1.3.2.1 Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN để họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải đó chỉ là công việc của ngành Tài
chính, KBNN,các ngành, các cấp cần nhận thấy vai trò của mình trong quá trình quản lý quỹ NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp
1.3.2.2 Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi
Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế
chính sách liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống KBNN luôn chú trọng thực hiện việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng,thái độ phục vụ, hiện tại cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhà nước giao. Hệ thống KBNN đang thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng cả về lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới là yêu cầu hết sức cần thiết, quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, việc kiểmsoát chi NSNN qua KBNN muốn đạt kết quả cao cũng cần đòi hỏi tới một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ thông tin KBNN, hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hóa công nghệ thanh toán của KBNN và của cả nền kinh tế…
1.4 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số nước trên thế giới và một số địa phươngtrong nước, bài học kinh nghiệmthực tế
1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của một số địa phương của Việt Nam
1.4.2.1 Kinh nghiệm của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Huyện Lạng Giang nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơnvà huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên.Hiện nay, diện tích tự nhiên là 240 km2 (gồm 21 xã và 02 thị trấn, trụ sở Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đặt ở thị trấn Vôi). Dân số của huyện hơn 190.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45%. Lạng Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử với nhiều lễ hội. Nơi đây còn có cây Giã Hương nghìn năm tuổi, là địa điểm đến thăm quan của nhiều du khách.Có số thu điều tiết khá lớn so với
các huyện trong toàn tỉnh do làm tốt việc khai thác nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư trên địa bàn.
UBND huyện Lạng Giang đã triển khai công tác kiểm soát chi ngân sách huyện có hiệu quả, ngoài việc đảm bảo nhu cầu chi cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị chính quyền của huyện, Lạng Giang còn ưu tiên bố trí hợp lý các khoản chi đầu tư xây dựng hạ tầng, giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa, công trình trường học, y tế…Do đó, tạo điều kiện phát triển KT-XH trên địa bàn huyện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện.
Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên, dự toán chi ngân sách được giao và phân bổ và giao trực tiếp tới các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện (trừ khối giáo dục giao dự toán qua phòng GD&ĐT) theo đúng cơ chếtự chủ tài chính. Nhờ đó đơn vị dự toán đã chủ động trong việc sử dụng kinh phí được giao, chủ động sắp xếp bộ máy, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
1.4.2.2 Kinh nghiệm của huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
Huyện có 26 đơn vị hành chính (25 xã, 01 thị trấn), có địa giới hành chính liền với huyện Chi Lăng, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xá hội có nhiều điểm tương đồng với Chi Lăng. Với cùng cơ chế phân cấp và điều hành ngân sách do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Hữu Lũng lại có cách quản lý khác so với các huyện khác, đó là UBND huyện thực hiện triệt để việc phân cấp giao dự toán, giao cho xã hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng ngân sách. Tuy nhiên việc phân cấp quá mạnh và giao cho xã hoàn toàn chủ động trong việc phê duyệt chi thường xuyên, trong khi nguồn thu của xã rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào ngân sách huyện hỗ trợ sẽ dẫn tới việc đầu tư dàn trải., nên không thể tránh khỏi việc gây lãng phí và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên đối với KBNN Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
Qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm của một số địa phương, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Chi Lăng trong lĩnh vực này như sau:
UBND huyện cần thực hiện phân cấp trong quản lý chi thường xuyên cho các xã, thị trấn trên địa bàn phù hợp với năng lực của chính quyền cấp xã và chất lượng các
khoản chi trên địa bàn.
Đẩy mạnh thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ côngchức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chi thường xuyên trên địa bản theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc giao cho doanh nghiệp ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư. Việc đẩy mạnh chủ trương này sẽ giúp giảm áp lực về nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn, tăng cường giám sát của ngân dân trong thi công công trình, đảm bảo nguồn vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Kết luận chương1
Trên đây là những trình bày về cơ chế kiểm soát chi thường xuyên trong quản lý, kiểm soát chi NSNN, vai trò của KBNN trong việc quản lý, kiểm soát chi NSNN và những
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kiểm soát chi NSNN. Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong
nhưng năm gần đây, để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi và đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây và trong thời gian tới.
Dựa trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các nước khác và những địa phương
khác từ đó đưa ra những lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong chương này giúp chúng ta thấy rõ những nguyên tắc cơ bản, quy trình,
nội dung, đặc điểm chủ yếu trong quản lý chi NSNN qua KBNN, qua đó làm rõ tính chất, vị trí, vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
Kho bạc Nhà nước .
Lấy đó làm cơ sở cho Chương 2 để làm rõ thực trạng và tình hình công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Chi Lăng.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CHI LĂNG TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Chi Lăngtỉnh Lạng sơn 2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chi Lăng
Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 240m. Toạ độ địa lý 210
32’- 21048’
vĩ độ Bắc và 106025’- 106050” kinh độ Đông. Ranh giới của huyện:
Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.
Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.
Phía Tây giáp huyện Văn Quan.
Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang Đơn vị hành chính:
Huyện Chi Lăng có 21 xã, thị trấn bao gồm các xã: Bắc Thủy, Bằng mặc, Bằng Hữu, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Quang Lang, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch và 2 thị trấn Chi Lăng, Đồng Mỏ. Trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Đồng Mỏ. Tổng dân số huyện Chi Lăng là 76.110 người, sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (chiếm 67,45%), mật độ trung bình là 108 người/1km2 (Theo Niên giám
thống kê 2015 huyện Chi Lăng). Chi Lăng là một địa bàn chung sống hòa thuận của 03 dân tộc chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh và một số dân tộc khác. Trong đó: dân tộc Nùng chiếm 48,9%, dân tộc Tày chiếm 34%, dân tộc Kinh chiếm 16% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.
ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,7%; công nghiệp xây dựng tăng 32,67%; thương mại - dịch vụ tăng 18,57%. GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp chiếm 34%, công nghiệp và xây dựng 36%, thương mại - dịch vụ 30%.
( Nguồn số liệu thống kê năm 2016 của Phòng Thống kê huyện Chi Lăng)
2.1.2 Sự ra đời và phát triển Kho bạc Nhà nước Chi Lăng
Kho bạc Nhà nước Chi Lăng có trụ sở chính tại Khu Thống nhất 2 thị trấn Đồng Mỏ huyện Chi LăngtỉnhLạng Sơn. Kho bạc Nhà nước Chi Lăng rất tự hào được đặt trụ sở tại vùng đất anh hùng Chi Lăng, người dân Chi Lăng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo đã từng chứng kiến và tham gia
nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Huyện Chi Lăng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có di tích lịch sử Ải Chi Lăng, Hang Gió mỗi năm thu hút hàng nghìn khách du lịch.
Quá trình thành lập: Kho bạc Nhà nước Chi Lăng được thành lập theo Quyết định số
75/TC/QĐ-TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Năm 1995 đổi tên
Chi nhánh Kho bạc Nhà nước Chi Lăng thành Kho bạc Nhà nước Chi Lăng theo Quyết định số 473 TC/QĐ/TCCB ngày 22/05/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tóm tắt cơ cấu tổ chức: KBNN Chi Lăng có 11 CBCC (5 nam và 7 nữ) Ban Lãnh đạo: 02 người
Tổ Tổng hợp – Hành chính: 03 người Tổ Kế toánnhà nước: 06 người
Sơ đồ tổ chức bộ máy được thể hiện qua sơ đồ 2.1ở dưới. Chất lượng đội ngũ cán bộ (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ): Trên Đại học: 01 người
Trình độ Đạihọc: 07 người
Trình độ Trung cấp và Cao đẳng: 01 người Chưa qua đàotạo: 02 người
Tất cả CBCC đều đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định của ngành KBNN.Các tổ chức chính trị tại đơn vị gồm: Chi bộ Đảng, Công đoàn cơ sở,
cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Phụ nữ.
Cơ sở vật chất: Gồm một nhà làm việc 3 tầng, công trình nhà phụ trợ và nhà bảo vệ và phương tiện làm việc được cấp trên trang bị tương đối đầy đủ đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
chi thường xuyên chi đầu tư xây dựng
(Nguồn KBNN Chi Lăng)
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy qua Kho bạc Nhà nước Chi Lăng Tổ Kế toán nhà
nước Tổ Tổng hợp hành chính
KTT,Tổ trưởng tổ
KTNN
Kế toán viên Chuyên viên
hành chính Tổ Trưởng tổ tổng hợp hành chính Giám đốc Nhân viên bảo vệ Phó Giám đốc
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Chi Lăng
Kho bạc Nhà nước Chi Lăng là tổ chức trực thuộc KBNN Lạng Sơn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Lãnh đạo địa phương và quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý,
quảnlý ngân quỹ, tổng kế toán nhà nước, thực hiện việc huy động vốn cho
NSNN vàcho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN, tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do tổ chức, cá nhân nộp tại hệ thống KBNN, thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo quy định củapháp luật. Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN trên địa bàn và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước cấp huyện là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, có
chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước cấp huyệncó tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại cùng cấp và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà
nước cấp huyện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho Bạc Nhà Nước.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, cácloạichứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo
quy định của pháp luật.
Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:
Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy địnhcủapháp luật.
Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà