Để tận dụng được lợi thế khi thành phố Hà Nội miễn thu thủy lợi phí cho nông dân, đồng thời khắc phục được những khó khăn và thách thức, chúng ta cần có thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:
Về chính sách Thủy lợi phí đã tồn tại thời gian dài trong dịch vụ tưới tiêu ở Việt nam. Đã được ghi vào các văn bản pháp quy của thành phố Hà Nội từ Luật tài nguyên nước cho dến Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Khi Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ về nước từ công trình thuỷ lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp không phải nộp thuỷ lợi phí thì các văn bản trên và một số các văn khác có liên quan cần sửa và bổ xung cho phù hợp.
Về tổ chức quản lý:
- Hoàn thiện tăng cường hệ thống Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi từ trung ương đến địa phương thuộc Doanh nghiệp thành phố Hà Nội; - Tăng cường sự tham gia của người dân (cộng đồng) trong việc quy hoạch, xây dựng và quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, trên cơ sở xây dựng được:
+ Hành lang pháp lý đối với các loại hình tổ chức dùng nước;
- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, sự cam kết giữa người cung cấp nước và người được hưởng dịch vụ cấp nước thông qua các hợp đồng dịch vụ.
Về hạ tầng cơ sở Hệ thống thủy lợi thành phố có sự khác biệt rất lớn về quy mô, tính chất kỹ thuật, mục tiêu phục vụ, tổ chức quản lý:
- Hoàn chỉnh và nâng cấp các hệ thống tưới ở miền núi, chú trọng khâu thiết kế và quản lý chất lượng xây dựng để công trình được bền vững;
- Với các hệ thống tưới ở hai vùng đông bằng lớn chuyển sang giai đoạn nâng cấp hiện đại hóa (hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, hiện đaị hóa quản lý);
- Áp dụng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả tưới để đánh giá hiệu quả của từng hệ thống. hoạt động nay bảo hệ thống tưới được quản lý bảo dưỡng tốt và có hiệu quả.
Về tài chính vận dụng linh hoạt nguyên tắc "Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng, canh tranh và cần được thừa nhận là một hàng hoá kinh tế":
- Mức thủy lợi phí quy định hiện nay là thấp, dẫn đến công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy cần xác định lại định mức chi cho quản lý, vận hành. Bảo dưỡng (Thủy lợi phí) cho các vùng khác nhau (trung du, miền núi), trên cớ sở tính đúng tính đủ đầu vào;
- Chính phủ dành một khoản tiền nhất định, căn cứ vào định mức đã xác định và diện tích được tưới trung bình 3 - 5 năm gần đây để tính khoản tiền cần cấp cho cả nước và cho từng thành phố;
- Có thể có một số cách chuyển tiền sau để bảo đảm nguyên tắc “người dùng nước phải trả tiền nước”. Người dùng nước có thể là nhóm hộ hoạc một hộ;
- Tiền thành phố Hà Nội chi cho quản lý thủy nông được gửi tại một ngân hàng nhất định. Thông qua hợp đồng dịch vụ, hai bên xác nhận nghiệm thu, thanh lý từng vụ hoạc cả năm. Bên cung cấp dịch vụ nhận tiền từ ngân hàng;
toán tại một ngân hàng quy định.
Về nhận thức và năng lực quản lý vận hành:
- Tăng cường năng lực các công ty: Bên cạnh việc tinh giản bộ máy nhân sự, cần phải tăng cường năng lực của các công ty về mặt trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, hiện đại hoá công tác quản lý của các công ty.
- Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của các tổ chức HTDN và người dân trong sử dụng tiết kiệm nước, quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Điều này được thực hiện thông qua các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho lãnh đạo, trưởng thôn của các xã để quản lý vận hành công trình đúng, hiệu quả, tăng tuổi thọ CT.
Xây dựnghệ thống CTTL nhằm giảm úng ngập cho thành phố cụ thể:
- Xây mới cống, trạm bơm Liên Mạc làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp (170m3/s) và tiếp nước cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
- Xây dựng mới các trạm bơm: Nam Thăng Long (9m3/s); Trạm bơm Yên Sở II (45m3/s), Yên Sở III (55m3/s); trạm bơm Đông Mỹ (35m3
/s).
- Xây dựng mới các trạm bơm: Yên Nghĩa (120m3/s); Trạm bơm Yên Thái (54m3/s) kết hợp trạm bơm Đào Nguyên (15m3/s).
- Hoàn thành xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn để cùng tham gia cắt lũ cùng với việc nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo an toàn cho hạ du (theo chương trình nâng cấp đê sông vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Tiếp tục tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống dưới đê, kết hợp bổ sung diện tích rừng ngập mặn ven biển. Xây dựng các đập ngăn sông để chống nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: các trạm bơm tưới, tiêu, các cống, …
lại quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế xã hội xa những vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai. Xây dựng các công trình tránh trú an toàn khi có thiên tai xảy ra như các tuyến đường vượt lũ, nhà tránh trú bão, …Thành lập các Trung tâm phòng tránh thiên tai ở các địa phương để chỉ huy trực tiếp trước, trong và sau khi có thiên tai. Xây dựng các hệ thống cảnh báo, bản đồ dự báo rủi ro: ngập lụt, hạn hán, các kịch bản nước biển dâng, xâm nhập mặn,… đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Giải pháp cơ chế chính sách
Thông tư 75 của Bộ NN&PTNT (2004) hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức dùng nước cần được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí hiện nay. Một số điểm cần chỉnh sửa như hướng dẫn mô hình tổ chức phù hợp, tư cách pháp lý, chức năng nhiệm vụ, hoạt động tài chính, quy chế hoạt động của tổ chức và quy định gắn trách nhiệm của cơ quan địa phương, đặc biệt là cấp huyện và xã trong việc thành lập và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức dùng nước. Ngoài ra, cần có chính sách về cơ chế đầu tư xây dựng công trình thủy lơi gắn với phát triển tổ chức dùng nước và chính sách phát triển xã hội hóa quản lý công trình thủy lợi.
Để các chính sách của trung ương đi vào thực tế phát triển tổ chức dùng nước trên diện rộng thì các tỉnh cần ban hành các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Các quy định của tỉnh cần quy định cụ thể về mô hình tổ chức dùng nước phù hợp, vai trò trách nhiệm của các các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn đối với các tổ chức dùng nước. Để tạo ra cơ chế hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức dùng nước thì cũng cần quy định cụ thể về vị trí cống đầu kênh, cơ chế chia sẻ kinh phí cấp bù thủy lợi phí, mức trần thu thủy lợi phí nội đồng và quy định về đinh mức kinh tế-kỹ thuật cho công tác vận hành, bảo dưỡng công trình thủy lợi.
Phát triển tổ chức dùng nước gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội thuận lợi cho các địa phương xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Theo Thông tư 41 của Bộ NN&PTNT (2013), tiêu
lý phải có tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả. Do vậy mà các địa phương cần xây dựng kế hoạch phát triển tổ chức dùng nước gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hiện nay đang được cả xã hội quan tâm, được triển khai tích cực, sâu rộng trên địa bàn cả nước.
Mô hình tổ chức dùng nước phù hợp cho các vùng miền
Các mô hình tổ chức dùng nước cần phù hợp với điều kiện công trình, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý của các vùng miền nhằm nâng cao tính tự nguyện của người dân, tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức dùng nước. Trong điều kiện hiện nay, cần củng cố, phát huy mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm dịch vụ thuỷ lợi cho vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và những nơi có mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động. Đối với loại hình Tổ chức hợp tác, trước mắt cần củng cố tăng cường bộ máy tổ chức, và năng lực đội ngũ cán bộ cũng như có chính sách tài chính hỗ trợ để duy trì hoạt động của các tổ chức này đảm bảo phục vụ sản xuất. Cần hỗ trợ mô hình Tổ hợp tác dùng nước có tham gia của cộng đồng gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương cho vùng Miền núi, Tây Nguyên. Ngoài ra cần đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, khuyến khích tư nhân, hộ gia đình nhận khoán quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về lâu dài cần phát triển loại hình này thành Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc Ban quản lý thủy nông.
Bên cạnh đó, cần phát triển mô hình Ban quản lý thủy nông xã quản lý công trình thủy lợi cho những địa phương chưa thành lập được các HTX ở thành phố. Mặc dù mô hình này còn hoạt động kiêm nhiệm, nhưng bộ máy tổ chức tinh gọn, có con dấu và tài khoản, sử dụng bộ máy nhân sự có chuyên môn gắn được vai trò, trách nhiệm của chính quyền trong công tác quản lý thủy nông cơ sở. Đây là mô hình phù hợp với với điều kiện thực tế hiện nay ở những địa phương miền núi, công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, những nơi trình độ người dân còn hạn chế, chưa đủ năng lực, điều kiện để thành lập các tổ chức dùng nước hoàn chỉnh. Áp dụng mô hình này cần có cơ chế quản lý tài chính minh bạch tránh những tiêu cực trong thu–chi có thể phát sinh do hoạt
tổ chức dùng nước quản lý kênh liên xã cho những địa phương có điều kiện phù hợp: Diện tích dưới 1000ha, xã cuối kênh khó khăn về nước, các tổ chức quản lý thủy nông có đủ năng lực quản lý công trình…
Thực hiện chương trình đào tạo cho các tổ chức dùng nước
Thực hiện chương trình đào tạo cho các tổ chức dùng nước là cần thiết để nâng cao năng lực các tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi. Để thực hiện chương trình đào tạo cho các tổ chức dùng nước hiệu quả, cần xây dựng chương trình đào tạo, bộ tài liệu tập huấn chuẩn để áp dụng đào tạo cho các tổ chức dùng nước thống nhất trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực của các tổ chức dùng nước, bao gồm cả đối tượng là lãnh đạo chính quyền cấp xã, huyện để tăng cường nhận thức về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Ngoài ra cũng cần quy định về quy trình, thủ tục thực hiện đào tạo và cấp phát chứng chỉ cho các tổ chức dùng nước.
* Xây dựng mô hình quản lý các công trình thuỷ lợi liên xã
Đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình quản lý các CTTL liên xã Trong khuôn khổ bài này, các giải pháp chủ yếu để xây dựng các mô hình quản lý CTTL liên xã được đề xuất gồm (i) hoàn thiện hệ thống chinh sách và (ii) Đề xuất mô hình quản lý công trình thuỷ lợi liên xã phù hợp với các địa phương.
+ Hoàn thiện hệ thống chinh sách: Hệ thống thể chế quản lý tưới cần được cải cách để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi. Hệ thống thể chế cần tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển giao quản lý các công trình thuỷ lợi cho các TCDN, đồng thời hệ thống thể chế cũng cần tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hoạt động của các TCDN, khuyến khích người sử dụng nước tham gia vận hành quản lý các công trình thuỷ lợi. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chính sách tạo ra một hành lang pháp lý và các cơ hội để phát triển các TCDN. Tuy nhiên, một số chính sách đã có nhưng chưa được đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hoặc khó thực thi. Khung chiến lược phát triển PIM và Thông tư hướng dẫn thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước đã được Bộ NN&PTNT ban hành, nhưng cho đến nay sau 2
ra những chính sách, quy định cụ thể về phát triển các TCDN, trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng các TCDN để quản lý các CTTL liên xã phù hợp với điều kiện ở từng địa phương. Các chính sách này cần bao gồm các chính sách đồng bộ để thực hiện chuyển giao CTTL liên xã cho các TCDN, như quy định về thủ tục chuyển giao công trình, giải quyết lao động dôi dư và cơ chế phân bổ sử dụng thuỷ lợi phí cho các TCDN.
+ Đề xuất mô hình quản lý công trình thuỷ lợi liên xã: Thông tư hướng dẫn việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước của Bộ NN&PTNT (2004) chỉ rõ hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã thì thành lập một tổ chức để quản lý, điều hành thống nhất công trình thuộc phạm vi phụ trách theo các loại hình TCDN thích hợp. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các công trình thuỷ lợi thường là các CTTL nhỏ phục vụ tưới cho một số xã trong 1 huyện. Mô hình quản lý các công trình thuỷ lợi liên xã nên áp dụng là Ban quản lý CTTL, như Ban quản lý CTTL Ngòi Là. Ban quản lý CTTL được thành lập hỗn hợp gồm các kỹ sư của các Công ty KTCTTL và chủ tịch UBND và chủ nhiệm các HTXNN trong khu tưới. Theo mô hình này, Ban quản lý trách nhiệm quản lý công trình đầu mối, kênh chính và kênh cấp 2 liên xã, còn các HTXNN quản lý hệ thống kênh nội đồng ở từng xã. Sự hiện diện của đại diện cảu các xã trong Ban quản lý sẽ giúp cho lập kếhoach phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công trình được công bằng và giải quyết thân thiện các tranh chấp về nước giữa các xã. Đối với các kênh cấp 2 liên xã ở các hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn ở nhiều tỉnh ở nước ta, mô hình quản lý kênh cấp 2 liên xã có thể áp dụng như mô hình Hội dùng nước kênh B8a ở hệ thống thuỷ lợi Sông Chu, Thanh Hoá. Tuỳ theo từng địa phương, mô hình Hội dùng nước có thể có tên là Hợp tác xã dùng nước (HTXDN). Hội dùng nước hay HTXDN được thành lập theo ranh giới khu tưới để quản lý kênh cấp 2 liên xã. Hội dùng nước hay HTXDN được thành lập để vận hành phân phối nước và duy tu bảo dưỡng, giải quyết tranh chấp ở tuyến kênh cấp 2 liên xã, còn các HTXNN chịu trách nhiệm quản lý kênh nội đồng ở từng xã. Ban quản lý Hội dùng nước hay HTXDN do đại diện người dân ở các xã trong khu tưới bầu lên và Điều lệ và quy chế hoạt động của Hội dùng nước hay HTXDN cần được thảo luận và thông qua tại Đại hội đại diện người dùng nước ở các
dùng nước hay HTXDN cần được chính quyền huyện quyết định thành lập, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động. Ngoài ra, các tổ chức quản lý này cũng cần có trụ sở riêng để làm việc. Đối với các địa phương chưa có HTXNN, mà hệ thống kênh nội đồng hiện nay do các thôn quản lý thì Hội dùng nước hay HTXDN nên được thành lập để quản lý tuyến kênh cấp 2 đồng thời quản lý cả hệ thống kênh nội đồng ở từng xã.