Kiến nghị đối với kế toánvà thủ trưởng đơn vịsử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 99)

Như đã nêu trên phần thực trạng, mặt bằng trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ

tài chính - kế toán của các đơn vị sử dụng Ngân sách còn yếu. Đặc biệt là tại các đơn

vị cấp xã như UBND, các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Hầu hết tại các

đơn vị này đều sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, có thâm niên trong công tác nhưng lại

không qua đào tạo chính quy. Do đó, việc khuyến khích, đôn đốc thậm chí cấp kinh

phí cho đội ngũ cán bộ hiện có tiếp tục học tập, trau dồi chuyên môn là rất cần thiết. Việc đặt ra những quy định vềtrình độchuyên môn (văn bằng, chứng chỉ) đối với cán bộ tài chính - kế toán từ cấp xã trở lên là cần thiết. Từ đó tạo cho họ động lực để tiếp tục học tập hoặc chấp nhận bịđào thải.

Ngoài ra, vấn đề về ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ kế toán - tài chính đơn vị cũng cần được chú trọng hơn nữa. Bản thân các đơn vị chủ quản cần nắm rõ được phẩm chất, ý thức, trách nhiệm cũng như định hướng tư tưởng của cán bộ trong suốt quá trình làm việc, đặc biệt là trước khi bổ nhiệm, tái bổ nhiệm.

Đồng thời, các cơ quan liên quan như Kho bạc Nhà nước, Phòng Tài Chính Kế Hoạch, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo.. cần giám sát, kiểm soát chặt chẽ và nghiêm khắc xử lý khi phát hiện sai phạm của các đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành quy định trong quản lý chi NSNN của tất cả các ĐVSDNStrên địa bàn huyện Chi Lăng.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước Chi Lăng nói riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh khu vực và thế giới.

Đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống Kho bạc Nhà nước để thực hiện có hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN trong thời kỳ tiếp theo. Công tác KSC

thường xuyên NSNN qua Kho bạcNhà nước là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, động chạm trực tiếp tới quyền lợi cũng như tư duy, cách làm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi toàn quốc, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu, toàn diện.

Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành và địa phương. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ là cơ sở tham khảo để Kho bạc Nhà nước Chi

Lăng tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác KSC thường xuyên NSNN trong thời gian tới.

Kết luận chương 3

Trên đây một số điều kiện, cơ sở pháp lý và đặc biệt là một số giải pháp hoàn thiện công tác kiếm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Chi Lăng mà tác giải đã đưa ra trong quá trình nghiên cứu nhằm, để nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng công

quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, để những giải pháp đó có thể áp dụng được trong thực tiễn, cũng cần phải có các giải pháp điều kiện. Trong thực hiện một cách đầy đủ và triệt để theo như các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên

địa bàn huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Nhằm đưa ra những mục tiêu, định hướng

trong công tác kiểm soát chi trong thời tới. Đưa ra một số điều kiện và giải pháp giúp xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước Chi Lăng. Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện tốt hơn nữa cơ chế kiểm soát chi NSNN qua Kho

KT LUN VÀ KIN NGH CHUNG

1. Kết luận

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đang là một trong những vần đề bức xúc trong quá trình đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết được cơ bản các yêu cầu đặt ra, thể hiện trên thông qua các nội dung sau:

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Từ đó, khẳng định vai trò to lớn của KBNN trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN. Từ đó, đề tài đã chỉ rõ những kết quả đã được những, những tồn tại và nguyên nhân của kiểm soát chi NSNN trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong thời gian tới.

Đề xuất những giải pháp thiết thực mang tính định hướng; những giải pháp cụ thể và các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Từ đó, đáp ứng ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung và trong lĩnh vực NSNN nói riêng.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế, nên những kiến nghị, đề xuất trong đề tài chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, các giải pháp trên vẫn có thể phát huy tác dụng nếu có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan trong quá trình thực hiện.

yếu là quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, trong đó việc kiểm soát các khoản mục chi đặc biệt là chi thường

xuyên NSNN, ngành Kho bạc nói chung và Kho bạc Nhà nước Chi Lăng nói riêng đã khẳng định được một cách vững chắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong hệ thống quản lý nền tài chính và tiền tệ quốc gia, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN, đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu tác giả xin đưa ra Kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước như sau:

Kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản về

kiểm soát chi Ngân sách bằng hình thức chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước. Ban hành những quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi Ngân sách theo dự toán tiến tới chấm dứt hình thức Lệnh chi tiền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vừa đảm bảo quản lý Ngân sách một cách hiệu quả, chặt chẽ.

Kiến nghị Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi phương thức thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu phù hợp với thực tế từng lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng chương trình Tabmis cụ thể:

Đối với khoản chi làm thêm giờ, theo quy định hiện hành khoản chi này không quá 200 giờ/năm, nhưng trên mẫu thanh toán tiền ngoài giờ của các đơn vị sự nghiệp công lập không thể hiện cột lũy kế giờ thanh toán trong năm nên Kho bạc Nhà nước không thể kiểm soát được số vượt so quy định. Để khắc phục tình trạng trên cần ban hành mẫu thanh toán có cột lũy kế giờ thanh toán trong năm và trên Tabmis nên ràng buộc

Đối với khoản chi mua sắm tài sản, công cụ, chi sửa chữa lớn tài sản cố định, cần có

quy định cụ thể từng loại tài sản sau thời gian bảo hành, dùng bao nhiêu năm, bao

nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, trừtrường hợp bất khả kháng như thiên tai gây hỏng

hóc, đồng thời phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới

được sửa chữa.

Từng bước đưa dần các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực và hình thành khung giá hàng hóa vào trong hệ thống quản lý chương trình Tabmis, có chế tài buộc nhà cung cấp cam kết giá bán phù hợp theo cơ chế quản lý giá, từ đó đơn vị sử dụng

Ngân sách quan hệ giao dịch trên cơ sở đấu thầu, chọn nhà thầu theo quy định, có như thế sẽ hạn chế tối đa tình trạng mua hóa đơn như hiện nay và thống nhất được giá thanh toán trong thời gian tới.

Với các kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận văn này, tác giả đã cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra khi bắt đầuvào thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện luận văn có hạn và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của tác giả còn hạn chế nên luận văn này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong rằng, từ vị trí công việc đang công tác và kiến thức đã có trong thời gian nghiên cứu, tác giả sẽ có thêm những cơ hội và trải nghiệm để trau dồi chuyên môn, nhận thức và tư duycủa bản thân, làm nền tảng cho việc bổ sung lý luận và đóng ghóp nhiều hơn cho thực tế

công tác kiểm soát chi thường xuyêncủa KBNN Chi Lăngtrong thời gian tới.

Với kết cấu 3 chương, đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từ những lý luận chủ yếu về chi thường xuyên NSNN qua KBNN, các nội dung cơ bản của kiểm soát chi thường xuyên

NSNN qua KBNN Chi Lăng, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm

soát chi NSNN qua KBNN Chi Lăng đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, trong đó chú ý đến một số giải pháp về đổi mới quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi để đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệvà chuẩn mực Quốc tếmà tác giả nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, NXB Tài chính, Hà Nội

2003.

[2] Bộ Tài chính Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính,

NXB Tài chính, Hà Nội, 2003.

[3] Bộ Tài chính Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội, (2006)

[4] Bộ Tài chính Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 2006.

[5] Bộ Tài chính Thông tư 164/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 17/11/2012 quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, NXB

Tài chính, Hà Nội, 2012.

[6] Bộ Tài chính Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội, 2012.

[7]

Bộ Tài chính Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ tài chínhsửu đổi bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội, 2016

[8] Bộ Tài chính Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội

2006.

[9] Chính phủ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Tài

chính, Hà Nội, 2003.

[10] Chính phủ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, và kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2006.

[11] Chính phủ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội,

2005.

[12] Chính phủ Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN, NXB Tài

chính, Hà Nội, 2007.

[14] Cổng thông tin điên tử Bộ tài chínhwww.mof.gov.vn

[15] Cổng thông tin điên tửcủa KBNN http://portal.kbnn.vn

[16] Hàm Hoàng Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN, Tạp chí kế toán số 10, NXB Tài chính, Hà Nội, 2008.

[17] Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2010.

[18] Học viện Tài chính Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà

Nội, 2012.

[19] Kho bạc Nhà nước Quyết định số 888/QĐ/KBNN ngày 24/10/2016 Về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà

nước, NXB Tài chính, Hà Nội, 2016.

[20] La Dũng Quản lý rủi ro trong hoạt động chuyên môn của Kho bạc Nhà nước,

Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 160, NXB Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2015.

[21] Lê Văn Giang Phối hợp nội bộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 160, NXB Kho bạc Nhà

nước Việt Nam, Hà Nội, 2015.

[22] Phan Đình Tý Nâng cao vai trò Kho bạc Nhà nước cơ sở trong quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN", Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 98,

NXB Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2009.

[23] Nguyễn Thị Hồng Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước

Thạch Thất, TP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.

[24] Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.

[25] Quyết định Số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 99)