Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc năm 2018 (Trang 26 - 29)

CLCS liên quan đến sức khỏe cùng với tình trạng ốm đau và tử vong là các chỉ số được sử dụng để đo lường sức khỏe của các cá nhân và quần thể. Có hai cách tiếp cận thường được sử dụng để đo lường CLCS đó là: trực tiếp và gián tiếp [30].

1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp này CLCS được đo trực tiếp và tổng thể thông qua hệ số chất lượng sống liên quan đến một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện nay có ba phương pháp được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi thời gian, phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp đặt cược. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống trực tiếp có ưu điểm là ngắn gọn, cho kết quả nhanh chóng và không làm mất nhiều công sức và thời gian của người được phỏng vấn. Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng trong các trường hợp đánh giá kinh tế y tế [29].

1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp đánh giá CLCS qua các chỉ số đo lường các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khía cạnh thể chất, tinh thần, xã hội, môi trường…Cho đến nay, các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện [29]. Có hằng trăm công cụ được triển khai và sử dụng để đánh giá CLCS, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 50 công cụ được sử dụng thường xuyên. Có điểm giống nhau và cũng có những khác biệt ở từng bộ công cụ [33]. Tuy nhiên, các bộ công cụ dùng để đo lường CLCS gián tiếp được chia làm hai loại: bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát và bộ công cụ đo lường CLCS chuyên biệt [31].

Bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát thường được áp dụng cho các đối tượng trong dân số nói chung để đánh giá, thay đổi rộng của các lĩnh vực sức khỏe. Ưu điểm của bộ công cụ này là rất hữu ích trong các nghiên cứu thăm dò sức khỏe tổng quát và so sánh giữa các nhóm đối tượng dân số có tình trạng bệnh lý khác nhau. Nhược điểm của công cụ này là chưa đủ khả năng để đánh giá được các vấn đề chuyên sâu của đối tượng đang mắc các bệnh lý cụ thể do đó có thể không phát hiện được sự thay đổi về CLCS đặc thù cho một

lường CLCS tổng quát với độ dài ngắn là khác nhau, mức độ áp dụng trong các nghiên cứu cũng khác nhau đó là thể chất, tinh thần và xã hội.

Từ năm 1985, Ed Diener đã xây dựng thang đo lường sự hài lòng với cuộc sống là một thang đo được sử dụng trên toàn cầu để đo lường sự hài lòng với cuộc sống của mọi người. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 7 từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Bộ thang đo Subjective Happiness Scale (SHS) được Lyubomirsky đưa ra năm 1999 là thang đo hạnh phúc của mỗi cá nhân, được sử dụng trên toàn cầu. Bộ công cụ SHS gồm 4 câu hỏi, mỗi câu cũng được đánh giá trên thang điểm 7 như Ed Diener. Thang đo đã được kiểm định về độ tin cậy và được xác nhận tính giá trị khi sử dụng để đo lường hạnh phúc chủ quan. SF-36 là bộ công cụ được các nhà nghiên cứu chiến lược và chính sách Mỹ (1993) xây dựng để khắc phục một số khiếm khuyết mà bộ công cụ khác trước đó, đó là chưa bao gồm các lĩnh vực của CLCS một cách toàn diện. Đây là bộ công cụ nghiên cứu CLCS đa mục đích, gồm 36 câu hỏi ngắn điều tra về tình trạng sức khỏe, với 8 lĩnh vực chức năng bao gồm: các chức năng về hoạt động thể chất, các hạn chế hoạt động do thể chất, các hạn chế do hoạt động tinh thần, sức sống, sự thoải mái về tinh thần, cơn đau và sự khó chịu, các vấn đề xã hội, tình trạng sức khỏe chung [32]. Mặc dù vậy, SF-36 có đặc điểm là dài nên để áp dụng cho những nghiên cứu cần đánh giá nhanh, người ta rút gọn để có bộ công cụ SF-12, SF-12 là bộ câu hỏi đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe với 12 câu hỏi và có ưu điểm ngắn gọn, dễ trả lời, được sử dụng để đánh giá CLCS của người bệnh, bao gồm hai lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. SF-12 thường được sử dụng với những nghiên cứu có cỡ mẫu lớn và khi nghiên cứu cần tìm hiểu nhiều thông tin khác nữa [29]. Tuy nhiên, SF- 12 chưa đi vào chi tiết các khía cạnh thể chất và tâm thần nên có hạn chế trong việc đo lường các khía cạnh của CLCS một cách toàn diện và chi tiết.

Để đánh giá CLCS toàn diện hơn, TCYTTG nghiên cứu và cho ra đời bộ công cụ WHOQOL-100. Đây là bộ công cụ cập nhật nhiều nhất các khía cạnh của CLCS, bao gồm 6 khía cạnh: thể chất, tâm lý, tâm linh, kinh tế và môi trường được xem là bộ công cụ đo lường CLCS toàn diện, chi tiết. Ở bộ công cụ này, CLCS là cảm nhận có tính chủ quan của cá nhân đặt trong cũng có hạn chế trong phạm vi sử dụng và TCYTTG đã rút gọn để có bộ công cụ WHOQOL-26 [33].

Ngoài các bộ công cụ tổng quát còn có bộ công cụ đo lường CLCS chuyên biệt. Những bộ công cụ này chú trọng vào các khía cạnh sức khỏe phù hợp nhất với tình trạng bệnh tật đang được nghiên cứu và những đặc trưng của nhóm bệnh nào đó, do vậy thang đo này thường được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng để đánh giá các can thiệp điều trị chuyên biệt. Nhà nghiên cứu muốn tăng khả năng phát hiện sự thay đổi về CLCS do tác động của các can thiệp lâm sàng do đó thường chỉ đưa vào nghiên cứu một số lĩnh vực quan trọng của CLCS liên quan trực tiếp đến những bệnh cụ thể [34].

Bên cạnh đó, để nghiên cứu chất lượng cuộc sống đối với người bệnh đái tháo đường, có bộ công cụ “Chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường Châu Á” - AsianDQOL [35]. Bộ công cụ này đã được xây dựng và thử nghiệm tại Malaysia. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn bộ công cụ này để dịch sang tiếng Việt, thử nghiệm tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc năm 2018 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)