Thực trạng công tác kĩ thuật an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 42 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thực trạng công tác kĩ thuật an toàn

2.2.3.1. Kỹ thuật an toàn điện

Công ty Honda Việt Nam nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng là một cơ sở sản xuất thiết bị cơ khí có sử dụng rất nhiều máy thiết bị khác nhau, do đó lượng điện tiêu thụ đi kèm cũng rất lớn. Lượng điện năng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy được cung cấp từ đường dây riêng

biệt có công suất 35.000kW. Để giảm thiểu rủi ro cho nhân viên trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, tại phân xưởng hàn dập đã được áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả hệ thống điện, con người, thiết bị nhà xưởng như:

-Toàn bộ các hệ thống điện đều được nối đất, nối không, cách điện của các máy thiết bị đảm bảo ≥ 2 MΩ.

-Sáu tháng một lần phân xưởng tiến hành dừng toàn bộ các thiết bị điện để bảo dưỡng làm vệ sinh phía bên trong tủ điện cùng các thiết bị đóng cắt.

-Thợ điện được bố trí trực 24/7 tại phân xưởng để theo dõi thiết bị và xử lý các sự cố phát sinh.

-Các thiết bị an toàn như aptomat, cầu chì, rơle... được kiểm tra định kỳ 1 ngày/1 lần bảo đảm hoạt động khi có sự cố xảy ra.

-Xung quanh thiết bị điện luôn đảm bảo sạch, khô ráo, cách ly với các chất dễ cháy, dễ nổ ≥ 5m, lắp đặt rào chắn cứng quanh tủ điện & tủ luôn được khoá bởi người có chuyên môn về điện.

Nhân viên vận hành các thiết bị điện đều đã được đào tạo và huấn luyện chuyên môn, cấp chứng chỉ. Khi tiếp xúc và sửa chữa điện, nhân viên đều được trang bị đầy đủ PTBVCN như dây đeo an toàn, giầy, găng tay cách điện,...

2.2.3.2. Kĩ thuật an toàn cơ khí

Đa số các máy móc được lắp đặt có cơ cấu điều khiển bởi người lao động thông qua bảng điều khiển của từng máy thiết bị. Các thiết bị cầm tay chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng mối nguy phát sinh khi sử dụng lại rất lớn, có nguy cơ TNLĐ cao cho NLĐ.

Bảng 2.5: Bảng thống kê máy, thiết bị cơ khí Stt Tên máy, thiết bị Nơi SX

Số lượng

Toàn công ty Phân xưởng hàn dập

1 Máy hàn robot Đài Loan 32 32

2 Máy hàn laser Đài Loan 4 4

3 Máy hàn tig Đài Loan 41 28

4 Máy dập Đài Loan 2 2

5 Máy cắt CNC Đài Loan 4 2

6 Máy cắt cầm tay Việt Nam 27 12

7 Máy tiện Nhật Bản 11 0

8 Máy đúc Nhật Bản 21 0

9 Máy khoan Nhật Bản 67 18

10 Máy ép thuỷ lực Nhật Bản 31 4

11 Băng chuyền, băng

tải Trung Quốc 64 16

12 Súng khí nén Trung Quốc 375 22

Nguồn: Hồ sơ máy thiết bị của công ty

Hình 2.1: Máy dập 600 tấn

Các yếu tố sản xuất nguy hiểm có thể tác động lên người lao động xuất hiện chủ yếu ở khu vực đưa linh kiện vào máy… Do đó, cán bộ an toàn đã đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng các máy móc, thiết bị nhằm cách ly người lao động khỏi vùng nguy hiểm, cụ thể là:

-Lắp đặt các cơ cấu che chắn chiều vật văng bắn dành cho cho các máy móc thiết bị có nguy cơ vật văng bắn có thể tai nạn hoặc chấn thương cho NLĐ trong quá trình vận hành.

-Tại mỗi vị trí máy đặt các bảng tiêu chuẩn công việc hướng dẫn người công nhân vận hành máy móc.

-Trang bị đầy đủ PTBVCN cho NLĐ khi vận hành máy thiết bị, trong trường hợp phát hiện có nguy cơ máy thiết bị gặp sự cố hoặc gây tai nạn hoặc chấn thương cho người lao động thì ngay lập tức dừng hoạt động thiết bị để kiểm tra và sửa chữa.

-Sau khi máy, thiết bị được sửa chưa, khắc phục thì trước khi bàn giao NLĐ vận hành trở lại cần kiểm tra, chạy thử, khi thấy đã đảm bảo điều kiện an toàn mới được đưa vào để sản xuất trở lại.

-Phân xưởng đã tiến hành vệ sinh bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo yêu cầu của nhà sản xuất, ngoài ra còn tiến hành kiểm tra định kỳ trước và sau ca làm việc.

2.2.3.3. Kĩ thuật an toàn đối với thiết bị nâng vận chuyển

Công ty sử dụng nhiều thiết bị nâng hạ khác nhau tại tất cả các Phòng/xưởng và được thể hiện trong bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Bảng thống kê thiết bị nâng, vận chuyển Stt Tên máy, thiết bị Nơi SX

Số lượng

Toàn công ty Phân xưởng hàn dập

1 Xe nâng điện Nhật Bản 8 2

2 Xe nâng người Nhật Bản 1 0

3 Cổng trục Nhật Bản 4 1

4 Cẩu trục Đài Loan 12 2

5 Cầu nâng, bàn nâng Đài Loan 22 4

6 Pa lăng điện Việt Nam 14 1

7 Pa lăng kéo tay Việt Nam 9 0

Nguồn: Hồ sơ máy thiết bị của công ty

Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển

Người vận hành thiết bị nâng là người đã qua đào tạo, có giấy chứng nhận và hàng năm được huấn luyện định kỳ 1 năm/lần, đặc biệt với người vận hành xe nâng Phòng An toàn mời đơn vị thứ ba tổ chức lớp nghề xe nâng để đào tạo trước khi nhân viên phân công vào vị trí. Các thiết bị nâng hạ của Công ty và phân xưởng hàn dập đều được kiểm định an toàn và được kiểm tra định kỳ các tính năng an toàn trước ca làm việc. Đồng thời các thiết bị này cũng được kiểm tra các biện pháp an toàn lao động như sau:

-Thiết bị nâng hạ phải đầy đủ linh phụ kiện, có đủ thiết bị cơ cấu an toàn cần thiết, tên người có chứng chỉ đủ điều kiện vận hành được dán tại vị trí thực hiện công việc.

-Thiết bị được kiểm tra tình trạng vận hành, các cơ cấu an toàn, các bộ phận cơ cấu chi tiết 1 ngày/lần, nếu hỏng hoặc thiếu thì phân xưởng đã cử người kịp thời sửa chữa, thay thế trước khi đưa vào sử dụng trở lại.

-Định kỳ hàng tháng, các thiết bị nâng vận chuyển đều được kiểm tra độ mòn móc treo tải và điều kiện làm việc của cáp tải, nếu có nguy cơ đứt thì phải thay thế ngay.

-Phân xưởng đã cử nhân viên tham gia các lớp huấn luyện ATVSLĐ của công ty tổ chức cho nhân viên vận hành theo đúng quy định, người thực hiện công việc vận hành phải có chứng chỉ đào tạo nghề, hồ sơ kỹ thuật của máy được các cấp quản lý lưu theo đúng quy định.

2.2.3.4. Kĩ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực

Nhà máy hoạt động cũng dùng một phần nước rất lớn đó là nước cung cấp cho 05 nồi hơi công suất hơi 20 tấn hơi/giờ cung cấp nước tạo chân không cho các máy thiết bị, nước dùng làm mát các bơm, máy ép và nước dùng cho sinh hoạt… Ngoài ra phân xưởng hàn dập có sử dụng thêm 1 trạm khí argon và 1 trạm khí CO2 với công xuất mỗi trạm là 15m3 để cung cấp nguyên liệu vận hành các công đoạn sản xuất.

Hình 2.3: Trạm khí Argon và trạm khí CO2

Nguồn: Yenviengas

Thấy rõ được các rủi ro có thể phát sinh và các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc vận hành và bảo quản trạm khí công suất lớn, phân xưởng đã xây dựng khu vực riêng ngoài nhà xưởng để đặt trạm. Hàng năm, nhân viên vận hành được tham dự các lớp huấn luyện, đào tạo bảng tiêu chuẩn công việc, đào tạo an toàn và kiểm tra sát hạch kiến thức. Cán bộ an toàn khối sản xuất kết hợp cùng cán bộ an toàn xưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ cấu an toàn để kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn cho nhân viên khi sử dụng. Người lao động trực tiếp vận hành, kiểm tra thiết bị phải được đào tạo về chuyên môn và có chứng nhận, giấy phép vận hành.

2.2.3.5. Kĩ thuật an toàn hoá chất

Trong toàn bộ quy trình sản xuất, hóa chất được sử dụng ở tất cả các công đoạn như gia công chi tiết, lắp ráp thành phẩm như:

-Công đoạn gia công chi tiết, hóa chất thường được sử dụng là dầu làm mát, hoá chất xử lý bề mặt, dầu chống rỉ bình xăng…

-Công đoạn lắp ráp, hoá chất được sử dụng là các dầu bôi trơn, làm mát, khí Argon, khí CO2, dầu chống bám sỉ hàn…

Trong việc sử dụng, bảo quản các hóa chất, phân xưởng luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng, nguyên tắc bảo quản. Sau mỗi quá trình sản xuất, nhân viên đều vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, cất giữ hoá chất theo đúng quy định, toàn bộ nhân viên làm việc trực tiếp với hoá chất đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo BHLĐ, găng tay, khẩu trang, ủng và được đào tạo an toàn định kỳ 1 năm/1 lần. Các kho hoá chất đặt ngoài khu vực nhà xưởng, đảm bảo an toàn cháy nổ cũng như thuận tiện cho công tác ứng phó sự cố hoá chất.

2.2.3.6. Công tác Phòng cháy chữa cháy

Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Trong quá trình sản xuất nhà máy sử dụng rất nhiều nguyên liệu, kho thành phẩm, khí bụi dễ cháy nổ, đặc biệt tại phân xưởng hàn dập là nơi sử dụng các máy phát sinh tia lửa trong toàn bộ quá trình thực hiện công việc. Do vậy mà công tác PCCC được các cấp quản lý tại đây đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Cụ thể hệ thống báo cháy được bố trí quy mô 50m/1 nút báo cháy dải đều và được gắn trên tường ở những vị trí thuận tiện, đường đi lại, vừa với tầm với và dễ quan sát trong khu xưởng. Khi có hỏa hoạn xảy ra bấm bất kì một nút nào đó thì hệ thống sẽ kích hoạt, còi báo cháy phát tiếng kêu, phòng quản lý trung tâm phát loa thông tin báo cháy, tất cả nhân viên sẽ thoát ra ngoài bằng các cửa thoát hiểm được bố trí xung quanh nhà xưởng theo lối kẻ mũi tên trên nền nhà. Tại phân xưởng đã trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ chữa cháy cơ bản bao gồm: 35 bình cứu hỏa, hệ thống chữa cháy tự động (CO2, nước,…) và đầy đủ các phương tiện chữa cháy, ngăn cháy lan (cát chữa cháy,…).

Hàng năm công ty kết hợp với công an PCCC tỉnh lập phương án thực tập PCCC. Tổ chức các lớp tập huấn cho toàn cán bộ nhân viên về cách sử dụng phương tiện PCCC, diễn tập thoát nạn theo các tình huống giả định ít nhất 1 năm/1 lần.

Với những công tác tổ chức chặt chẽ, trong những năm gần đây công ty nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng không có sự cố cháy nổ nào xảy ra, đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất cũng như toàn bộ công nhân viên.

Nhận xét:

Tất cả các công tác kỹ thuật an toàn tại phân xưởng hàn dập đều tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước, tất cả các máy thiết bị đều được kiểm tra định kỳ 1 ngày/1 lần vào đầu ca làm việc, hồ sơ kỹ thuật máy rõ ràng, các thiết bị có hệ thống khống chế quá tải, sensor phát hiện người vi phạm vào vùng hoạt động của máy để bảo vệ cho người lao động, các thiết bị điện đều được tiếp địa để phòng ngừa sự cố rò rỉ điện. Các thiết bị nâng đều được bảo trì định kỳ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong

khi sử dụng. Định kì hàng tháng có kỹ thuật viên kiểm tra độ ổn định của các thiết bị.

Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về Công tác kỹ thuật an toàn tại phân xưởng hàn dập Đơn vị: % Stt Nội dung Đánh giá Có và tốt Có nhưng chưa tốt Không

1 Kỹ thuật an toàn điện 95 5 0

2 Kỹ thuật an toàn cơ khí 65 25 10

3 Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng,

vận chuyển 90 7 3

4 Kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực 90 10 0

5 Kỹ thuật an toàn hoá chất 75 20 5

6 Công tác Phòng cháy chữa cháy 85 15 0

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Theo kết quả kiểm tra bằng bảng khảo sát về công tác kỹ thuật an toàn & kết hợp với hiện trạng của phân xưởng cho thấy việc thực hiện các quy định, biện pháp, tiêu chuẩn làm việc an toàn đã được thực hiện, tuy nhiên tại một số vị trí, quá trình thực hiện các biện pháp, tiêu chuẩn làm việc an toàn còn chưa thực hiện tốt, triệt để có thể dẫn đến rủi ro. Điều này nếu xảy ra sẽ dẫn đến những tai nạn, sự cố liên quan dẫn đến dừng sản xuất. Đặc biệt đối với các công việc cơ khí kết quả khảo sát thể hiện việc kiểm soát rủi ro chưa được tốt, tại hiện trường cũng đã chỉ ra như một số máy vẫn thiếu các bộ phận chống văng bắn dành cho người lao động khi vận hành, vị trí nhân viên làm việc có các thiết bị sắc nhọn chưa có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)