Do đó, thanh niên nam giới

thường kiếm việc làm dễhơn đối với lao động nữ giới.

Nhân tố khách quan

Nhóm các yếu tốđiều kiện tự nhiên

1.Vị trí địa lý

Một nghiên cứu về các nhân tốthu hút đầu tư đã xác định rằng, lợi thế về vị trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 26 - 36)