Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân s, lao động và đời sống dân cư

Dân số trung bình toàn huyện đến 30/12/2018 có 19.317 hộ, 89.780 người (nam

43.889 người chiếm 48,89%, nữ 45.891 người chiếm 51,11%); trong đó có 61.780 người ở nông thôn (chiếm 68,81%). tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,8% vào loại cao so

với toàn tỉnh. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 6.021 hộ. Dân số phân bố khá đồng đều giữa các xã, thị trấn.

Điều đáng ghi nhận, số hộ nông nghiệp, lao động nông nghiệp, nhân khẩu nông nghiệp của huyện đều giảm qua các năm. Điều đó chứng tỏ đã có một sự chuyển dịch

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

mạnh mẽ trong cơ cấu lao động của địa phương, giảm lao động trong lĩnh vực nông ngiệp chuyển dần sang lao động trong các nghành nghề khác. Tuy nhiên, là huyện miền núi, vùng cao, hộ người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số toàn huyện

Hướng Hóa, do đó hiện nay số hộ nghèo vẫn còn quá cao, theo chuẩn nghèo Quốc gia mới thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2018 là 31,17%. Đây là một tỷ lệ còn quá cao. Đề nghị các cấp, các ban ngành, địa phương cần có các chính sách, mục tiêu, giải pháp

sát đúng để phát triển phù hợp nhằm khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của huyện Hướng Hóa đem lại thu nhập khá, từng bước ổn định, tiến tới xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số.

Bảng 2.1:Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2016 - 2018 TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

So sánh 2018/2016 1 Tổng số hộ Hộ 19.292 19.317 19.325 +33

- Hộ Nông nghiệp Hộ 13.891 13.715 13.635 -256

- Hộ nghèo theo chuẩn QG Hộ 6.234 6.021 5.915 -319 - Tỷ lệ hộ nghèo/ Tổng số hộ % 32,31 31,17 30,05 -2.26

2 Dân số trung bình Ngƣời 86.201 89.780 94.321 +8.120

- Dân số nông thôn Người 65.082 64.641 65.972 +890 - Tỷ lệ DSNT/Tổng DS % 75,50 72,1 69,94 -5.56 3 Tổng lao động Ngƣời 45.283 46.173 47.531 +2.248 - Lao động NN Người 31.592 32.321 32.862 +1.270 - Tỷ lệ LĐNN/Tổng LĐ % 69.76 69.99 69.13 - - Lao động nữ Người 23.185 23.641 24. 409 +1.224 - Tỷ lệ LĐ nữ/Tổng LĐ % 51,20 51,20 51,35

(Theo Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Hướng Hóa 2018)

2.1.2.2. Thc trng phát trin kinh tế a) Cơ cấu ngành kinh tế

Từ năm 2016 đến nay nền kinh tế huyện Hướng Hóa đã dần từng bước ổn định, có sự tăng trưởng khá và bước đầu bắt nhịp với sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng thêm của nền kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 9,62%/năm. So với bình quân chungcủa tỉnh thì Hướng Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơi thấp (cả tỉnh 11%/năm).

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Hƣớng Hóa thời kỳ 2016 - 2018

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành 2016 2017 2018 So sánh 2018/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng 9.663 100 10.647 100 11.054 100 + 1391 100

1. Nông lâm nghiệp 935 9,68 1.081 10,15 1.172 10,60 +237 +25,35

Trong đó: - Trồng trọt, chăn nuôi 906 96,90 1.030 95,28 1.115 95,14 +209 +23,07 - Lâm nghiệp 25 2,67 48 4,44 51 4,35 +26 +104

- Thủy sản 4 0,43 3 0,28 6 0,51 +2 +50

2. Công nghiệp - xây dựng 3.895 40,30 4.300 40,39 4.520 40,89 +625 +16,05

Trong đó: - Công nghiệp 3.400 87,29 3.340 77,67 3.452 76,37 +52 +1,53

- Xây dựng 495 12,71 960 22,33 1068 23,63 +573 +115,8

3. Thƣơng mại - Dịch vụ 4.833 50,02 5.266 49,46 5.362 48,51 +529 +10,95

(Theo Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Hướng Hóa 2018)

Qua Bảng 2.2 ở trên ta nhận thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện có tăng lên nhưng không đáng kể.

Năm 2016 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 9.68%, đến năm 2018 tăng lên

10,60%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 40.30% lên 40,89% và thương mại -

dịch vụ vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất chính của huyện có giảm xuống nhưng không đáng kể từ 50,02 % xuống 48,51%, trong đó:

- Thương mại - dịch vụ:là nhóm ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế và là nguồn thu nhập chủ yếu của nền kinh tế trong huyện. Mặc dù, nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung song ngành thương mại và dịch vụ vẫn là ngành phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua. Trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ chiếm hơn 48,51% năm 2018. Đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ ở Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Trung tâm huyện lỵ Khe Sanh, Cụm thương mại - dịch vụ Hướng Phùng, Thuận, A Túc, Tân Long và đầu tư, khai thác các điểm tham quan, vui chơi giải trínhư: Khu du lịch căn cứ Sân bay Tà Cơn, Đồi Cù Bốc, đồi 500, đồi Đồng Trí, động Voi Mẹp, cứ điểm 609, Làng Vây, Nhà đày Lao Bảo, động Brai, Tà Puồng, Thủy điện Rào Quán, Đèo Sa Mù, thác Chênh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Vênh, Nguồn Rào... đã đem lại động lực mới để thúc đầy sự phát triển đa dạng của huyện Hướng Hóa.

- Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tăng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp của huyện Hướng Hóa. Như vậy, công tác trồng rừng đã được quan tâm hơn, chú trọng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước; việc chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn tiếp tục được chú trọng. Diện tích rừng trồng tập trung đặc biệt là rừng trồng sản xuất tăng nhanh. Độ che phủ rừng đến nay đạt 45,5%. Tuy nhiên, hiện nay huyện Hướng Hóa vẫn chưa khai thác đúng với tiềm năng, lợi thế của mình, đặc biệt diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng vẩn còn khá nhiều có 1.180,44 ha, chiếm 7,02% diện tích đất chưa sử dụng.

- Công nghiệp - xây dựng cơ bản: Có bước phát triển tích cực, bước đầu đã phát huy được tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn, các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển, trong đó khu kinh tế thương mại Lao Bảo, cụm công nghiệp cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo dần lấy lại uy tín, thương hiệu cho khách hàng. Năm 2018 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 40,89% trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của mình; vẫn còn khai thác thiếu tính quy hoạch, có mặt chưa đáp ứng theo sự quản lý của Nhà nước ở địa phương.

Phát triển cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung đầu tư thông qua các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt: 2.359 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 393 tỷ đồng, trong đó đầu tư ngân

sách Nhà nước hàng năm 115 tỷ đồng (chiếm 29,2%), huy động vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp, dân cư tăng nhanh và khá ổn định trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.

Hệ thống giao thông được ưu tiên đầu tư nâng cấp sửa chữa và làm mới một số tuyến đường quan trọng như: Đường Tân Long - Ba Tầng, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Lộc... đảm bảo hệ thống giao thông thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hiện nay, 100% số xã có đường ô tô về tại trung tâm.

Hệ thống thủy lợi tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm ha lúa nước 2 vụ. Hệ thống nguồn điện được tăng cường đáng kể với việc xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động công trình thủy lợi thủy điện Quảng Trị,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thủy điện La La, Hạ Rào Quán bảo đảm duy trì ổn định nguồn điện cung cấp cho địa bàn. Từ các Chương trình dự án lưới điện nông thôn được đầu tư , mở rộng đến nay đã có 100 xã có điện lưới quốc gia và trên 98% số hộ sử dụng điện.

Hệ thống đô thị gồm 2 thị trấn với diện tích 3.057 ha, chiếm 2,66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tổng số hộ dân khu vực đô thị tính đến cuối năm 2017 có

5.032 hộ (chiếm 27,1%), gồm 23.592 người, chiếm 28,7% dân số toàn huyện. Kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, đặc biệt nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường nội thị, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu công viên văn hóa Lao Bảo, tiếp tục đầu tư khu văn hóa tâm linh Khe Sanh, đầu tư xây dựng nhà văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều - Pa Kô, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện, điệnchiếu sáng đô thị.

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Phát triển theo hướng tích cực, tăng trưởng bình quân hàng năm 2,03%; Từ 586,9 tỷ đồng năm 2010 lên 659,4 tỷ đồng năm 2016. Đã từng bước tổ chức lại sản xuất, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả; quan tâm ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lồng ghép nhiều chương trình dự án, tổ chức tập huấn kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng, con nuôi chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; Các vùng sản xuất chuyên canh tập trung phát triển ngày càng có hiệu quả đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như sắn, cà phê, chuối và cây thực phẩm ngắn ngày. Ổn định sản lượng lương thực có hạt, đảm bảo an sinh xã hội, cơ cấu giống cây trồng được nghiên cứu chuyển đổi phù hợp từng chất đất.

Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển tương đối ổn định nhưng tăng trưởng không cao; nhiều dịch bệnh luôn tiềm ẩn nên nông dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất.

Tuy nhiên, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đang có chiều hướng phát triển, các tiến bộ về giống được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các chương trình dự án, đề án như: Đề án Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, đề án

sinh hóa đàn bò, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân hàng năm đạt 3.018 tấn. Việc chăn nuôi ở các thôn bản đã được quy hoạch, công tác thú y và phòng chống dịch bệnh ngày càng được chú trọng và tăng cường, nhất là các dịchbệnh Lỡ mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh ở lợn…

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Lâm nghiệp:Công tác trồng rừng được chú trọngphát triển, diện tích trồng mới rừng tập trung tiếp tục được mở rộng. Trong 5 năm đã trồng mới được 2.950 ha rừng tập trung, bình quân hàng năm trồng 590 ha và hàng chục vạn cây phân tán. Công tác quy hoạch sản xuất nương rẫy, khoanh nuôi, chăm sóc rừng tái sinh đạt: 5.000 ha, đưa độ che phủ rừng lên 42,9%. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 12/2003/CT-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ và trồng rừng, công tác phòng cháy và chữa cháy rừng được triển khai thường xuyên, các vụ cháy rừng hàng năm giảm. Hoàn thành việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn

2011 - 2020 trên địa bàn huyện.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, nhất là trong sản xuất lúa. Đã cơ giới hóa các khâu làm đất, gặt đập, vận chuyển 80 % từ các khâu làm đất, vận chuyển, thu hoạch xay xát.

Hoạt động khuyến nông: Đã triển khai 63 mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra phối hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm Khuyến nông lâm ngư của tỉnh, Tổ chức tầm nhìn thế giới, Học viện Mê kông … để chuyển giao về khoa học công nghệ của một số dự án, mô hình đưa vào ứng dụng. Đồng thời tham gia hướng dẫn, xây dựng các mô hình điểm, trong chăn nuôi, trồng trọt, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng các chuyên mục để bà con nông, ngư dân cập nhật thông tin cho sản xuất.

Hạ tầng giao thông: Là một huyện huyện miền núi, biên giới nên Hướng Hóa cũng có lợi thế, tiềm năngcơ bản, với diện tích đất đai khá rộng lớn và màu mở, thời tiết khí hậu ôn hòa được phân chia thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Đặc biệt, huyện có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến kinh tế hành lang Đông - Tây thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê kông; là tuyến đường xuyên Á nối Myanmar, Đông Bắc Thái Lan, Lào đi qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và thuận lợi nối với hệ thống đường bộ (Quốc lộ 1 A, đường Hồ Chí Minh), đường sắt xuyên Việt, hệ thống cảng biển để ra biển Đông và đến các tỉnh Miền Trung của Việt Nam. Song, huyện Hướng Hóa còn gặp không ít khó khăn

và thách thức của huyện miền núi, vùng cao biên giới như đường giao thông, trình độ dân trí, hộ nghèo, nguồn lực của nhân dân còn thấp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện Hƣớng Hóa

2.1.3.1. Thun li

Các điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, huyện Hướng Hóa có khả năng phát triển nền nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, kể cả các loại cây dược liệu để cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Với địa hình đa dạng, diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh khá lớn, kết hợp với lịch sự văn hóa và các làng nghề truyền thống, Hướng Hóa có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Các hoạt động du lịch được tổ chức sẽ là hướng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Với vị trí nằm trên trục đường Xuyên á của Quốc lộ 9 đi Lào - Thái Lan -

Mianma, nối với quốc lộ 1A và khu kinh tế Đông Nam là cơ sở để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa giữa huyện Hướng Hóa với các huyện, các tỉnh khác cũng với các nước trong khu vực. Trong tương lai hệ thống giao thông nội bộ cũng như hệ thống giao thông liên kết với các huyện, các tỉnh được mở rộng sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động tại chỗ ở nông thôn.

Hướng Hóa có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 54% dân số. Đây là đội ngũ có khả năng tiếp cận với kỷ thuật, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao, góp phần thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển theo hướng CNH –HĐH.

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện cũng đã bắt đầu chuyển biến, mức tăng trưởng tương đối ổn định. Chính quyền các cấp luôn quan tâm và chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm, các chương trình kinh tế lớn của huyện. Đây sẽ là điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân.

2.1.3.2 Khó khăn

Với địa bàn huyện Hướng Hóa là miền núi, một số xã có địa hình phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt nên giao thông nội bộ trở nên khó khăn, đã hạn chế đến việc phân

công lao động tại chỗ, tiêu thụ sản phẩm.

Hướng Hóa có tiềm năng về đất đai, nhưng ở khu vực đồi núi do độ dốc cao đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)