Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Lệ

3.2.1. Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên

nông thôn trên địa bàn

Huyện chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh, tìm

thị trường lao động việc làm cho thanh niên. Từ đó có hướng đào tạo đúng chuyên

môn cho các ngành cần tuyển. Bên cạnh đó, Huyện cần chủđộng liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm trong huyện và tỉnh góp phần tư vấn nghề nghiệp cho từng

đối tượng thanh niên. Do lao động thanh niên nông thôn có sự khác nhau về nhận thức, tập quán... nên cần căn cứ vào khảnăng tham gia của họ ở từng trình độ đào

tạo, hình thức đào tạo để tư vấn cho họ trong quá trình lựa chọn nghề để học. Để

thực hiện được việc này, cần giúp họ hiểu đúng về nghề nghiệp cũng như các yêu cầu về trình độ văn hóa, thời gian, tài chính… đối với mỗi loại trình độ nghề hay hình thức đào tạo.

Có chính sách đểtăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề và tại doanh nghiệp có chức năng dạy nghề, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời biết những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp. Chính sách tín dụng ưu đãi cho cơ sở

dạy nghề và doanh nghiệp có chức năng dạy nghềvay để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên.

- Cung cấp thông tin tư vấn cho thanh niên trước khi tham gia học nghề là rất quan trọng đảm bảo thanh niên nông thôn được hướng nghiệp một cách chính xác và phù hợp đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay. Chính sách, chếđộ, tiêu chuẩn, pháp luật lao động và đặc trưng của những cơ quan đơn vị

mà họ đăng ký xin việc, trang bị cho họ những kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp. Trên cơ sở đó, các ngành đoàn thể trong Huyện, đặc biệt là

Đoàn thanh niên phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, định hướng phân luồng học nghề giúp những lao động này đánh giá đúng năng lực và sở trường của bản thân để có quyết định đúng đắn trong quá trình tìm nghề và học nghề.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Giới thiệu, hướng dẫn các phương thức tìm việc làm cho thanh niên nông

thôn để họ biết sử dụng các phương tiện tư vấn trên Internet, đài báo, ti vi, đặc biệt là qua trung tâm giới thiệu việc làm.

3.2.2. Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của sản xuất và thị trƣờng lao động

Muốn có việc làm, nhất là trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh để có việc và việc làm có thu nhập cao và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước thì vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là khâu then chốt trong

chương trình việc làm. Các giải pháp chính là:

- Quy hoạch lại hệ thống mạng lưới đào tạo, dạy nghề, đầu tư hợp lý cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho các trường cơ sở dạy nghề trong quy hoạch, cụ thể là:

+ Nâng cấp, mở rộng quy mô chất lượng dạy nghề trường Cao đẳng nghề

Quảng Bình để đào tạo công nghệ kỹ thuật có tay nghề cao với quy mô từ 750 -

1.100 thanh niên/năm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cung ứng

lao động cho các khu công nghiệp tập trung, xuất khẩu lao động.

+ Củng cố và tăng cường vai trò của các trường trung học nông nghiệp,

trường đào tạo lái xe, cơ giới tàu thuỷđể cùng tham gia đào tạo đội ngũ công nhân

kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật với quy mô mỗi trường từ 450 - 650 thanh niên/năm.

+ Nâng cấp các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thuộc Sởlao động - TBXH, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Bộ

CHQS tỉnh và hình thành các trung tâm dạy nghề ở các phường, xã để đủ sức mở

rộng các lớp nghề ngắn hạn, chuyển giao công nghệ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực,

đặc biệt là dạy nghề, chuyển giao KHKT cho thanh niên nông thôn, nông nghiệp, trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân mở các lớn dạy nghề theo hình thức cạnh xí nghiệp.

- Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới dạy nghề của tỉnh, trong năm 2017 tập

trung đào tạo và dạy nghềtheo các hướng sau: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Dạy nghề cho nông dân: Thông qua quỹ khuyến nông của tỉnh bằng hình thức truyền nghề, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ nuôi trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao..., sẽ dạy nghề cho khoảng 500 thanh niên làm nông nghiệp. Đến năm 2020 bình quân mỗi năm dạy nghề, truyền nghề khoảng 3.000 thanh niên nông thôn.

+ Dạy nghề phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp:

Thông qua hệ thống các trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức,

các cơ sở kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của tỉnh để dạy nghề, chuyển giao công nghệ làm hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập nghề mới về tỉnh.

+ Dạy nghề dài hạn và ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp tập trung và xuất khẩu lao động.

- Công cuộc đô thị hoá đã làm cho một số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, và Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí cho lao động trẻđể học nghề. Nhưng thực tế, những thanh niên nông thôn này dùng khoản hỗ trợnày để mua sắm các vật dụng sinh hoạt đắt tiền. Hết tiền những thanh niên này lại ỷ lại vào các cấp chính quyền,

các đoàn thể, họđi làm những công việc tự do, thu nhập bấp bênh, rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, các ngành, các cấp cần nâng cao ý thức nghề nghiệp cho nhóm thanh niên nông thôn này, phải có những quyết định trong việc đào tạo

định hướng nghề cho họ.

- Hỗ trợđào tạo mới, đào tạo lại nghề theo các hình thức linh hoạt cho thanh niên nông thôn thiếu việc làm và thất nghiệp. Bên cạnh đó mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những lao động muốn mở trang trại và tìm thị trường đầu ra cho họ.

- Tổ chức hỗ trợđào tạo ngắn hạn, linh hoạt về thời gian và nội dung đào tạo sát với yêu cầu thịtrường lao động.

- Nhà nước đặt hàng đào tạo đối với những nghề ở lĩnh vực trọng điểm, các nghềkhó thu hút lao động, ưu tiên tuyển sinh đối tượng chính sách.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Xây dựng trung tâm quốc gia phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao

động. Trung tâm này hoạt động như cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo

điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung, cầu lao động qua đào

tạo nghề.

- Góp phần trợ giúp để cải thiện đời sống lao động, điều kiện sinh hoạt, nâng

cao đời sống vật chất tinh thần cho những lao động rời xa quê, thoát ra các đô thị.

Đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao trình độ, kỹnăng nghề nghiệp giúp thanh niên nông thôn ổn định công việc.

Nhìn chung, việc phát triển các chương trình đào tạo cần phải gắn với nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người học được quy định tại các tiêu chuẩn kỹ năng nghề và được xác định qua phân tích nghềvà thường xuyên được cập nhật kỹ

thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, hình thức, nội dung của tất cả các nghềđược đề xuất đào tạo cần được xây dựng sao cho hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho việc thực hiện trên thực tếđào tạo nghề đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu, phương pháp giảng dạy của nước ngoài áp dụng vào công tác giảng dạy ở các

cơ sở dạy nghề là rất cần thiết nhưng cũng cần hết sức cẩn thận trong quá trình điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù. Ngoài ra, việc tạo

ra các cơ chế hợp tác với các cơ sở dạy nghề nước ngoài đểtrao đổi và học hỏi các kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế dạy nghề ở nước ta một cách phù hợp cũng là

một giải pháp chính sách tốt cần được khuyến khích vừa nhằm tăng năng lực dạy nghềtrong nước, vừa đảm bảo mục tiêu xã hội hóa công tác dạy nghề.

3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay vốn từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm.

- Lập quỹ hỗ trợ việc làm của huyện để tạo đối tác cùng quỹ Quốc gia hỗ trợ

việc làm cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất tạo việc làm bằng cách hàng năm trích 1% tổng chi ngân sách theo chương trình giải quyết việc làm. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Tổ chức cho vay vốn từ ngân hàng người nghèo với mức vốn 120 tỷđồng

đảm bảo cho vay đúng đối tượng là thanh niên nông thôn nghèo có nhu cầu tạo việc làm.

- Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm thông qua những công việc sau: + Nắm chắc số lượng, chất lượng lao động thông qua điều tra lao động việc

làm hàng năm.

+ Củng cố các trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh để tư vấn cho thanh niên nông thôn chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn học nghề, hình thức học nghề, tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động; Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

- Thành lập công ty xuất khẩu lao động để thúc đẩy việc đưa thanh niên nông thôn đi làm việc ở nước ngoài là một trong những giải pháp để giải quyết việc làm cảkhi lao động đi và lao động trở về.

- Hỗ trợsau quá trình đào tạo chủ yếu liên quan đến các hoạt động tư vấn, hỗ

trợ tìm việc làm hoặc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn sau quá trình học nghề. Việc hỗ trợ để thanh niên nông thôn sau học nghề có thể tự tạo được việc làm cũng

là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo thanh niên sau khi học nghề có thể có tựtìm cơ

hội chuyển nghề hoặc tự tạo việc làm mới để gia tăng thu nhập. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ này cần được xây dựng gắn chặt với các chính sách đầu tư (đất đai, vốn, tín dụng…) như một yếu tố đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách - thanh niên học được nghề và có thể thực hành được trong cuộc sống để cải thiện sinh kế, cải thiện thu nhập.

- Hoàn thiện chính sách thu hút lao động đang thiếu việc làm và thất nghiệp vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp tại huyện, cụm công nghiệp huyện.

- Cần có biện pháp thu hút nhiều dự án, chương trình làm đồ thủ công như

thuê ren, đan lát… cho thanh niên nông thôn làm thêm lúc nông nhàn.

- Huyện nên có cơ chế chính sách ưu đãi đối với thanh niên nông thôn tốt nghiệp CĐ, ĐH về làm việc tại địa phương.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

3.2.4. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện huyện

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn huyện là sẽ góp phần giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, đặc biệt là cho thanh niên nông

thôn, làm tăng thu nhập cho thanh niên, góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo góc

độ tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn, thì khu vực này vượt trội hơn

hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tạo việc làm cho khoảng 58 - 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ khi các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều

lao động hoặc có tốc độthu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương” trên địa bàn huyện. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện sẽ thu hút những lao động thiếu hoặc chưa có

việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút dần lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán, không phải di chuyển

đi xa, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng hành với nó là hình thành những khu vực phi tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn, góp phần hình thành những thị tứ, thị trấn, đan xen giữa làng quê, là quá trình

đô thị hoá phi tập trung.

Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp mới phát triển thì trước hết huyện cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang gặp khó khăn trong

hoạt động, cụ thể là khó khăn về vốn, chi phí vận chuyển cao, hạn chế vềcơ sở hạ

tầng và mặt bằng sản xuất kinh doanh... Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏvươn

lên khắc phục khó khăn thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách nghiên cứu ban hành các Bộ luật và các văn bản pháp quy để bổ sung, hoàn chỉnh

môi trường pháp luật về kinh doanh. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Có các biện pháp thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua chính sách chung dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt thành phần kinh tế.

+ Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, Nhà nước cần phải xây dựng cơ sở

hạ tầng đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, khuyến khích những ngành nghề cần phát triển thông qua giá thuê đất, trợ cấp, trợ giá.

+ Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế về

chuyên môn kỹ thuật và quản lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bỏ chi phí để đào tạo nguồn nhân lực cho mình, nhưng những người sau khi được đào tạo lại bỏ sang nơi khác làm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách hỗ

trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thểlà đào tạo tay nghề cho thanh niên nông thôn, khảnăng quản lý của chủ doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau như thành lập các trung tâm dạy nghề đồng thời xúc tiến các hình thức đào tạo như giáo dục từ xa, tại chức nhằm bồi dưỡng kiến thức cho các chủ doanh nghiệp.

- Huyện cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương, liên kết với các doanh nghiệp trong Huyện tạo cơ hội việc làm cho những thanh niên nông thôn đã qua đào tạo.

- Khuyến khích hơn nữa phát triển làng nghề truyền thống để thu hút lao

động thanh niên tại chỗ. Tổ chức đánh giá lại thực trạng hoạt động và duy trì ổn

định những làng nghề hiện có, xây dựng 1- 2 làng nghề mới. Tạo điều kiện phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 88)