Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96)

Phần 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.6.Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

3.2. Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Lệ

3.2.6.Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Hiện nay, Huyện đang đứng trước thử thách rất lớn về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm không có hiệu quả. Bên cạnh đó là lao động dư thừa khá lớn và diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, điều đó gây nên những hiệu quả

nghiêm trọng không chỉ cho nông thôn mà cho toàn thể xã hội. Để giải quyết vấn đề lao động là thanh niên nông thôn, việc làm đòi hỏi vừa là công việc cấp bách, vừa

có tính thường xuyên lâu dài. Đưa lao động ngành nông nghiệp sang làm việc ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản, dự kiến đến cuối năm 2020 đưa lao động nông nghiệp xuống còn 45% trong tổng

lao động của huyện. Hướng chính để giải quyết tình trạng thất nghiệp và giải quyết tình trạng bán thất nghiệp bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn. Cụ thể là:

- Đẩy mạnh biện pháp thâm canh tăng vụđưa sản xuất vụđông trở thành vụ

sản xuất chính ở tất cảcác phường, xã 30% diện tích canh tác được sử dụng vào sản xuất đông.

- Phát triển chăn nuôi toàn diện, lấy chăn nuôi lợn làm trọng tâm.

+ Chăn nuôi lợn: Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn khoảng 200.000 con tăng

2,15% so với năm 2017, có 1.000 tấn thịt lớn xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu này cần khẩn trương hoàn chỉnh và thực hiện đề án cải tạo nâng cấp chất lượng đàn lợn giống của huyện, hình thành các vùng chăn nuôi lợn ngoại theo mô hình chăn nuôi

công nghiệp của các hộ nông dân; mở rộng quy mô và đầu tư kỹ thuật cho Công ty xuất nhập khẩu Nông sản để ổn định sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu cao; xây dựng đề án tổ chức sản xuất thức ăn gia súc phục vụ cho chăn

nuôi trong huyện.

+ Chăn nuôi trâu, bò: Phấn đấu đàn bò đạt 20.000 con, đàn trân 10.000 con.

+ Chăn nuôi gia cầm: Phấn đấu đạt trên 1 triệu con, sản lượng thịt trên 70.000 tấn, sản lượng trứng hơn 20 triệu quả.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước mắt năm 2017 với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng sẽ tạo thêm việc làm

cho 500 lao động là thanh niên nông thôn.

- Về nuôi trồng thủy hải sản và phát triển kinh tế biển:

+ Khai thác nuôi trồng 2.000 ha ao hồ nội, để đạt sản lượng cá nước ngọt từ 20.000 - 25.000 tấn bằng các hình thức phù hợp như thâm canh, quảng canh.

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: năm 2017 phấn đấu sản lượng hải sản

đạt trên 15.000 tấn (bao gồm nuôi trồng vùng nước lợvà đánh bắt hải sản)

Giải pháp chủ yếu là: Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả dự án quanh vùng nuôi trồng trên: 4.000 ha thuỷ sản, trong đó thực hiện thí điểm dự án nuôi tôm công nghiệp ởxã Ngư Thủy Bắc, xã Hồng Thủy để rút kinh nghiệm nhân diện rộng;

có cơ chế khuyến khích để phát triển nhanh các chủđầm nuôi trồng hải sản và cơ sở

sản xuất tôm giống có chất lượng cao.

Song song với nuôi trồng, đẩy mạnh phát triển khai thác và chế biến thuỷ hải sản, năm 2017 đầu tư đóng mới 5 đội tàu với số vốn khoảng hơn 65 tỷđồng đểđánh

bắt xa bờ.

Trong ngành công nghiệp

Sản xuất công nghiệp phải hướng vào tiềm năng, thế mạnh của huyện về

nguyên liệu, nhiên liệu và lao động. Tranh thủ hợp tác liên doanh với công nghiệp trong và ngoài huyện để tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng thị trường quốc tế. Khai thác triệt để mọi thành phần kinh tế trên các lĩnh vực. Phấn

đấu năm 2020 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5% so với năm 2016, tạo thêm việc làm cho khoảng 1.500 lao động. Tập trung một số giải pháp chính sau:

- Thực hiện có hiệu quảchương trình phát triển làng nghề, xã nghề bằng cơ

chế chính sách hợp lý như hỗ trợ về vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tìm kiếm thị trường, đào tạo dạy nghề, du nhập nghề mới...nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các làng nghề sẵn có của huyện như: Đan chiếu (Lộc Thủy); làm nón lá (Liên Thủy, Mỹ Thủy)… cùng với các sản phẩm văn hoá ẩm thực đa dạng: Bánh xèo, cháo bánh canh Lệ Thủy, đặc sản ốc khe núi…, ngày càng phát triển mở rộng. Phấn đấu phát

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

triển từ 10 làng nghề hiện nay lên 25 làng nghề năm 2020, mỗi năm sẽ giải quyết việc làm mới cho khoảng hơn 600 lao động thanh niên nông thôn.

Ngành xây dựng

- Nâng cao chất lượng năng lực thiết kế, đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế, xây dựng đảm bảo thiết kế những công trình có kỹ thuật cao.

- Củng cố các đơn vị sản xuất gạch bằng lò tuy nen và các cơ sở sản xuất gạch gói đất nung đảm bảo yêu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các đơn vị và nhân dân trong huyện và tỉnh.

Ngành giao thông vận tải

- Về xây dựng cơ bản: hoàn thành xây dựng các tuyến đường giao thông Phú Thủy – Mai Thủy, tuyến kè chống sạt lở xã Mỹ Thủy và các công trình phúc lợi xã hội khác như: Trường tiểu học số 2 Cam Thủy, các trường mầm non xã Phong Thủy, An Thủy và Xuân Thủy, các công trình dự án tại các xã bãi ngang, chương

trình kiên cố hóa kênh mương... Ngoài ra, một số địa phương tự huy động vốn để làm đường cấp phối, quy hoạch thôn, xóm, quy hoạch đồng ruộng phục vụđời sống

giao thông đi lại cho nhân dân theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện Lệ Thủy.

- Về phương tiện vận tải: Phát triển các phương tiện vận tải bộ, thuỷ ở mọi thành phần kinh tếđể tham gia vận tải trên các lĩnh vực.

Ngành thương mại -du lịch dịch vụ

Tạo việc làm mới cho khoảng 200 thanh niên nông thôn và tạo thêm việc làm cho 5.000 lao động. Hướng chủ yếu đầu tư phát triển nhanh ngành dịch vụ du lịch ở các phường, xã và các khu công nghiệp tập trung ở tỉnh; mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động thương mại, dịch vụ, đặc biệt là khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.

3.2.7. Triển khai có hiệu quảhơn các chƣơng trình quốc gia về việc làm và chú trọng tạo việc làm tại chỗtrên địa bàn huyện Lệ Thuỷ

Giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

làm, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, về giảm nghèo, về xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020 và Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh

đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn,

giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn là thanh niên

trên địa bàn. Quan tâm hơn nữa đến công tác đưa thanh niên nông thôn đi làm việc

ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những giải pháp góp phần tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.[29]

- Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộgia đình

Do đặc điểm sản xuất của nền sản xuất nông nghiệp nên kinh tế hộ gia đình

phù hợp với lao động nông thôn vốn ít, tư liệu sản xuất thô sơ, sản phẩm làm ra chủ

yếu tiêu thụ tại chỗ. Lao động chủ yếu là lao động phổthông do đó đây là loại hình sản xuất rất có hiệu quả thu hút phần lớn lao động dư thừa trên địa bàn. Đây là hình

thức tạo việc làm giữ vai trò quan trọng có khả năng thu hút nhiều lao động thanh niên và phát huy được hiệu quả sản xuất. Việc phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ tận dụng được mặt bằng sản xuất, tư liệu sản xuất và thời gian lao động của người lao

động. Phát triển kinh tế hộ gia đình là nhân tố quan trọng, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta nói chung và đặc biệt là lao động thanh niên nông thôn nói riêng. Hình thức tạo việc làm này sẽ nâng cao tính năng động sáng tạo của người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm và tạo việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm cho lao động thanh niên. Việc phát triển kinh tế

hộ gia đình trên địa bàn trong những năm qua đã cho thấy: nhiều hộ thanh niên ở nông thôn đã phát triển theo mô hình VAC cho hiệu quả kinh tếcao và đã tạo được nhiều việc làm cho mình, gia đình và nhiều lao động khác

- Phát triển các làng nghề truyền thống: Hiện nay ở huyện Lệ Thủy có những nghề như mây tre đan, chiếu cói, nón lá;... Để tạo điều kiện phát triển các

ngành nghề, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, nhà nước cần

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hỗ trợ vốn và công nghệ, có chính sách miễn giảm thuếđối với những ngành nghề

mới, những cơ sở thử nghiệm công nghệ mới để khuyến khích đầu tư phát triển; hỗ

trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành nghề nông thôn. Ở các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, tạo điều kiện cho người lao động

độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường.

3.2.8. Tăng cƣờng vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên

- Tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của thanh niên nông thôn về nghề nghiệp và việc làm.

- Tham mưu thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề của thanh niên.

- Khuyến khích thành lập công ty cổ phần của thanh niên để tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật.

- Thành lập Hội doanh nghiệp trẻđể thu hút các chủ doanh nghiệp, chủcơ sở

sản xuất kinh doanh là thanh niên vào hoạt động để tạo việc làm cho thanh niên. - Phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục

thường xuyên trong cả tỉnh tổ chức các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học

sinh đoàn viên khối lớp 9, lớp 12 tại các trường THCS, THPT để các em có kiến thức, hiểu biết về nghề nghiệp và dễđịnh hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các ngành chức năng thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề

cho thanh niên nông thôn trực thuộc Huyện đoàn. Trung tâm có các chức năng: tư

vấn, định hướng nghề nghiệp; dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật cho thanh niên. Cùng với việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần theo dõi, phát hiện những mô hình kinh tế có tiềm

năng, đang phát huy hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương để từ đó nhân

rộng điển hình, tổ chức cho thanh niên học tập, trao đổi kinh nghiệm. Xem xét thành lập các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn nhằm cung cấp các thông tin về việc làm; tư vấn, định hướng nghề nghiệp và phổ biến các chính sách hỗ trợ việc làm cho họ. Tổ chức các buổi giao lưu giữa lãnh đạo các ban ngành các cấp với thanh niên, tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn được bày tỏ tâm tư nguyện vọng, những dự định nghề nghiệp và những vướng mắc, khó

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khăn cần tháo gỡ để có chủtrương, chính sách phù hợp. Các đoàn thể hay cụ thể là

đoàn thanh niên phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngư trồng cây gì, con gì cho phù hợp và

tìm điều kiện thu hoạch sản phẩm tốt nhất, đảm bảo nhất cho thanh niên.

- Thành lập các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế nhằm tập hợp các thanh niên có mô hình làm kinh tế hay, giỏi để tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau.

- Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của Huyện, hình ảnh

thanh niên, lao động thanh niên nông thôn của Huyện; phối hợp đưa lao động đi lao động hợp tác quốc tế.

- Phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp trong và ngoài Huyện

hàng năm tổ chức hội chợ việc làm đểthanh niên nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc

làm, đồng thời cũng hiểu biết hơn về nghề nghiệp, việc làm từ đó định hướng cho

mình hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

- Xây dựng trang Web của Đoàn thanh niên huyện để quảng bá các điều kiện, tiềm năng kinh tế, xã hội của huyện và hình ảnh lao động thanh niên huyện Lệ Thủy với các đối tác, doanh nghiệp và bạn bè trong, ngoài nước để họ hiểu hơn về mảnh

đất;

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng (đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT), các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm thịtrường xuTRất khƯỜẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài.

NG ĐẠ

I HỌ

C KINH

TẾ HU Ế

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trên cơ sở đánh giá tình hình địa phương trong bối cảnh mới và các quan

điểm, định hướng phát triển về kinh tế - xã hội của huyện tác giả đã mạnh dạn đề

xuất các giải pháp chủ yếu nhằm định hướng về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; đồng thời cần phải có sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy chính quyền các cấp. Hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế phân công, phân cấp, tháo gỡ các trở ngại vềcơ chế chính sách và thủ tục hành chính; tư vấn, hỗ trợ người lao động, tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên nông thôn. Nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp việc làm cho thanh niên nông thôn; thực hiện đồng bộ

và hiệu quả hệ thống quy hoạch, kế hoạch, kết cấu hạ tầng của huyện để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn một cách bền vững. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động để tạo nhiều cơ hội có việc làm cho thanh niên

nông thôn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong

quá trình CNH, HĐH. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHN 3:

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là nguyện vọng chính đáng, là

mối quan tâm hàng đầu của thanh niên và của toàn xã hội, vừa là vấn đềcơ bản, vừa lâu dài, vừa bức xúc trước mắt. Việc làm được coi là yếu tố“chìa khóa” trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội. Trong đó có sự tiến bộ

của thanh niên nông thôn.

Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các

Đoàn thể đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lệ Thủy đã có nhiều chủ trương, giải pháp để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Những kết quả

thu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo...bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96)