Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

- Tác giả: Nguyễn Anh Hoàng.

- Đơn vị công tác: Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động & Bảo vệ Môi trường miền Trung.

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động các cơ sở sản xuất kết cấu thép khu vực Miền Trung”, đối tượng là hai cơ sở sản xuất kết cấu thép ở miền Trung, trong đó có một cơ sở tại tỉnh Bình Định và một cơ sở tại Đà Nẵng.

Máy, thiết bị được sử dụng tại hai cơ sở này bao gồm:

-Máy cuốn thép: cơ sở sử dụng trong việc cuốn tấm thép phẳng thành dạng hình tròn hoặc tạo hình cho tấm thép.

-Máy cắt plasma: cơ sở sử dụng để cắt một hoặc nhiều chi tiết yêu cầu từ tấm thép theo cơ sở hồ sơ thiết kế.

-Máy hàn: cơ sở chủ yếu sử dụng máy hàn hồ quang điện trong môi trường khí bảo vệ (hàn Mig/Mag) và máy hàn hồ quang điện bình thường, tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép máy hàn chiếm tỷ lệ lớn trong số các máy được sử dụng.

-Máy chấn thép tấm: cơ cấu thuỷ lực đang được sử dụng phần lớn để cắt các tấm thép lớn;

-Cháy nổ: nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở là các dung môi sơn dễ cháy và các chai chứa khí được sử dụng trong hàn cắt kim loại,..

-Văng bắn: xỉ hàn văng bắn trong quá trình hàn hồ qua, mảnh kim loại trong quá trình gia công, dụng cụ, chi tiết văng bắn trong quá trình lắp ráp, sửa chữa…

-Rơi đổ phụ kiện: do vị trí sắp xếp không đảm bảo điều kiện an toàn hoặc vật rơi trong quá trình sử dụng các thiết bị nâng để di chuyển các phụ kiện.

-Nhiệt độ cao: bề mặt vật liệu là nơi có nhiệt độ cao mà NLĐ có thể tiếp xúc trực tiếp hay thành phẩm sau quá trình hàn cắt kim loại, xỉ hàn văng bắn vào người lao động có thể gây bỏng.

-Kẹp, cuốn, cán, kéo: phổ biến nhất là các bộ phận chuyển động, truyền động như băng tải, cơ cấu chuyền động của máy dẫn đến cuốn, ép cơ thể NLĐ;

-Điện: dòng điện rò ra vỏ thiết bị do dây điện bị hở hoặc trong quá trình vận hành bộ phận cách điện của thiết bị điện bị va đập; cháy nổ do chập điện hoặc do thiết bị điện quá tải.

-Tiếng ồn: có thể khiến người lao động mệt mỏi, mất tập trung trong quá trình làm việc, tiếng ồn thường phát sinh do sự va đập, mài, cắt trong quá trình sản xuất.

-Bức xạ: nguyên nhân chủ yếu là do hồ quang phát sinh trong quá trình hàn, các bức xạ này có thể gây tổn thương cho mắt dẫn đến viêm giác mạc hoặc đục thủy tinh thể.

-Vi khí hậu không đảm bảo: môi trường làm việc của nhân viên trong các cơ sở sản xuất thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phát sinh từ quá trình hàn cắt hoặc máy thiết bị vận hành khiến người lao động nhanh mất sức dẫn đến;

Công việc chủ yếu của NLĐ tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép là hàn cắt kim loại nên trong quá trình làm việc đồng thời NLĐ có thể chịu tác động của nhiều yếu tố nguy hiểm có hại.

Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại trên nhóm nghiên cứu đã đề suất cơ sở cần triển khai thực hiện ngay một số biện pháp:

-Tổ chức thông gió khu vực nhà xưởng: cần bố trí các quạt hút hai bên tường nhà xưởng để hút hơi nóng bên trong nhà xưởng; bố trí, sắp xếp các chi tiết, sản phẩm tại khu vực lắp ráp và hàn để tạo thông thoáng và không khoảng trống tại các ô cửa sổ; tăng cường quạt thông gió bên trong nhà xưởng.

-Tại khu vực hàn, cần lắp đặt hệ thống hút khói hàn (ống hút di động) và sử dụng các màn nhựa ngăn tia lửa hàn ảnh hưởng đến các khu vực khác cũng như phòng chống cháy nổ do tia lửa hàn văng bắn.

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: người lao động chỉ tập trung sản xuất để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc nên chưa tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn do vậy cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của người lao động ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

-An toàn điện: cơ sở cần sửa chữa, thay thế các tủ điện bị hư hỏng (không có cửa, đèn báo, bản chỉ dẫn); cần bố trí thảm cách điện tại các tủ điện để đảm bảo an toàn cho người lao động khi thao tác; kiểm tra bọc cách điện chắc chắn các mối nối; tiến hành nối đất cho các máy hàn điện.

-Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng.

-Đơn vị công tác: Viện KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động.

-Đề tài nghiên cứu: áp dụng ma trận đánh giá rủi ro tiếp xúc với hoá chất để xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc da vừa và nhỏ. Về bản chất, phương pháp này không chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuộc da, có thể áp dụng cho các công đoạn sản xuất có sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, chúng ta có thể thấy các cơ sở sử dụng máy, thiết bị gia công cơ khí trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có những rủi ro có thể dẫn đến TNLĐ cho người lao động. Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại được nhận diện trong quá trình nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xem xét biện pháp giảm thiểu mức độ rủi ro có thể dẫn đến TNLĐ và mục đích cuối cùng nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại vị trí thực hiện công việc.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 28 - 32)