Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 36)

Phần 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa

phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa

phƣơng

1.2.1.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, là huyện liền kề thành phố Vinh trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá

của cả tỉnh Nghệ An, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào năm 2017 có 77.070 người chiếm 51,42% tổng dân số toàn huyện . Lực lượng lao động có độ tuổi từ 25 - 44 tuổi chiếm 57,61% so với tổng số lao động. Mặt khác lực lượng lao động trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và tham gia hoạt động sản xuất trong

lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng lao động không cao, số lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá lớn.

Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Nghi Lộc không lớn. Đối với việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện

đã đạt được nhiều kết quảđáng ghi nhận.

Nguyên nhân đạt được những kết quả trên do, Thứ nhất: Chính quyền, địa

phương trong toàn huyện đã quán triệt tốt, có hiệu quả quan điểm của Đảng ta là: "Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề

và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi

làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính

sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa"; Thứ hai, các địa

phương ở khu vực nông thôn huyện Nghi Lộc đã xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở phát triển sản xuất, các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đồng thời, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; Thứ ba, huyện luôn chú trọng việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, hiện nay trên địa bàn huyện Nghi Lộc có đến 7 cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong những thời gian rảnh rỗi. Bên cạnh đào tạo nghề, thì chính quyền địa phương trong huyện còn chú tâm

đến việc thành lập ra các làng nghề mới, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên nông thôn; Thứtư, huyện luôn tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời sống.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.2.1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Huyện Quảng Ninh được tái lập vào ngày 1/7/1990 theo Quyết định số 190/QĐ-HĐBT, ngày 1/6/1990 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) sau khi chia tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Với vị trí địa lý và điều kiện tựnhiên đa dạng: 25 km bờ biển; 35 km đường

biên giáp nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng; cách thành phố Đồng Hới 7 km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 119.089 ha và dân số trên 90.000

người gồm 2 dân tộc là người Kinh và Vân Kiều cùng sinh sống.

Trong thời gian qua, huyện đã sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, coi trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao. Giải quyết tốt việc

làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên; sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân, mọi gia đình đầu tư

mở mang ngành nghề, liên kết tạo nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có

thanh niên nông thôn.

Trong năm 2017, đã giải quyết việc làm mới cho người lao động là 2.500

người, trong đó thanh niên là 1.000 người, thanh niên nông thôn là 675 người. Nguyên nhân đạt được những kết quảtrên, đó là do chính quyền địa phương huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã làm tốt một số nội dung sau:

- Định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn, giúp thanh

niên nông thôn có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc

làm đầy đủ, chính xác và kịp thời. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao

năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn.

- Đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộcơ sở từxã đến thôn, xóm theo những nội dung chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹnăng tổ chức thực hiện các chủtrương, đề án của cấp trên ởđịa bàn thôn, xã;

Đa sốđội ngũ cán bộcơ sở cấp xã trong huyện đã đạt tối thiểu trình độ trung học cơ

sởvà được đào tạo trình độsơ cấp về quản lý nhà nước. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Phát huy được sự nỗ lực của cá nhân thanh niên nông thôn trong học tập,

lao động và việc làm. Phần lớn thanh niên nông thôn trong huyện đã chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn có tay nghề, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp, học tập những gương thanh niên nông thôn điển hình vượt khó, vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.

- Huyện đoàn Quảng Ninh đã phối hợp Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh tổ chức 28 hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho gần

5.000 ĐVTN; tổ chức 18 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho

ĐVTN; tạo điều kiện thuân lợi để thanh niên tiếp cận và vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế lập thân, lập nghiệp. Hiện nay toàn huyện có 10 tổ vay vốn ủy thác với dư

nợ hơn 10 tỷ đồng, góp phần giúp cho ĐVTN mở mang dịch vụ ngành nghề, phát

triển sản xuất kinh doanh

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở

huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương có điều kiện tương đồng ở trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, như

sau:

Thứ nhất, Chính quyền, địa phương các cấp trong toàn huyện cần phải xác

định rõ chiến lược lâu dài về giải quyết việc làm; có hoạch định về tầm nhìn, bước

đi, lộ trình cụ thể giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn gắn với chiến lược phát triển KT-XH của địa phương.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đồng thời khuyến khích sự chủ động tự tạo việc làm cho bản thân thanh niên, đặc biệt thanh niên nông thôn, để

không thụđộng, trông chờ vào chính quyền các cấp.

Thứ ba, luôn chú trọng việc đào tạo nghềcho thanh niên, đồng thời phải phát

huy được sự nỗ lực của cá nhân thanh niên nông thôn trong học tập, lao động và việc làm; Định hướng cho thanh niên nhằm chủ động học tập, nâng cao trình độ,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

kiến thức chuyên môn có tay nghề, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp.

Thứ tư, phát huy vai trò của tất cảcác đoàn thể trong hệ thống chính trị phối hợp với các ban, phòng, ngành hỗ trợ, tìm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Đặc biệt là phát huy hiệu quả tổ chức Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh ở cơ sở; Cần chủđộng thực hiện các chương trình thanh niên, các đề

án thanh niên tham gia phát triển kinh tế; Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương mà có những giải pháp giải quyết việc

làm cho lao động cụ thể khác nhau

Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu

nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời sống.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, huyện Lệ Thủy cần tham khảo và vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kinh nghiệm của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng nhằm giải quyết tốt việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; Cụ thể: làm rõ khái niệm việc làm, phân loại việc làm; Làm rõ khái niệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; Phân tích nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó nêu rõ các nội dung

như Phát triển kinh tế, các ngành nghề mới; Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn; Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm thanh niên nông thôn; Vận dụng bài học thực tiễn rút ra từ kinh nghiệm của một sốđịa phương như: huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ

An; huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình... trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ởChương 3. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Chƣơng 2:

THC TRNG GII QUYT VIC LÀM CHO THANH

NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYN L THU, TNH QUNG BÌNH

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lệ Thủy ở vào khoảng 160055’ đến 170022’ vĩ độ Bắc và 1060025’ đến 1060029’ kinh Đông. Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) và có chung địa giới dày 75 km, phía tây giáp tỉnh Savannakhet của nước cộng hòa dân chủ nhân Lào và có đường biên

giới dài 42,8km, phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài hơn 30 km. Diện

tích tự nhiên của huyện là 1.410,6 km2 chiếm khoảng 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có tuyến đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh 1, nhánh 2) và

đường sắt chạy dọc chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam. Toàn huyện có 26 xã và 02 thị trấn; Trong đó 01 thị trấn được công nhận là đô thị loại IV và là trung tâm huyện lỵ trú ngự bên dòng sông Kiến Giang, cách đường Quốc lộ 1A gần 4km về phía đông.

2.1.1.2. Địa hình đất đai

Lệ Thủy là huyện được hình thành đủ các dạng địa hình, có vùng núi cao, vùng

đồi thấp trung du, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất,

đây là vùng trũng của dãy núi Trường Sơn và địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam, trung bình 60.

Địa hình được phân bổnhư sau:

Vùng núi cao:

Diện tích vùng núi rộng (chỉ tính riêng núi đá không có cây rừng đã hơn 1.242

ha), tập trung từphía tây đường Hồ Chí Minh đến biên giới Việt – Lào. Đây là một TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

phần của dãy núi Trường Sơn có nhiều khối đá vôi, hẻm vực sâu, trên mặt ít gặp dòng chảy, có các thung lũng rộng khoảng 250.350 ha, nằm kẹp giữa dãy đồi Tây

Nam xã Sơn Thủy và các đồi núi phía Đông hồ nước Cẩm Ly, độ cao trung bình

600 - 700m, độ dốc từ 200 - 250.

Vùng đồi thấp trung du (vùng gò đồi):

Kế tiếp vùng núi cao là vùng đồi thấp trung du, bao gồm các dãy đồi thấp dọc

đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông). Những quả đồi này thường có dạng “bát úp”,

thoải lượn sóng, nhiều cây bụi, độ cao từ 20 - 30m , độ dốc từ 180 – 200, một sốđồi

là đất đỏ bazan. Diện tích đất vùng này chiếm khoảng trên dưới 50% diện tích đất tự

nhiên.

Vùng đồng bằng:

Dọc theo hai bờ sông Kiến Giang về phía hạ lưu là vùng đồng bằng, vùng này

địa hình thấp, bằng phẳng, nằm giữa vùng gò đồi phía tây và vùng cát ven biển, diện tích trên 250.000ha. Ngoài sông chính Kiến Giang, còn có các sông nhánh như

An Mã, Rào Ngò, MỹĐức, Phú Kỳ, Thạch Bàn,...Hệ thống sông rạch trên đảm bảo

tưới tiêu. Độ cao so với mực nước biển từ 2 - 3 m, ảnh hưởng của thủy triều, có nơi

bị ngập sâu và nhiễm phèn, mặn. Vùng cát ven biển:

Vùng này toàn là những cồn cát, đụn cát, dãy cát lượn sóng chắn biển, cao 7- 10m , cát khô, rời rạc và có thểdi động theo gió; diện tích khoảng 25 - 28% so với diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhờ xuất hiện các đụn cát nên đã hình thành vùng nước ngọt ven biển ở Bàu Sen, Bàu Dum ở xã Sen Thủy.

2.1.1.3. Thời tiết khí hậu và thủy văn

Huyện Lệ Thủy cũng là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ

rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm là 24,60C. Lượng mưa trung

bình hằng năm xấp xỉ 2.000 mm, mưa tập trung vào tháng 9,10,11 và do vậy lũ lụt

thường xuyên xảy ra trên diện rộng. Mùa khô thì nắng gắt và gió Tây Nam, lượng

nước bay hơi 200 mm/tháng.

Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Nhóm đất cát chiếm chiếm khoảng 10,18% diện tích đất tự nhiên, thích hợp trồng lúa nơi có đủnước, khoai lang, ngô, ớt, tỏi, dưa hấu, dừa,...

Nhóm đất nhiễm mặn chiếm khoảng 1,16% diện tích đất tự nhiên, nằm ở phía vùng Hạc Hải.

Nhóm đất phù sa chiếm 10,8% diện tích đất tự nhiên, phù hợp vói trồng cây

lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu,...

Nhóm đất đỏ vàng chiếm 61,62% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp theo hướng nông - lâm kết hợp.

Nhóm đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng mía, lạc, lúa, khoai, sắn,...

Nhóm đất mùn vàng trên núi cao, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, đất này

có độ dốc lớn nên không thểđưa vào sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây lâm nghiệp.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước của huyện Lệ Thủy khá phong phú, hệ thống sông, ngòi, ao, hồ,

đầm, phá phân bổ khá đều đặn trên địa bàn, tổng diện tích 1.497 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên. Hệ thống sông rạch có thểđảm bảo tưới tiêu cho 13.000 ha; ngoài ra còn có 24 hồ chứa nước nhân tạo dung tích 235 triệu m3, đầm phá tự nhiên 7,8km2 và nguồn nước cát vùng Quốc lộ 1A có thểtưới 550 - 600ha.

* Tài nguyên rừng

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích rừng toàn huyện là 104.599,6 ha,

trong đó rừng sản xuất là 68.035,58 ha chiếm 65,04%, rừng phòng hộ là 36.563,58 ha chiếm 34,96%. Rừng trồng tập trung có 665 ha, rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN lệ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 36)