Thực tế hiện nay, hơn 40% số lượng công trình thủy lợi của thành phố được đầu tư xây dựng trước năm 1970, hơn 75% công trình trạm bơm và hơn 80% hồ chứa được xây dựng trước năm 1990. Sau nhiều năm hoạt động, nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, lạc hậu về công nghệ, hiệu quả phục vụ bị suy giảm...
Những khó khăn, thách thức Thành phố Hà Nội trả thay (miễn) thủy lợi phí cho nông dân đấy là cơ hội cho cả người cung cấp dịch vụ và người được hưởng dịch vụ, tuy vậy cũng có những khó khăn thách thức cần phải giải quyết:
- Liệu có xẩy ra cảnh người Nông dân xin công ty, xí nghiệp thuỷ nông để được cung cấp nước theo yêu cầu chính đáng của họ và Công ty, xí nghiệp có phải xin cơ quan có thẩm quyền để được cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời;
- Cách trả tiền thủy lợi phí theo diện tích tưới hiện nay cũng chưa khuyến khích người dùng nước tiết kiệm. Nay người nông dân không phải trả tiền nước, liệu có dùng nước tiết kiệm không? Ngược lại tiếng nói của người nông dân cũng ít có trọng lượng hơn khi họ không phải là người trả tiền, hay thực chất là được ‘cho nước’;
- Làm thế nào để bảo đảm rằng Công ty khai thác công trình thủy lợi sử dụng kinh phí đúng mục đích, công trình được nâng cấp, sửa chữa duy tu bảo dưỡng tốt, đặc biệt khi mà vai trò làm chủ và giám sát của người nông dân giảm đi, khi mà hiện nay đánh giá hiệu qủa tưới chưa được áp dụng ở hầu khắp các công trình thủy lợi;
trình thủy lợi với công trình do các tổ chức tập thể hoặc hội dùng nước quản lý;
- Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ hầu hết do thành phố quản lý. Công tác duy tu bảo dưỡng rất kém, một phần dokhông thu thủy lợi phí hoặc thu được ít, mặt khác do năng lực quản lý kém. Ai sẽ quản lý các công trình thủy lợi này trong tương lai? Liệu có phải lập lại các Công ty khai thác công trình thủy lợi?
Chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Trong 10 năm qua, các yếu tố khí hậu Việt Nam có nhiều biến đổi: Số trận bão hàng năm vào nước ta tăng 0,4 trận.
Theo kịch bản của Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 2,3oC (so với trung bình thời kỳ 2000 - 2010). Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm tăng khoảng 5% (so với thời kỳ 1980-1999).
Nguồn nước của thành phố Hà nội bị ảnh hưởng
Theo đánh giá của ADB, đến năm 2070, dòng chảy vào tháng cao điểm của sông Mekong dự báo tăng 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng đồng bằng. Còn vào các tháng mùa khô, dòng chảy giảm khoảng 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng Đồng Bằng. Dòng chảy mùa kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%; mực nước lũ có thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40 (Báo cáo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi). Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn.
Do chế độ mưa thay đổi cùng với qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến nhu cầu tiêu nước gia tăng đột biến, nhiều hệ thống thuỷ lợi không đáp ứng được yêu cầu tiêu, yêu cầu cấp nước. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm, có khoảng 8,4 triệu người Việt Nam thiếu nước ngọt vào năm 2050.
2010 khoảng 103 triệu m3, năm 2020 khoảng 122 triệu m3 và lưu lượng duy trì môi trường sinh thái hạ du trong mùa khô khoảng 4.300 m3/s. Dự báo nhu cầu nước:
+ Nông nghiệp: năm 2017 tăng 11-12 % so với năm 2010, năm 2020 tăng khoảng 12 % so với năm 2010.
+ Sinh hoạt: năm 2017 tăng 90-100% so với năm 2010, năm 2020 tăng 60-70 % so với năm 2017.
+ Công nghiệp: năm 2017 tăng 70-80% so với năm 2010, năm 2020 tăng 40-50% so với năm 2017.
+ Chăn nuôi: năm 2017 tăng 50-60% so với năm 2010 và năm 2020 tăng 25-35% so với năm 2010.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu nước: Tổng nhu cầu nước năm 2010 chỉ bằng 9-10% tổng lượng dòng chảy mặt, năm 2017 bằng 12-13%, năm 2020 bằng 15-16% tổng lượng dòng chảy mặt. Như vậy về tổng lượng dòng chảy năm vẫn có thể thoả mãn nhu cầu nước ở mức an toàn nhưng về mùa khô, hầu hết các lưu vực đều rất thiếu nước.
Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của đô thị lớn:
Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập úng nặng do mưa. Các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê dưới hạ du nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và các cống dưới đê vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ, các cống dưới đê hư hỏng và hoành triệt nhiều.
Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và chưa được khắc phục được.
Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh gây ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi: Bắc Đuống, Sông Nhuệ...
cơ cấu sự dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thuỷ lợi. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu thoát tại nhiều khu vực tăng lên nhanh chóng.
Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương nên công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. Nhiều công trình hồ chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ, phát điện, cấp nước đã được nghiên cứu, đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi nhưng sau này do yêu cầu cấp bách về năng lượng nên nhiệm vụ của công trình tập trung chủ yếu vào phát điện mà bỏ qua dung tích phòng lũ cho hạ du (chi phí đầu tư xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng, tái định cư ... rất lớn).
Một số hệ thống thuỷ lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạn chế nên xây dựng thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa chữa kịp thời nên bị xuống cấp, thiếu an toàn.
Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão còn xem nhẹ.
Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở hạ tầng hiện có, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, phân bố không hợp lý, thiếu hụt nghiêm trọng kỹ sư thủy lợi ở địa phương, vùng sâu, vùng xa.
Những tồn tại của chính sách miễn TLP
(i) Hộ dùng nước chưa hiểu rõ về chính sách miễn TLP, nên người dân nhầm tưởng là họ được miễn toàn bộ, không phải đóng góp gì cả; (ii) Sự bất bình đẳng giữa các vùng và các địa phương (phần này đã được khắc phục bằng Nghị định 115/NĐ-CP thay thế Nghị định 154); (iii) Tiền cấp bù TLP chậm so với quy định; (iv) Thủ tục TLP còn rườm rà, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị; (v) Thiếu cơ chế quản lý tài chính đối với các HTX, tổ hợp tác dùng nước và đặc biệt thiếu các bộ định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ thủy nông; (vi) Chưa có tiêu chí phân cấp
nước, doanh nghiệp quản lý, phần nào giao các đơn vị, tổ chức dùng nước quản lý.
Thách thức đối với phát triển tổ chức dùng nước:
- Tuy có sự hỗ trợ ngân sách từ các dự án ODA nhưng sự hỗ trợ này là ngoại lực nên là không ổn định và không bền vững. Hơn nữa, cách tiếp cận và phương pháp thúc đẩy PIM của các nhà tại trợ còn nhiều điểm chưa thống nhất
- Đến nay, hầu hết các quận huyện trên địa bàn thành phố chưa quy định về phát triển tổ chức dùng nước trên địa bàn thành phố, có nghĩa là chưa có định hướng về PIM là một trong số nguyên nhân dẫn đến các tổ chức dùng nước chưa phát triển được trên diện rộng.
- Một số nội dung của Thông tư 75 của Bộ NN&PTNT (2004) hướng dẫn về mô hình tổ chức hoạt động của tổ chức dùng nước không phù hợp với điều kiện hiện nay. Do tính đa dạng của các tổ chức dùng nước trên các vùng miền khác nhau trên cả nước, nên nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc áp dụng thông tư này, nhất là các địa phương vùng vùng miền núi và vùng ĐBSCL. Các tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi độc lập có phạm vi thôn, liên thôn được chủ tịch UBND xã ký quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ, quy chế của tổ chức dùng nước chưa đảm bảo tư cách pháp nhân để nhận kinh phí cấp bù thủy lợi phí.
- Hầu hết các tổ chức dùng nước có năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Thông tư 40 của Bộ NN&PTNT (12/2011) lại chưa quy định về nội dung, quy trình, thủ tục thực hiện đào tạo và cấp phát chứng chỉ cho các tổ chức dùng nước.
- Việc tổ chức tuyên truyền về chính sách miễn giảm thủy lợi phí theo Nghị định 67 của Chính phủ chưa rõ ràng nên một bộ phận lớn nông dân có tư tưởng ỷ lại, không nộp thủy lợi phí nội đồng, không có ý thức sử dụng nước tiết kiệm nước.
- Việc cấp phát kinh phí trực tiếp cho các công ty khai thác công trình thủy lợi làm cho mối quan hệ giữa người dùng nước (người hưởng dịch vụ) và các công ty (nhà cung cấp dịch vụ) trở nên yếu đi. Trong khi việc thực thi Nghị định 67 tập trung chủ yếu
PIM lại chưa được điều chỉnh và hoàn chỉnh cho phù hợp và đã hạn chế kết quả thực hiện khung chiến lược đã đề ra.
- Quy trình thực hiện xây dựng mô hình tổ chức dùng nước, chương trình, tài liệu tập huấn chưa được thực hiện thống nhất trong các dự án. Mỗi dự án có mục tiêu và phương pháp tiếp cận riêng, dẫn đến phạm vi, cách thức hoạt động tư vấn PIM có sự khác nhau ở các dự án.
Mô hình tổ chức quản lý các công trinh thuỷ lợi (CTTL) liên xã hiện nay kém hiệu lực, mối quan hệ giữa Công ty KTCTTL và các tổ chức hợp tác dùng nước là chưa hiệu quả, chưa có sự hợp tác giữa các tổ chức hợp tác dùng nước ở các xã. Các Công ty KTCTL chưa khuyến khích người dân tham gia tích cực trong việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi. Điều này dẫn đên hiệu quả quản lý tưới thấp ở hầu hết các hệ thống thuỷ lợi liên xã ở nước ta. Diện tích đảm bảo tưới chắc chắn của các hệ thống thuỷ nông thấp và không ổn định. Năng lực thực tế của các hệ thống chỉ đạt khoảng 60% diện tích thiết kế. Việc sử dụng nước còn lãng phí, tuỳ tiện làm cho nước không đủ so với yêu cầu của cây trồng và phân phối nước thiếu công bằng giữa các xã ở đầu kênh và cuối kênh. Các xã ở đầu kênh thường lấy nhiều nước hơn các xã ở cuối nguồn, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho các xã ở cuối nguồn. Ở các CTTL liên xã, thường xảy ra một nghịch lý là các xã ở cuối kênh nhận được ít nước tưới hơn, nhưng lại tốn nhiều 2 công hơn đối với các thuỷ nông viên cho công tác vận hành phân phối nước, bởi vì các thuỷ nông viên phải canh các cống lấy nước dọc theo theo tuyến kênh liên xã. Tình trạng tranh chấp nước cũng thường xuyên xảy ra giữa các hộ dùng nước, trong khi Công ty khai thác CTTL gần như không có khả năng, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này.