Tuổi và phân nhóm tuổi của người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm niêm mạc tử cung với kết quả chuyển phôi đông lạnh (Trang 60 - 61)

1. 9 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

4.1.1 Tuổi và phân nhóm tuổi của người bệnh

Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 30,5±4,76 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 22 tuổi, lớn tuổi nhất là 46 tuổi. Nhóm tuổi có số lượng bệnh nhân nhiều nhất là từ 25 - 30 tuổi chiểm tỷ lệ 41,8%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 30 – 35 tuổi chiếm 27,8%. Nhóm người bệnh > 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Trịnh Văn Du (2017) tuổi trung bình 31,25±4,7 tuổi, nhóm tuổi nhiều nhất < 30 tuổi chiếm 47,4%,

nhóm 31-35 tuổi chiếm 33,8%, tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 46 tuổi[36]. Theo Vũ Thị Minh Phương (2015) tuổi trung bình là 32,77±4,91, nhóm tuổi từ 31 -35 tuổi chiếm số lượng lớn nhất với 38,8%[37]. Theo Hán Mạnh Cường (2010) độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 34,36±5,5 tuổi và độ tuổi từ 31 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 52%, trong khi nhóm tuổi nhỏ 25 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 2%[16]. Và theo Wei Yang và cộng sự (2018) độ tuổi trung bình của nghiên cứu các trường hợp chuyển phôi trữ lạnh là 30,3±4,2 tuổi tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [38]. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bệnh nhân điều trị vô sinh hiện tại có số tuổi trung bình ngày càng thấp đi theo từng năm, độ tuổi đông nhất chủ yếu là các bệnh nhân < 30 tuổi, số lượng bệnh nhân > 40 tuổi ngày càng ít. Điều đó cho thấy nhận thức của các bệnh nhân về vô sinh ngày càng tốt hơn, khả năng tiếp cận với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng được phổ cập hơn, và các bệnh nhân trẻ tuổi khi điều trị đáp ứng buồng trứng sẽ tốt hơn do đó có nhiều phôi trữ lạnh hơn các bệnh nhân lớn tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm niêm mạc tử cung với kết quả chuyển phôi đông lạnh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)