Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 36)

1.3.1.1 Cơ chế quản lý, cơ sở pháp lý

Luật Ngân sách Nhà nước luôn quy định rõ vai trò và trách nhiệm của KBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát thu - chi và kế toán NSNN. Luật NSNN là yếu tố pháp lý tạo nền tảng cho việc phát triển các nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN. Là

tiền đề đưa ra các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát các khoản chi NSNN.

1.3.1.2 Những tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

Dự toán ngân sách Nhà nước: Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực

phải chi tiết, dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận lợi và chặt chẽ. Dự toán NSNN làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế, tính thống nhất

giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

Các chính sách, chế độ tài chính: Các chính sách, chế độ tài chính - kế toán liên quan đến kiểm soát chi NSNN như: Kế toán Nhà nước, Mục lục NSNN, định mức phân bổ NSNN, định mức chi NSNN, dự toán chi NSNN, hợp đồng mua bán tài sản công, công cụ thanh toán, kế toán NSNN.

1.3.1.3 Sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cấp, các ngành trong quản lý quỹ NSNN

Theo tinh thần củaluật ngân sáchQuốc hội (2002) Luật ngân sách nhà nước,việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các khoản chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thuộc NSNN. Công tác kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN của KBNN là công đoạn cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát chi NSNN. Đây là khâu chủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho tiền vốn chi ra của NSNN được sử dụng vào các mục tiêu đã định một cách tiết kiệmvà có hiệu quả nhấttrong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 36)