.Sự ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 50 - 53)

7. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

2.1.1 .Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Mỹ (BIDV Phú Mỹ) có trụ sở chính đặt tại 2457 đường Độc Lập, phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Phú Mỹ trải qua các giai đoạn như sau:

- Tháng 9/1997, Phòng Giao dịch Phú Mỹ trực thuộc Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập.

- Tháng 3/2005, Phòng Giao dịch Phú Mỹ được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 11/2006, Chi nhánh Phú Mỹ được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 5/2012, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được cổ phần hóa, theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Mỹ cũng được đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Mỹ.

2.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2017- 2019

2.1.2.1. Huy động vốn

Từ năm 2017 đến 2019, hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Mỹ nhìn chung tăng trưởng đều qua các năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản. Tính đến hết năm 2019, tổng huy động vốn, tổ chức, dân cư đạt 4.362

tỷ đồng, tăng 632,329 tỷ đồng tương đương 17% so với năm 2018, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn.

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế có sự biến động đáng kể trong các năm qua do sự tăng nhanh của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Cụ thể, năm 2017 ngồn vốn từ dân cư chiếm 59% trong tổng vốn huy động, nguồn vốn từ tổ chức kinh tế là 41%. Đến năm 2018 tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế xuống còn 39%, huy động vốn từ dân cư tăng lên là 61%. Có sự thay đổi này là do BIDV Phú Mỹ đã đảy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, thay đổi hình ảnh từ một ngân hàng chuyên bán buôn sang một ngân hàng đa dạng về một sản phẩm dịch vụ.

Ngược lại với sự biến động của cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, cơ cấu huy động theo kỳ hạn và theo loại tiền tệ không có nhiều biến động lớn. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn ở mức trung bình 81% đối với tiền gửi có kỳ hạn và 19% đối với tiền gửi không có kỳ hạn, loại tiền VND cũng chiếm trung bình 90% tổng vốn huy động, loại ngoại tệ khác chiếm trung bình 10% trong 3 năm gần nhất.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2017-2019. Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Năm 2017 2018 2019

Tổng vốn huy động tổ chức, dân cư 2.822 3.730 4.362 Phân theo Khách hàng (%) 1 TCKT 41 40 39 2 Dân cư 59 60 61 Phân theo kỳ hạn (%) 1 KKH 17 19 20 2 Có KH 83 81 80

Phân theo loại tiền tệ (%)

1 VND 91 90 90

2 Ngoại tệ 9 10 10

2.1.2.2. Hoạt động dịch vụ.

- Thu dịch vụ ròng (gồm có thu dịch vụ bảo lãnh) đạt 5.284 tỷ đồng, tăng trưởng 193% so với năm 2017, tiếp tục duy trì là một trong những chi nhánh có tổng thu nhập dịch vụ ròng cao nhất hệ thống.

- Cơ cấu thu dịch vụ năm 2019 chuyển dịch tích cực với mức tăng trưởng tốt từ các dòng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ hiện đại (thu dịch vụ bán lẻ tăng tốt trên 25%, chiếm tỷ trọng 29% tổng thu dịch vụ ròng, một số dòng dịch vụ đạt kết quả nổi bật như sau:

+ Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, là nền tảng trong chiến lược kinh doanh với tổng thu dịch vụ thanh toán tăng trưởng 234% so với năm 2017, doanh số thanh toán đạt 18,8 triệu tỷ đồng, số lượng giao dịch tăng trưởng 165% so với ăm 2017.

+ Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng 127% so với năm 2017, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng 125%, duy trì thị phần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

+ Thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tăng ấn tượng 50%, số lượng giao dịch tăng trưởng 287% so với năm 2017. Tổng lượt khách hàng đăng kí mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2018 đạt 1,92 nghìn lượt.

+ Tổng quy mô thẻ đang lưu hành đạt hơn 4 triệu thẻ, tăng trưởng 321% so với năm 2017, doanh số sử dụng thẻ quốc tế tăng trưởng 124%, doanh số chấp nhận thanh toán thẻ tăng trưởng 162% so với năm 2017.

+ Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ và hiệu quả cao so với tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.040 tỷ đồng, cao nhất trong 10 năm, duy trì vị trí top 3 ngân hàng có thị phần mua bán ngoại tệ lớn nhất.

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh.

Bảng 2.2: Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉtiêu 2017 2018 2019 2019/2017

Lợi nhuận trước thuế 94.100 109.651 125.023 132.86

(Nguồn : BIDV Phú Mỹ 2017-2019)

Trong giai đoạn 2017-2019 đánh dấu sự gia tăng vượt bậc của BIDV Phú Mỹ về lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 94,100 tỷ đồng, đến thời điểm năm 2019 đạt 109,651 tỷ đồng, tăng 16.5%, sang đến năm 2019 tiếp tục tăng lên 125,023 tỷ đồng do nhiều năm liền Chi nhánh vẫn duy trì được sự cân bằng trong huy động vốn, tiền gửi khách hàng nhiều hơn, Chi nhánh cũng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại nợ. Trong những tháng cuối năm, Chi nhánh đã phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gắn chặt với chất lượng và hiệu quả, tăng cường quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực. Chi nhánh chú trọng tăng trưởng huy động vốn với chi phí hợp lý, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, gia tăng các nguồn thu phí, lãi để đảm bảo hiệu quả chung.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 50 - 53)