5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy
Hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ tại nhà máy gồm có các bộ phận sau: Lắp ráp khung xe Dập khuôn Hàn Lắp ráp chi tiết Lắp ráp động cơ Đúc Mài Đánh bóng Sơn Kiểm tra chất lượng Xe thành phẩm
Sơ đồ 2.3. Bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty
Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty Honda Việt Nam
Tổng giám đốc: Là người chỉ đạo trực tiếp trong Công ty, cũng là người chỉ đạo trực tiếp công tác ATVSLĐ.
Hội đồng ATVSLĐ: gồm có 9 người trong đó có:
Đại diện người sử dụng lao động, phó tổng giám đốc khối hỗ trợ sản xuất làm chủ tịch Hội đồng.
Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn của Công ty làm phó chủ tịch Hội đồng.
Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Phụ trách an toàn khối nhà máy xe máy và Phụ trách an toàn khối nhà máy ô tô.
Người làm công tác y tế là người phụ trách y tế toàn công ty.
Các thành viên khác của Hội đồng là đại diện các khối quản lý trong Công ty.
Với số lượng lao động là 9.356 người, công ty đã thành lập được Hội đồng ATVSLĐ đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. (Theo khoản 2 – Điều 38
Tổng giám đốc Hội đồng ATVSLĐ Phòng An toàn Phụ trách an toàn khối hành chính Phụ trách an toàn khối nhà máy xe máy Phụ trách an toàn khối nhà máy ô tô
Công đoàn
Mạng lưới ATVSV
Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ).
Hội đồng ATVSLĐ định kỳ 6 tháng họp một lần để tham gia tư vấn cho ban giám đốc và phối hợp các hoạt động trong công việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, ngăn ngừa TNLĐ và BNN cho nhân viên. Đồng thời định kỳ kiểm tra về ATVSLĐ tại các Phòng/Xưởng trực tiếp sản xuất 1 tuần/lần để tìm ra các điểm chưa phù hợp, có thể gây ra TNLĐ, BNN hay khác sự cố liên quan, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo công tác ATVSLĐ do đây là những khu vực dễ xảy ra các sự cố và có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Các Phòng/Xưởng quản lý theo dõi việc kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thuộc phụ trách của mình, định kỳ khi có phát sinh thông báo Phòng An toàn tiến hành khai báo cho Sở Lao động Thương binh & Xã hội.
Phụ trách an toàn khối và cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ:
Công ty thành lập Phòng an toàn có 15 cán bộ an toàn vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách đã đáp ứng được yêu cầu của pháp luật (Theo khoản 2 – Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ), ngoài ra có 3 phụ trách an toàn khối làm việc tại 3 khối chính của công ty bao gồm: Khối hành chính, Khối nhà máy xe máy, Khối nhà máy ô tô; mỗi phân Xưởng thuộc từng khối có 1 phụ trách an toàn xưởng theo chế độ chuyên trách. Tất cả các cán bộ an toàn của công ty đều được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức ít nhất 1 năm/1 lần.
Cán bộ chuyên trách của Phòng an toàn hàng năm lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động trình Hội đồng ATVSLĐ và tổng giám đốc phê duyệt, trong kế hoạch bao gồm kế hoạch cấp phát bảo hộ lao động, phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động cho NLĐ, kế hoạch đánh giá rủi ro, Phòng cháy chữa cháy. Cán bộ chuyên trách ATVSLĐ phối hợp với Phụ trách an toàn khối tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế
quản lý công tác ATVSLĐ của từng nhà máy. Ngoài ra, Cán bộ chuyên trách phối hợp với các tổ chức lao động, Phòng/Xưởng tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, cán bộ trong công ty. Hàng năm tổ chức huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và lên phương án cứu chữa kịp thời khi có cháy nổ xảy ra cũng như thực tập phương án định kỳ 1 năm/1 lần. Là người dự thảo trình Tổng giám đốc ký các báo cáo về bảo hộ lao động, thực hiện các báo cáo định kỳ gửi lên cấp trên, Phòng An toàn cử cán bộ chuyên trách phối hợp cùng bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động. Các Phụ trách an toàn khối chỉ đạo các Phòng/Xưởng từng khối thực hiện kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động trong công ty và đề xuất giải pháp khắc phục các tồn tại trong dây chuyền công nghệ nhằm giảm thiểu các yếu tố có hại trong môi trường lao động. Cán bộ chuyên trách ATVSLĐ tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Bộ phận y tế trực thuộc Phòng An toàn
Công ty có 9.356 người lao động nên đã thành lập 3 trạm y tế: 2 trạm tại nhà máy xe máy và 1 trạm tại nhà máy ô tô. Mỗi trạm có 1 nhân viên y tế có trình độ trung cấp chuyên ngành y đáp ứng yêu cầu của pháp luật (Theo khoản 2 – Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ). Ngoài ra, Công ty ký hợp đồng với bệnh viện tỉnh cử 3 bác sỹ làm việc tại 3 trạm trong giờ hành chính, 3-5 điều dưỡng viên làm việc theo ca với thời gian 24/24h trong tất cả các ngày.
Bộ phận y tế định kỳ 1 năm/lần tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho NLĐ, chuẩn bị thuốc men đầy đủ về chủng loại và số lượng; tổ chức khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
cho NLĐ. Bộ phận y tế có trách nhiệm kiểm tra chấp hành các điều lệ vệ sinh phòng dịch, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi có tai nạn lao động xảy ra, Bộ phận y tế tham gia xử lý, cấp cứu người bị nạn, điều tra tai nạn lao động.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Công ty đã thành lập mạng lưới ATVSV theo quy định tại khoản 1 – Điều 74 luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 gồm 342 người được biên chế theo các ca làm việc. ATVSV là những nhân viên trực tiếp sản xuất (kiêm nhiệm làm an toàn vệ sinh viên và được bố trí 1 ATVSV/1 ca/1 tổ sản xuất).
Các ATVSV trong công ty đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát; hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn, bảng tiêu chuẩn công việc đối với nhân viên mới tuyển dụng hoặc người mới được điều chuyển đến làm việc. Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng mất an toàn, vệ sinh của máy móc thiết bị tại nơi làm việc. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý công tác ATVSLĐ trong công ty, các ATVSV phối hợp với Phòng An toàn để xây dựng nên kế hoạch về ATVSLĐ của năm tiếp theo.