Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 60)

7. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng

- Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Mỹ ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhon, BIDV Phú Mỹ đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, công nghiệp tàu, chế biến xuất khẩu thủy sản, xây lắp… Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế vùng, BIDV Phú Mỹ đã đầu tư

hỗ trợ có hiệu quả. Dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng trưởng và có kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi giới hạn của NHTW, thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉtiêu 2017 TT% 2018 TT% 2019 TT% 2019/2017% Dư nợNH 1153.72 55 1500.64 58 1887.52 61 164 Dư nợTH 251.72 12 232.86 9 216.60 7 86 Dư nợDH 692.23 33 853.81 33 928.29 30 134 Tổng dư nợ 2,097.67 100 2,587.31 100 3,094.29 100 148 (Nguồn: BIDV Phú Mỹ, 2019)

- Trong giai đoạn 2017-2019, dư nợ tín dụng BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó tổng dư nợ năm 2017 là 2,097 tỷ dồng, bao gồm dư nợ ngắn hạn là 1,153 tỷ đồng, tin dụng trung và dài hạn là 943 tỷ đồng thì sang đến năm 2019 dư nợ ngắn hạn tăng lên vượt bậc là 1,887 tỷ đồng, tín dụng trung và dài hạn là 1,360 tỷ đồng. Tổng dư nợ năm 2019 tăng 148% so với năm 2016 nhưng nhìn chung dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ.

- Đến thời điểm năm 2019, tình hình dư nợ của BIDV Phú Mỹ đạt được những điểm chính sau:

+ Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của hệ thống, nền khách hàng cá nhân đạt trên 9 triệu khách hàng, tăng 16%, tín dụng bán lẻ đạt 238.526 tỷ, tăng trưởng 33%, chiếm 27,6% tổng dư nợ tín dụng ( tăng 3,3% so với năm 2017) và tăng trưởng theo hướng thực chất, bền vững hơn, dư nợ tín dụng bán lẻ ( không gồm dư nợ cầm cố, thấu chi) đạt 205.106 tỷ dồng, tăng trưởng 32,5%. Quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV Phú Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn gặp những thách thức từ các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn, đặc biệt là Vietcombank.

+ Ghi nhận mức tăng khá của phân khúc SME: dư nợ tín dụng SME đạt 220.562 tỷ, tăng trưởng 31% chiếm 25,6% tổng dư nợ BIDV và 16% dư nợ SME của nền kinh tế.

- Nhóm các khách hàng tổ chức có tốc độ tăng trưởng phù hợp:

+ Khách hàng doanh nghiệp lớn: Dư nợ tín dụng đạt 381.548 tỷ, tăng trưởng 3,05% so với năm 2018

+ Khách hàng định chế tài chính: Dư nợ đạt 6.301 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ so với năm 2018

+ Khách hàng FDI: Dư nợ FDI đạt 15.668 tỷ đồng.

- Kiểm soát cấp tín dụng lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản: Tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS là 5.34%, giảm 1,06% so với năm 2018.

- Kiểm soát tín dụng đối với các dư án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của NHNN tại công văn số 3241/TTGSNH4, tỷ trọng cho vay BOT giao thông/tổng dư nợ là 3,2%, giảm 0.5% so với năm 2018.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng BIDV Phú Mỹ năm 2017

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng BIDV Phú Mỹ năm 2019

Nguồn: BIDV Phú Mỹ năm 2019

- Về cơ cấu tín dụng phân theo ngành, có thể thấy năm 2018 BIDV Phú Mỹ đã đẩy mạnh đa dạng hóa lĩnh vực cho vay, đa dạng hóa ngành nghề cho vay để phân tán rủi ro nhưng cũng chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tốt hơn thời điểm năm 2017. Cụ thể thời điểm năm 2017 dư nợ tín dụng của BIDV tập trung vào 6 nhóm ngành chính thì đến năm 2019 đã tăng lên 12 nhóm ngành chính.

2.2.2.Tình hình kinh doanh và rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2017- 2019

* Về các nhóm nợ nói chung

- Trong giai đoạn 2017-2019, BIDV Phú Mỹ có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao và cơ cấu tín dụng được điều chỉnh hợp lý hơn. Tuy nhiên để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng có hợp lý hay không thì cần phải

xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chát lượng các khoản nợ của BIDV Phú Mỹ được phản ánh qua các số liệu sau đây:

Bảng 2.4: Phân loại nợ của BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉtiêu 2017 TT % 2018 TT % 2019 TT % 2019/2017

Nợđủtiêu chuẩn 2019.21 96.26 2514.87 97.2 3026.21 97.8 149.87 Nợcần chú ý 16.36 0.78 18.37 0.71 19.49 0.63 119.14 Nợdưới tiêu chuẩn 18.88 0.9 16.30 0.63 17.02 0.55 90.15 Nợnghi ngờ 23.28 1.11 14.49 0.56 12.38 0.4 53.16 Nợcó khảnăng mấ t vốn 19.93 0.95 23.29 0.9 19.49 0.63 97.82 Tổng 2097.67 100 2587.31 100 3094.288 100 147.511 Nợquá hạn 78.45 3.74 72.44 2.8 68.38 2.21 87.17 Nợxấu 62.09 2.96 54.07 2.09 48.89 1.58 78.74 Nguồn: BIDV Phú Mỹ 2017-2019

- Có thể thấy cùng với sự gia tăng của dư nợ , chất lượng các khoản nợ của BIDV Phú Mỹ có sự biến đổi, cụ thể:

- Nợ cần chú ý được duy trì ở mức dưới 1% trên tổng dư nợ, không có nhiều biến động lớn trong những năm gần đây.

- Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ có xu hướng tăng giảm qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Tại thời điểm năm 2017 nợ dưới tiêu chuẩn là 18.88 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 23.28 tỷ đồng thì đến năm 2019 nợ dưới tiêu chuẩn là 17.02 tỷ đồng và nợ nghi ngờ là 12.38 tỷ đồng.

- Nợ có khả năng mất vốn năm 2016 từ 19.93 tỷ đồng giảm xuống 19.49 tỷ đồng năm 2019, tương đương với mức giảm 97.82%

* Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu:

- Theo thông lệ quốc tế, khi các khoản RRTD không được xử lý ngay lập tức thì chúng sẽ trở thành các khoản mục xấu trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng và được coi là nợ xấu hay nợ tồn đọng. Từ tháng 10 năm 2006 BIDV đã bắt đầu tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính. Theo đó các khoản nợ được chia thành 5 nhóm và nợ xấu (bad debt) của các TCTD được xác định căn cứ vào mức độ tín nhiệm củ khách hàng mà không căn cứ vào thời gian quá hạn. Các khoản nợ nhóm 3,4,5 được coi là nợ xấu và được trích lệ dự phòng tương ứng là 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ quá hạn ròng hay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giai đoạn 2017-2019 cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ của BIDV giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn 3.74 2.8 2.21 Tỷ lệ nợ xấu 2.96 2.09 1.58 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 0.95 0.9 0.63 Nguồn : BIDV Phú Mỹ 2017-2019

Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi về tỷ lệ nợ xấu được thể hiện qua biểu đồ sau: Đơn vị tính: %

Nguồn : BIDV Phú Mỹ 2017-2019

- Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Phú Mỹ giảm qua các năm và đây là dấu hiệu tốt. Năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 2.96%, sang đến năm 2018 giảm mạnh xuống còn 2.09% (dư nợ xấu giảm từ 62.09 xuống còn 54.07 tỷ đồng, đồng thời tổng dư nợ từ 2097.67 tăng lên 2587.31 tỷ đồng) do năm 2018 chi nhánh đã tích cực thực hiện thu hồi nợ xấu và thị trường bất động sản tại địa phương có sự sôi động mạnh. Sang đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 lại tiếp tục giảm xuống từ 2.09% xuống 1.58% do Chi nhánh đã có những chính sách hỗ trợ miễn giảm lãi, phí phạt quá hạn để hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp thanh toán nợ xấu. Qua những số liệu trên cho thấy được sự nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát nợ xấu trong giai đoạn 2017-2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 60)