Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống thủy lợi của TP Hà Nội hiện có 14.319km kênh mương, 1.972 trạm bơm, 95 hồ chứa nước, 116 đập dâng… Theo thiết kế, hệ thống này bảo đảm cấp nước tưới chủ động cho 112.715ha sản xuất nông nghiệp, bằng 90% diện tích có yêu cầu tưới; trong đó có khoảng 92.120ha lúa, 8.169ha hoa và cây cảnh, 10.321ha nuôi trồng thủy sản, 2.105ha cây ăn quả, cây chè…
Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi của thành phố cũng được thiết kế đủ năng lực tiêu thoát nước cho 212.889ha, bằng 100% diện tích khu vực sản xuất nông nghiệp và dân cư nông thôn với lượng mưa 170-210mm trong 1 ngày; 250-300mm trong 3 ngày và 290- 360mm trong 5 ngày…
năng lực. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết và yêu cầu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hệ thống thủy lợi của thành phố cần được tăng cường đầu tư. Để phát huy hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thủ đô, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội đã rà soát, phối hợp với các ngành tham mưu UBND thành phố ban hành các cơ chế, chính sách áp dụng trong công tác quản lý lĩnh vực thủy lợi; rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; đánh giá hiện trạng, hiệu quả hoạt động và đề xuất đầu tư các dự án phát triển hệ thống thủy lợi…TP Hà Nội đã và đang tập trung đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm, như: Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, cải tạo, nâng cấp hệ thống Trạm bơm tiêu Đông Mỹ.
Bên cạnh đó, thành phố đã và đang đầu tư kinh phí nạo vét trục chính sông Nhuệ, xây dựng, cải tạo các trạm bơm: Nhân Hiền, Lễ Nhuế II, Bình Phú, Xém, Ngoại Độ, Đan Hoài, Hồng Vân…
Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành công trình thủy lợi đầu mối; xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng chuyên canh; nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý, khai thác nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu…
Thành phố Hà Nội thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí- giai đoạn mới trong quản lý thủy nông nhằm hỗ trợ sức dân, thành phố chủ trương xem xét không thu thủy lợi phí từ những người sử dụng nước trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Để bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi thành phố sẽ cấp bù cho ngành nông nghiệp một khoản kinh phí nhất định. Như vậy, thực chất là thay đổi người trả tiền thủy lợi phí. Thay vì nông dân (người dùng nước) trả tiền cho người cung cấp dịch vụ nước thì sắp tới thành phố sẽ trả thay cho họ. Vấn đề dặt ra là chính sách và các hoạt động thực tiễn làm thế nào để người nông dân tiếp tục được hưởng dịch vụ tưới tiêu một cách tốt nhất và hệ thống tưới tiêu được quản lý tốt, hiệu quả và
thích hợp khi mà ngưới dùng nước không phải trả tiền nước.
Thuận lợi lớn nhất của chính sách miễn TLP theo Nghị định số 154/2007/NĐ-CP là nhận được sự ủng hộ rộng rãi của chính quyền địa phương, các công ty và người dân; Miễn TLP đã giảm bớt gánh nặng của người dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người nông dân; Các cấp chính quyền giảm bớt được công việc đôn đốc thu TLP, đặc biệt chính quyền cấp xã. Ngoài ra, việc người dân không phải nộp TLP cũng đã xóa bỏ tình trạng nợ TLP và không ảnh hưởng đến uy tín của địa phương; Chính sách miễn TLP sẽ giúp đánh giá đúng năng lực tưới tiêu của các hệ thống công trình (trước đây có tưới nhưng không khai thác hết diện tích do địa phương dấu).
Đối với các công ty KTCTTL: đây là đơn vị được hưởng nhiều thuận lợi từ chính sách miễn TLP vì: (i) Diện tích tưới được tăng lên do không còn tình trạng dấu diện tích; (ii) Không tốn nhân công đi thu TLP; (iii) Ít phụ thuộc vào chính quyền địa phương; (iv) Số tiền thu được lớn hơn khi phải thu TLP và không còn tình trạng người dân nợ đọng TLP; (v) Có kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao, để duy tu bảo dưỡng sửa chữa công trình nhằm phát triển bền vững các hệ thống thủy nông; (vi) Thu nhập của cán bộ thủy nông được cải thiện.
Đối với các tổ hợp tác dùng nước: đây là đơn vị cũng được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách miễn TLP vì: (i) Không phải tổ chức thu và đôn đốc thu TLP; (ii) Một số tỉnh có điều kiện về kinh tế có thể miễn TLP đến tận mặt ruộng (Vĩnh phúc và Hưng Yên).
Cơ hội cho nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội - người được hưởng dịch vụ Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, số lượng và mức của các khoản đóng góp từ hộ nông dân rất khác nhau giữa các địa phương, các vùng. Bình quân một năm, một hộ dân phải thường xuyên đóng góp 28 khoản, với mức từ 250.000-800.000 đồng. Đó là chưa kể các khoản phí, lệ phí khác, bà con phải nộp theo quy định của Nhà nước khi giải quyết các việc hành chính trên địa bàn thôn, xã. Việc chủ trương miễn thủy lợi phí là một cơ hội lớn cho nông dân thành phố Hà Nội. Sau miễn thu thuế nông nghiệp, giờ được
cơ hội để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để từng bước thu hẹp khoảng cách giầu nghèo, cuộc sống, mức hưởng thụ giữa các vùng miền đặc biệt là nông thôn và thành thị.
Cơ hội cho các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn - người cung cấp dịch vụ Thủy lợi phí là nguồn thu từ những người sử dụng nước để chi cho quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thủy lợi. Như vậy ở đâu có công trình thủy lợi là ở đó cần kinh phí để quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng. Thành phố Hà Nội miễn thủy lợi cho nông dân hay nói cách khác nhà nước trả thay cho nông dân khoản kinh phí đó. Các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi sẽ được cấp nguồn kinh phí ổn định để quản lý công trình. Sẽ không còn cảnh thu không đủ chi, nơi có thu nơi không thu, miễn giảm không hợp lý, thậm chí có tỉnh cấp bù cũng không đủ. Hệ thống tưới tiêu được nâng cấp, duy tu bảo dưỡng kịp thời.
Cơ hội phát triển tổ chức dùng nước:
- Trên thế giới và trong khu vực, tăng cường sự tham gia của người dân đã, đang và vẫn là giải pháp chủ yếu giảm ngánh năng ngân sách nhà nước và quản lý hiệu quả các hệ thống thủy lợi.
- Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều dự án ODA với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JICA, A D, trong đó hợp phần “mềm” liên quan đến thúc đẩy quản lý tưới có sự tham gia (PIM) là một trong các điều kiện giải ngân. Đây là cơ hội rất thực tế để phát triển tổ chức dùng nước trên toàn quốc.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội thuận lợi cho các xã xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng do chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay phong trào đang được cả xã hội quan tâm, được triển khai tích cực, sâu rộng trên địa bàn cả nước.
- Chính sách miễn giảm thủy lợi phí theo Nghị định 67 của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của tổ chức dùng nước do có nguồn thu từ kinh phí cấp bù thủy lợi phí.
tác xã nông nghiệp vẫn duy trì và phát huy tốt hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả, bền vững công trình thủy lợi.
- Các chính sách của Bộ NN&PTNT như Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có và Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi (2014) đã xác định một trong những định hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi là phát triển quản lý tưới có sự tham gia để quản lý hiệu quả hệ thống thủy lợi nội đồng.