Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 53)

- Sự xuống cấp theo thời gian:

Theo thời gian thì bất cứ công trình nào cũng sẽ hư hỏng, cũ đi và không thể giữ được như hiện trạng ban đầu cho dù kế hoạch xây dựng, vận hành có tốt như thế nào. Thống

kê cho thấy, các công trình thủy lợi ở nước ta đã được xây dựng khá lâu, có nhiều công trình được xây cách đây 40, 50 năm cho nên sự xuống cấp của công trình là điều dễ hiểu. Do đó, năng lực khai thác của công trình thủy lợi sẽ bị nhân tố khách quan của thời gian tác động làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý, duy tu nhiều hay ít. Vì vậy, để tăng năng lực khai thác, doanh nghiệp nên kiểm tra, kiểm soát quy trình vận hành của các công trình theo định kỳ để đảm bảo công suất vận hành tốt nhất cho quy trình.

- Bất lợi về thời tiết khí hậu, đất đai:

Những khu vực có gió lớn và đất khô cằn có độ ẩm thấp thì có tỷ lệ bốc hơi cao hơn so với các khu vực khác nên cần phải sử dụng lượng nước tưới nhiều hơn. Tương tự,đất cát thường đòi hỏi phải sử dụng nước thường xuyên với tốc độ cao để giữ độ ẩm cho rễ, trong khi đất sét chặt hơn có thể giữ độ ẩm lâu hơn đất cát. Với những khu vực bất lợi về đất đai như thế này thì sử dụng hệ thống phun nước nhỏ giọt sẽ tốt hơn, tuy nhiên hệ thống này đòi hỏi mức đầu tư cao. Có thể thấy, khí hậu và loại đất trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến phương pháp tưới được sử dụng. Do đó, nhân tố khách quan này là mặt hạn chế khó khắc phục được của chủ công trình để khai thác tối đa năng lực của công trình thủy lợi so với các khu vực có lợi thế về thời tiết.

- Nhu cầu nước tăng nhanh do sự phát triển kinh tế - xã hội:

Trái đất đang nóng dần lên, sự gia tăng nhiệt độ làm tăng mức tiêu thụ nước của con người, thực vật và cả động vật để duy trì sức khỏe của chúng. Điều này làm tăng nhu cầu về nước. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua làm gia tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm mà ngành nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước nhất. Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam sẽ cần khoảng 36 triệu tấn thóc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 130 triệu người vào năm 2035. Để đạt được sản lượng này, cần có khoảng 30 tỉ m3 nước cho canh tác sản xuất mới có thể đáp ứng nhu cầu [10]. Thực tiễn đặt ra bài toán sử dụng nước tưới tiêu như thế nào cho hợp lý, an toàn và tiết kiệm. Đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, áp lực dân số, nông nghiệp và du lịch mới nổi kết hợp với nhau càng làm tăng áp lực lên tài nguyên nước ở nước ta.

Năng lực và trình độ công nghệ kỹ thuật trước đây còn thô sơ, lạc hậu, cho nên các công trình thủy lợi được xây dựng không đảm bảo chất lượng và thời gian vận hành theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Trình độ của con người không thông qua đào tạo, huấn luyện mà từ những kinh nghiệm thực tiễn đút kết từ ngàn xưa để lại cho nên chưa chắc chắn và lúc đó cũng không có những phương pháp khoa học, tính toán một cách cụ thể, chi tiết định mức dự toán về hao phí vật liệu, lao động và máy thi công với những điều kiện kỹ thuật và biện pháp thi công khác nhau cho công tác xây dựng, sửa chữa đảm bảo quá trình thi công an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Vấn đề về thể chế và tổ chức quản lý:

Quản lý KTCTTL phải tuân theo thể chế, quy định của Nhà nước bao gồm: Quyết định, thông tư, nghị định, pháp lệnh,… Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, năng lực của các doanh nghiệp khai thác. Ví như chính sách TLP từ lúc ban hành cho đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý khai thác CTTL ở nước ta. Do đó, các tổ chức trực tiếp quản lý phải chịu trách nhiệm tuân thủ vận hành công trình theo đúng thể chế, để phục vụ kịp thời cho mục đích sản xuất nông nghiệp và phòng chống, bão lũ thiên tai theo quy định của pháp luật.

1.6 Tổng quan về chính sách thủy lợi phí và tác động của chính sách thủy lợi phí

“Thuỷ lợi phí là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thuỷ lợi” được quy định trong Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 [11].

Quan điểm của các tác nhân về chính sách miễn, giảm thủy lợi phí

Theo kết quả điều tra tại một số tỉnh, nhìn chung các tác nhân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ CTTL đều cho rằng miễn TLP là cần thiết nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân và giảm bớt các khoản đóng góp cho hộ nông dân. Tuy nhiên, một số tác nhân còn có ý kiến khác với Nghị định 154/2007/NĐ-CP.

Kết quả trao đổi với các tác nhân ở một số tỉnh khảo sát cho thấy mỗi tác nhân ở mỗi địa phương có những quan điểm đánh giá khác nhau về chính sách miễn TLP.

Quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước

Các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: (1) UBND tỉnh, các sở, ban ngành có liên quan; (2) UBND huyện, các phòng, ban liên quan: Phòng NN&PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Chi cục thuế huyện; (3) UBND xã: Tổ/đội thủy nông hoặc tổ/đội đường nước của xã, đội thuế xã.

Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh

Trước khi thực hiện chính sách miễn TLP, tình trạng thu TLP ở nhiều địa phương thường đạt tỷ lệ rất thấp: ở Vĩnh Phúc chỉ thu đạt 60-70% diện tích theo hợp đồng đã ký với các địa phương; ở Hưng Yên và Thái Bình tỷ lệ thu chỉ đạt 70-80%. Cá biệt, có một số địa phương nợ đọng TLP kéo dài nhiều năm, số lượng lớn, qua nhiều thế hệ cán bộ dẫn đến tình trạng dây dưa nợ đọng kéo dài. Mặt khác, mức thu theo quy định thấp nên các đơn vị quản lý và KTCTTL luôn trong tình trạng nợ tiền điện, nợ lương cán bộ, công nhân viên. Các công trình xuống cấp không có kinh phí để tu bổ, sửa chữa, hiệu quả phục vụ ngày càng giảm. Do đó, chính sách miễn TLP Nhà nước ra đời đã nhận được sự hưởng ứng của hầu hết tất cả các tác nhân tham gia quản lý Nhà nước các cấp, ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Chính sách miễn TLP là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước hợp lòng dân nhưng quá trình triển khai thực hiện chính sách theo Nghị định 154 đã lộ rõ một vấn đề bất cập:

Không công bằng giữa các đối tượng hưởng lợi trên cùng địa bàn

Việc miễn và cấp bù TLP chỉ cho các diện tích được tưới bởi công trình được xây dựng bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và do các đơn vị nhà nước và tập thể quản lý. Các công trình do địa phương, HTX, tư nhân, hộ nông dân tự đầu tư xây dựng và khai thác không được miễn TLP. Do đó, trên cùng địa bàn có hộ nông dân được miễn TLP, có hộ không được miễn TLP. Mặt khác, miễn TLP cho nuôi trồng thủy sản (thường do các doanh nghiệp thực hiện và có lãi lớn) tại công trình hồ chứa thủy lợi là chưa thỏa đáng.

Không công bằng giữa vùng được hưởng lợi

Theo Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), gần 30% diện tích đất nông nghiệp hiện vẫn chưa có công trình thủy lợi, thậm chí cả nguồn nước sinh hoạt. Như vậy, đối với

những vùng thuận lợi (như đồng bằng sông Hồng) được Nhà nước quy hoạch, đầu tư, xây dựng khá đồng bộ lại được hưởng chính sách miễn TLP. Trong khi đó ở những vùng hẻo lánh, khó khăn, thiếu nguồn nước và chưa có công trình thủy lợi, cần được Nhà nước quan tâm đặc biệt thì rốt cuộc công trình chưa được đầu tư, dẫn đến khi thực hiện chính sách miễn TLP theo Nghị định 154 thì đương nhiên các vùng này sẽ không được hưởng hoặc hưởng ở mức thấp.

Văn bản hướng dẫn không kịp thời hoặc có nhưng thiếu cụ thể

Nghị định 154 của Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007 và chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2008 nhưng đến ngày 28/3/2008 Bộ Tài chính mới có thông tư hướng dẫn số 26/2008/TT-BTC. Điều này đã làm các địa phương lúng túng trong việc chỉ đạo các đơn vị áp dụng chính sách miễn TLP. Nghị định 154/2007 của Chính phủ và Thông tư 26 của Bộ Tài chính hướng dẫn “chỉ miễn TLP tại các công trình do Nhà nước đầu tư xây dựng, không miễn TLP đối với những công trình được xây dựng từ nguồn vốn khác”.

Thiếu sự tuyên truyền và phổ biến sâu rộng về chính sách miễn TLP

Theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP quy định không miễn TLP mà nông dân đã trả “theo thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước (HTDN) từ vị trí cống đầu kênh của HTDN đến mặt ruộng…” và nông dân vẫn phải có nghĩa vụ phải trả cho tổ HTDN. Nói cách khác, những hệ thống công trình không thu TLP theo mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng được miễn TLP và Nhà nước không miễn hoàn toàn TLP.

1.7 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Thủy lợi phí là đề tài có tính thời sự cao vì chúng có tác động rất lớn không chỉđến các hộ, HTX, các công ty QLKT thủy lợi mà còn tác động đến ngân sách quốc gia và an sinh xã hội. Tiêu biểu có thể kể đến là các nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Lan (2010) và Nguyễn Trung Dũng (2015) đánh giá tác động của chính sách này đối với hoạt động quản lý KTCTTL ở Việt Nam. Nghiên cứu của Đỗ Văn Quang và Đàm Thị Thủy (2014) thì nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách này đến dịch vụ tưới, tiêu nông nghiệp. Cụ thể sẽ được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 1.11: Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan

Tác giả Nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Lê Văn Chính

(2007)

Đánh giá tình hình quản lý công trình thuỷ lợi và chính sách thuỷ lợi phí tại một số tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Đánh giá thực trạng tại một số tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL và chính sách TLP ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Thị Xuân Lan (2010)

Tác động của chính sách TLP đối với hoạt động quản lý KTCTTL ở Việt Nam.

Trình bày tác động của chính sách TLP đối với hoạt động quản lý KTCT thủy nông trong quá trình trình triển khai, sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quy trình chính sách và phương pháp tiếp cận lịch sử.

Đỗ Văn Quang và Đàm Thị Thủy (2014)

Mô hình đánh giá tác động của chính sách miễn giảm TLP đến dịch vụ tưới, tiêu nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Nghiên cứu và vận dụng mô hình SERVQUAL để đánh giá tác động của chính sách miễn giảm TLP bằng phương pháp định lượng.

Nguyễn Trung Dũng (2015)

Chính sách TLP ở Việt Nam – Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học.

Phân tích hành vi của các tác nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi chính sách, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực tế ở nhiều tỉnh. Hoàng Thái Đại và

cộng sự

Chính sách miễn, giảm TLP và quan điểm các tác nhân về chính sách miễn, giảm TLP tại một số địa phương.

Tình hình thực hiện miễn, giảm TLP tại một số địa phương và đưa ra một số nhận định, quan điểm của các tác nhân về những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách TLP ở nước ta.

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đây mang tính vĩ mô, đề cập với cái nhìn rộng về một vấn đề lớn, mang tính thời đại, lịch sử của nước ta hiện nay và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng. Còn riêng đề tài nghiên cứu nàycủa tác giả thì nó sẽ mang tính vi mô hơn,vì sẽ tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá một cách khách quan từ những con số thực tế trong công tác quản lý CTTL của một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nộivề tác động của chính sách TLP bên cạnh việc xem xét ý kiến của chuyên gia. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp tham khảo mang tính thực tiễn cho công tác quản lý KTCTTL ở Thành phố Hà Nội.

Kết luận chương 1

Hệ thống công trình thủy lợi của nước ta vẫn còn tồn tại những vấn đề mang tính hệ thống cho nên khi chính sách thủy lợi phí bắt đầu áp dụng vào nước ta thì nó chưa thể phát huy và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các công ty khai thác công tác thủy lợi trên

cả nước. Đối với vấn đề này, mỗi khu vực, vùng miền có những vấn đề khác nhau mà sau đây trong chương 2, tác giả sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về những tác động của chính sách này lên các hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi chỉ trên địa bàn Hà Nội để có cái nhìn chi tiết và những kết luận chính xác hơn về những vấn đề đang tồn tại ở khu vực này.

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ ĐẾN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về hệ thống thủy lợi trên địa bàn thành phố

Hệ thống thủy lợi hiện tại trên địa bàn thành phố có 9 hệ thống thủy lợi vừa và lớn có liên tỉnh, liên huyện và cả liên xã nhưng chủ yếu thuộc phạm vi hệ thống liên tỉnh.

Bảng 2.1 Hệ thống thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn thành phố

STT Hệ thống Địa điểm xây dựng

Phạm vi hệ thống Liên tỉnh Liên huyện Liên

1 Ấp Bắc - Nam Hồng Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội x

2 Bắc Đuống Bắc Ninh, Hà Nội x

3 Bắc Hưng Hải Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà

Nội x

4 Đại Lải Vĩnh Phúc, Hà Nội x

5 Mỹ Đức Hà Nội x

6 Phù Sa-Đồng Mô Hà Nội x

7 Sông Nhuệ Hà Nam, Hà Nội x

8 Suối Hai - Trung Hà Hà Nội x

9 Tả Bùi - Hữu Đáy Hà Nội x

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015)

Hệ thống Ấp Bắc - Nam Hồng, đây là công trình được xây dựng ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội có giá trị quan trọng trong khu vực khi cung cấp nước tưới cho gần 8000 ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước cho Nhà máy Nước sạch Bắc Thăng Long - Vân Trì. Tiếp theo là công trình hệ thống thủy lợi Bắc Đuống chỉ nằm một phần trên địa bàn Hà Nội nhưng nó có ý nghĩa và lợi ích khi hàng ngày phải tiếp nhận nước xả thải của các cụm công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn.

Đặc biệt phải kế đến hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi liên 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội tạo thành vùng tứ giác. Công trình này phục vụ cho việc tưới tiêu và thoát úng với tổng chiều dài kênh chính lên tới 200 km, cho nên nó vừa có giá trị tinh thần lịch sử lâu đời vừa có tầm quan trọng trong công cuộc khai thác thủy lợi miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.

Hệ thống hồ nhân tạo Đại Lải cũng được xây dựng gần thời điểm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, hồ được xây dựng với mục đích cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngăn xả lũ cho khu vực này. Công trình thủy lợi sông Nhuệ cũng quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)