Diễn giải hệ số tương quan ( r ): ( Fraenkel & Wallen, 2006 ): từ + 0.75 đến + 1.0 có mối quan hệ rất chặt chẽ
từ + 0.50 đến + 0.75 có mối quan hệ chặt chẽ vừa phải từ + 0.25 đến + 0.50 có mối quan hệ yếu
từ + 0.00 đến + 0.25 có mối quan hệ kém chặt chẽ
Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến
40
tính chặt chẽ. ( giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ ). Do đó hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng để biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính. ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005 ).
Hệ số tương quan Pearson là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trong khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ.
Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc tạo động lực của người lao động.
Hầu hết theo các nhà nghiên cứu, kích cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 ( Fraenkel & Wallen, 2006 ).
Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập từ 250 trường hợp vì vậy điều kiện ràng buộc về phân phối chuẩn của dữ liệu có thể bỏ qua khi thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê cho hệ số tương quan r.
Để kiểm định giả thuyết theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa động lực làm việc chung và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài sử dụng phép kiểm định t của Student ( T- Test ) kết hợp với đồ thị phân tán ( Scatterplots ) tìm ra ý nghĩa thống kê khi phản ánh mối quan hệ thật sự trong tổng thể nghiên cứu.
- Phân tích phương sai ANOVA
Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố ( One-Way ANOVA ) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là các yếu tố động lực làm việc và các biến độc lập thuộc đặc tính từng cá nhân như: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, thời gian công tác, vị trí công tác, đơn vị công tác và thu nhập của người lao động.
41
Trước khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levene được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Significance là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm.
Tiêu chuẩn Fishier F trong phép phân tích phương sai ANOVA với mốc để so sánh các xác suất ý nghĩa Sig. là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết.
- Phân tích hồi quy tuyến tính
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố tạo động lực làm việc đến động lực làm việc chung của người lao động. Biến phụ thuộc là các yếu tố “động lực làm việc” và biến độc lập là các yếu tố tạo động lực làm việc được rút ra từ quá trình phân tích EFA và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Mô hình dự đoán có thể là:
Yi = β0 + β1 X1i +β2 X2i +β3 X3i + … βk Xki + εi Trong đó: Yi = biến phụ thuộc ( các yếu tố động lực làm việc )
Xk = các biến độc lập ( các yếu tố tác động đến việc tạo động lực làm việc ) β0 = hằng số
βk = các hệ số hồi quy ( i > 0 )
εi = thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu
Biến phụ thuộc là các yếu tố động lực làm việc và biến độc lập là các yếu tố tạo động lực làm việc được rút ra từ quá trình phân tích nhân tố EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên động lực làm việc của CBCC. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp Enter,
42
trong đó biến phụ thuộc là yếu tố động lực làm việc, biến độc lập là các biến được xác định sau khi phân tích nhân tố khám phá.
Trong phương pháp này, hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, dò tìm sự vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư ( dùng Histogram và P-P plot ), tính độc lập của phần dư ( dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson ), hiện tượng đa cộng tuyến ( tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF ).
Tóm tắt chương 3
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng để khám phá, điều chỉnh các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, tác giả trình bày một số nội dung như thiết kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này.
Giới thiệu về Chi cục Thuế TP. Nha Trang. Tháng 10 năm 1990, cơ quan thuế tách khỏi ngành tài chính địa phương, thành lập Hệ thống thu Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý thống nhất trong cả nước công tác thu thuế và các khoản thu khác ngân sách Nhà nước, theo chương trình cải cách Hệ thống Thuế Việt Nam. Chi cục Thuế thành phố Nha Trang được thành lập từ ngày 01/10/1990 theo Quyết định số 315TC/QĐ-TCCB của Bộ
43
Tài chính, 25 năm qua cùng với ngành thuế trải qua những bước thăng trầm, những biến động của kinh tế - xã hội, những khó khăn, thách thức trên con đường thực hiện công cuộc cải cách, với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị với tinh thần sáng tạo, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm, từng bước góp phần hoàn thiện Hệ thống thuế Nhà nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhiều thế hệ cán bộ, công chức và người lao động qua các thời kỳ. Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (01/10/1990 - 01/10/2015), “ Chi cục Thuế thành phố Nha Trang 25 năm xây dựng và trưởng thành ” để nhìn lại và ghi nhận chặng đường phấn đấu bền bỉ kiên trung của tập thể Lãnh đạo cùng toàn thể CBCC của đơn vị trong từng giai đoạn, từng thời kỳ đã vượt bao khó khăn vất vả cùng đoàn kết phấn đấu xây dựng đơn vị. Tháng 03/2018: Chi cục Thuế TP.Nha Trang tiếp tục sắp xếp lại bộ máy theo mô hình quản lý theo chức năng để thực hiện Luật Quản lý Thuế. Tổ chức bộ máy bao gồm: Tổng số công chức 190 (Ban lãnh đạo có 01 Trưởng chi cục và 03
Phó Trưởng Chi cục ). Và bộ máy của Chi cục Thuế Nha Trang đến thời điểm hiện tại: Ban lãnh đạo gồm: 01 Chi cục trưởng; 03 Phó Chi cục trưởng. Chi cục Thuế thành phố Nha Trang biên chế hiện có 176 công chức và 10 HĐLĐ theo Nghị định 68; Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 17 đội thuế, trong đó 11 đội thuế chức năng và 6 đội thuế liên xã, phường; quản lý thu NSNN trên phạm vi toàn thành phố.
44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả thu được từ nghiên cứu này từ công cụ phân tích thống kê một cách chi tiết bao gồm: Phần đầu tiên trình bày thống kê mô tả về các đặc điểm nhân khẩu học của cán bộ công chức đang công tác tại Chi cục Thuế TP. Nha Trang bằng cách phân tích tầng suất (Frequency), đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định EFA,và phân tích hồi quy đa biến, tìm ra những mối quan hệ giữa các biến được cung cấp.
4.1. Thống kê mô tả mẫu 4.1.1. Mô tả đặc điểm mẫu 4.1.1. Mô tả đặc điểm mẫu
Trong nghiên cứu này dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi và qua email cơ quan. Tổng số đối tượng khảo sát được gửi bảng hỏi là 170 người. Kết quả phản hồi thu về sau khảo sát là 158 mẫu, sau khi loại những bảng hỏi trả lời thiếu quá nhiều thông tin, không trung thực và sai sót, kết quả còn lại 151 bảng đạt tỷ lệ 88.8% đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích.
Phân tích nhân khẩu học bao gồm câu hỏi thông tin dùng để xác định giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, và thâm niên của cán bộ công chức Chi cục Thuế TP. Nha Trang. Mục đích của những câu hỏi này là để cung cấp một cái nhìn tổng thể và hình ảnh chung của người trả lời trong nghiên cứu này. Hơn nữa, dựa trên phân tích nhân khẩu học, sự khác biệt ý kiến giữa các phân nhóm được so sánh. Bảng4.1 tóm tắt các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu này.
Về giới tính:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng cán bộ công chức nam giới là 79 người ( chiếm 52.3% ), nữ giới là 72 người tương đương với tỷ lệ 47.7%. Từ đó cho thấy có sự chênh lệch không đáng kể giữa số lượng cán bộ công chức
45
nam và nữ tham gia vào cuộc khảo sát này. Trong đó tỷ lệ nam trong lực lượng lao động của Chi cục Thuế TP. Nha Trang nhiều hơn nữ, tỷ lệ này cũng đúng với thực tế tại Chi cục Thuế TP. Nha Trang vì đi đặc thù của công việc nhiều áp lực và với cường độ làm việc cao.
Bảng 4. 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc Điểm Mẫu nghiên Cứu
Số Lượng Tỷ Lệ % Giới Tính Nam 79 52.3 Nữ 72 47.7 Tổng 151 100.0 Tuổi Dưới 30 49 32.5 Từ 30 - 44 70 46.4 Từ 45 - 60 32 21.1 Tổng 151 100.0 Học vấn Trung cấp/ Cao Đẳng 15 9.9 Cử nhân 120 74.5 Thạc sĩ 16 10.6 Tổng 151 100.0 Thâm niên Dưới 5 năm 31 20.6 Từ 5 - 10 năm 48 31.8 Từ 11 - 15 năm 39 25.8 Trên 15 năm 33 21.8 Tổng 151 100.0
46
Về Độ tuổi:
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 151 cán bộ công chức Chi cục Thuế TP. Nha Trang tham gia vào cuộc khảo sát, có 49 cán bộ công chức có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 32.5%, có 70 cán bộ công chức nằm trong độ tuổi từ 30 – 44 chiếm tỷ lệ 46.4%, có 32 cán bộ công chức nằm trong độ tuổi từ 45 – 60 chiếm tỷ lệ 21.1%, Như vậy số cán bộ công chức có độ tuổi từ dưới 30 – 44 chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cuộc khảo sát này và nhìn chung lực lượng lao động tại Chi cục Thuế TP. Nha Trang khá trẻ với độ tuổi dưới 45 chiểm tỷ lệ tới khoảng 80%.
Về học vấn:
Theo bảng 4.1 phân bố kết quả cho thấy thấy trong tổng số 151 cán bộ công chức của Chi cục Thuế TP. Nha Trang tham gia vào cuộc khảo sát, chỉ có 16 cán bộ công chức có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ 10.6%, có 15 cán bộ công chức có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chiếm tỷ lệ 9.9%, và có tới 120 cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 74.5%. Như vậy trong cuộc nghiên cứu này số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất và trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều này cho thấy rằng đối tượng khảo sát có trình độ học vấn đại học và sau đại học là chủ yếu và phù hợp với đặc thù công việc đòi hỏi yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao trong lĩnh vực thuế, một trong những lĩnh vực quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
Về thâm niên công tác:
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 151 cán bộ công chức tham gia vào cuộc khảo sát, có 31 cán bộ công chức có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 20.6%, có 48 cán bộ công chức có thâm niên công tác từ 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ 31.8%, có 39 cán bộ công chức có thâm niên công tác từ 11 –
47
15 năm, chiếm tỷ lệ 25.8% và có 33 cán bộ công chức có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm tỷ lệ 21.8%. Như vậy số cán bộ công chức có thâm niên công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất và số cán bộ công chức có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất.
4.1.2. Thống kê mô tả các thành phần của thang đo
Dựa trên 23 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thống kê mô tả các phát biểu của thang đo động lực làm việc của cán bộ công chức Chi cục Thuế TP. Nha Trang và đánh giá của từng phát biểu thuộc năm nhân tố theo mô hình nghiên cứu đề nghị.
Bảng 4.2 cho thấy trong số 04 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi để khảo sát động lực làm việc của 151 cán bộ công chức, tất cả 04 biến quan sát đều có những ý kiến trả lời từ “ 2 - không đồng ý ” đến “ 5 - hoàn toàn đồng ý ”. Trong số các biến quan sát nói trên thì dllv1 có mức điểm đánh giá cao nhất đạt 3.96 điểm, thấp nhất là dllv2 đạt 3.72 điểm.
Bảng 4. 2: Mô tả các biến quan sát của thang đo động lực làm việc
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Dllv1 151 2 5 3.96 0.652 Dllv2 151 2 5 3.72 0.696 Dllv3 151 2 5 3.84 0.740 Dllv4 151 2 5 3.76 0.789
Trong số 19 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi để khảo sát đối với từng yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến động lực làm việc thì có 12 biến quan sát đều có trả lời “ 1-hoàn toàn không đồng ý ” và “ 5 - hoàn toàn đồng ý ”. Riêng có 07 biến quan sát: bao gồm tnpl1, tnpl2, tnpl3, tnpl4, cntt2, chtt3 và dgcn3 thì có ý kiến trả lời thấp nhất là 2 - không đồng ý.
48
Bên cạnh đó, biến quan sát có điểm đánh giá cao nhất là tnpl3 (Tôi được nhận tiền tăng thêm trong các dịp lễ, tết ) đạt 3.87 điểm, Điều này cho thấy, Chi cục Thuế TP. Nha Trang là một đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước có uy tín nên các chính sách về phúc lợi, khích lệ vào các dịp lễ tết được ban lãnh đạo cũng như các tổ chức công đoàn quan tâm và động viên kịp thời đến tinh thần của cán bộ công chức ngành. Biến quan sát có sự đánh giá thấp nhất là qhcv3 ( Mọi người được đối xử công bằng ) chỉ đạt 2.53 điểm. Điều này cần được các nhà quản lý/ lãnh đạo quan tâm trong công tác đánh giá nhân viên cấp dưới. Vì đây là một trong những tâm tư quan trọng của toàn thể nhân viên để tạo tinh thần phấn đấu, làm việc trong đơn vị.
Bảng 4. 3: Thống kê Mô tả các biến quan sát thuộc các thành phần độc lập Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn qhcv1 151 1 5 2.96 1.012 qhcv2 151 1 5 2.73 1.000 qhcv3 151 1 5 2.53 0.885 qhcv4 151 1 5 2.80 0.993 qhcv5 151 1 5 3.07 0.862 tnpl1 151 2 5 3.72 0.634 tnpl2 151 2 5 3.82 0.684 tnpl3 151 2 5 3.87 0.592 tnpl4 151 2 5 3.81 0.667 chtt1 151 1 5 3.67 0.914 chtt2 151 2 5 3.63 0.727 chtt3 151 2 5 3.60 0.776 chtt4 151 1 5 3.63 0.718 dkvl1 151 1 5 3.62 0.789 dkvl2 151 1 5 3.65 0.873 dkvl3 151 1 5 3.63 0.861 dgcn1 151 1 5 3.36 0.742 dgcn2 151 1 5 3.04 0.791