Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2. Các tác giả đã sử dụng các bộ công cụ khác nhau và phương pháp tiến
về điểm CLCS giữa các nhóm yếu tố nhân khẩu-xã hội/ nghề nghiệp: giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… và các nhóm yếu tố lâm sàng như thời gian phát hiện bệnh, bệnh kèm theo… Một số nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 như: CLCS có xu hướng giảm khi tuổi tăng; nam giới có CLCS cao hơn nữ giới; trình độ học vấn càng cao thì CLCS có xu hướng tăng lên; những người bệnh có biến chứng thì CLCS kém hơn những người bệnh không có biến chứng; thời gian mắc bệnh ĐTĐ nhiều hơn, biến chứng về tim mạch, thận, võng mạc ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của người bệnh.
Tác giả Glasgow và cộng sự (1997) sử dụng bộ SF-20 nghiên cứu với 2056 người bệnh ĐTĐ với mẫu đại diện trên toàn quốc tại Mỹ để đánh giá CLCS của người bệnh ĐTĐ và các yếu tố liên quan đến CLCS. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trung bình CLCS về sức khỏe thể chất là 70,3 điểm; hoạt động xã hội là 77,5 điểm; lĩnh vực sức khỏe tinh thần là 59,7 điểm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 là tuổi cao thì CLCS giảm, trình độ học vấn càng thấp thì CLCS càng giảm, nữ giới có CLCS thấp hơn nam giới, người bệnh có biến chứng với số lượng biến chứng càng lớn thì CLCS càng thấp (p<0,05) [2].
Tác giả Lau và cộng sự (2000) sử dụng bộ câu hỏi SF-36 nghiên cứu với 380 người bệnh ĐTĐ của 4 trung tâm y tế tại California để so sánh sự thay đổi CLCS qua can thiệp sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ sau một năm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, điểm trung bình CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 của 4 trung tâm y tế ở mức trung bình. Nghiên cứu đã chỉ ra điểm trung bình CLCS về khía cạnh thể chất không có sự khác biệt có ý nghĩa trước (45,13±0,65) và sau một năm can thiệp (44,12±0,73). Tuy nhiên điểm CLCS về khía cạnh tinh thần có sự tăng lên có ý nghĩa lần lượt là 44,45±0,63 và 48,21±0,68 (p<0,05) [36].
Các tác giả Herman và cộng sự (2011) cũng sử dụng bộ công cụ SF-36 để nghiên cứu tác động của biến chứng viêm đa dây thần kinh của bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến sự đi lại và CLCS của 155 người bệnh (trong đó 98 người bệnh ĐTĐ type 2 bị viêm đa dây thần kinh, 39 người bệnh ĐTĐ type 2 không bị viêm đa dây thần kinh, 19 người khỏe mạnh) tại một trường đại học và 4 huyện phía Nam của Hà Lan. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy nhóm người bệnh ĐTĐ type 2 có biến chứng viêm đa dây thần kinh có điểm trung bình CLCS không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có biến chứng (50±20 và 50±19) và thấp hơn hẳn so với nhóm người khỏe mạnh (77±15) [37].
Nhóm tác giả Adam Lloyd và cộng sự (2001) sử dụng bộ câu hỏi SF-36 thực hiện nghiên cứu với 1233 người bệnh ĐTĐ type 2 không sử dụng insulin nhằm mục đích đánh giá tác động của các biến chứng lên CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 tại 12 nước châu Âu. Kết quả cho thấy các biến chứng như tăng huyết áp, tim mạch, võng mạc, thần kinh ngoại vi…dù nhẹ nhất cũng ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 (p<0,05). Ngoài ra, nhóm tác giả đã tìm ra một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2: tuổi cao CLCS thấp, chỉ số cơ thể ở mức béo phì thì CLCS của người bệnh giảm, những người bệnh không tuân thủ việc kiểm soát đường huyết CLCS thấp hơn nhóm tuân thủ, thời gian mắc bệnh càng dài thì CLCS của người bệnh càng giảm (p<0,05) [38].
Còn tác giả Iran Abolhasani và cộng sự (2012), sử dụng bộ công cụ EQ-5D thực hiện nghiên cứu chọn mẫu trên toàn quốc với 3472 người bệnh ĐTĐ type 2 nhằm mục đích đo lường CLCS và một số yếu tố về đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học có liên quan đến CLCS hay không. Nghiên cứu cho thấy ở nữ giới, người trên 70 tuổi bị thất nghiệp, ly dị, phải nhập viện trong
điểm CLCS của họ thấp hơn nhóm còn lại (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Phân tích hồi quy logistic đã tìm ra mối liên hệ giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bị nhập viện trong thời gian qua, biến chứng thận đến điểm CLCS của người bệnh (p<0,05). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm CLCS giữa các phương pháp điều trị, điều kiện kinh tế hộ gia đình [39].
Turk và cộng sự (2013) sử dụng bộ công cụ ADDQOL (Audit of Dependent Qualty of life) nhằm đánh giá CLCS và một số yếu tố liên quan của 285 người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú từ 60 tuổi trở lên tại 12 trung tâm ngoại trú thuộc Nam Tư. Kết quả chỉ rõ: điểm trung bình CLCS thấp nhất ở khía cạnh về sự thoải mái trong chế độ ăn uống là 1,2±1,0, điểm CLCS cao nhất ở khía cạnh sự phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động hàng ngày là 2,5±0,7. Ngoài việc tìm hiểu CLCS của người bệnh ĐTĐ, các tác giả đã tìm thấy một số yếu tố liên quan đến CLCS. Cụ thể, người bệnh có biến chứng, có mắc các bệnh kèm theo, số lượng các biến chứng càng lớn, không tuân thủ chế độ ăn, trình độ học vấn thấp, kinh tế gia đình có thu nhập thấp, thời gian mắc bệnh dài có điểm CLCS thấp hơn các nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đặc biệt, những người bệnh tuân thủ điều trị, tự quản lý bệnh ĐTĐ tốt và kiểm soát đường huyết thường xuyên cho thấy CLCS tốt hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 ở thành thị, nông thôn và sự tiếp cận dịch vụ của người bệnh ở hai địa bàn này. Nghiên cứu có hạn chế là do phải sử dụng mẫu thuận tiện và cỡ mẫu nhỏ nên hạn chế trong việc phân tích và khái quát hóa kết quả, số lượng mẫu lớn hơn có thể cung cấp thêm các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến nghiên cứu và sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu [40].
1.4.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Đái tháođường type 2 ở Việt Nam