Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

2. 1 Quá trình hình thành, phát triển chủ trƣơng hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam

3.2.2Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là yếu tổ giữ vai trò quyết định sự thành bại của nền kinh tế khi thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điều kiện hàng đầu để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam là sự yếu kém năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

*Tạo dựng nhanh các yếu tố năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để thay đổi vị thế của nền kinh tế trong tương quan với khu vực và thế giới.

Các yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bao gồm: Cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, độ ổn định và đồng bộ của hệ thống chính sách, hệ thống tài chính ngân hàng. Các yếu tố trên đây của nền kinh tế Việt Nam đang ở vị thế bất lợi trong sơ sánh với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Do vậy việc tạo dựng nhanh chóng và đồng bộ yếu tố trên đây đƣợc xem nhƣ là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình hội nhập. Tất nhiên, đối với nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi thì không thể đòi hỏi có một sự nhảy vọt đột biến đƣợc, mà cần phải có thời gian. Trong quá trình tạo dựng các yếu tố này chúng ta có thể kết hợp và tranh thủ các yếu tố bên ngoài nhƣ vốn, công nghệ...tức là sử dụng ngay lợi ích của hội nhập và học tập những kinh nghiệp của các nƣớc đã đi trƣớc để rút ngắn thời gian.

*Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp phải xác định đƣợc chiến lƣợc mặt hàng và chiến lƣợc thị trƣờng đúng đắn, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ISO, hoàn thiện phƣơng thức kinh doanh, tạo ra bản sắc riêng có của doanh nghiệp mình, thông qua đó thu hút khách hàng, phát triển thị trƣờng, xây dựng thƣơng hiệu. Phải tăng cƣờng liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng, hình thành hệ thống phân phối. Các doanh nghiệp cần phải chọn cho đƣợc những ngƣời quản trị có bản lĩnh và năng lực thực sự trong việc kinh doanh.

Kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, bảo đảm hiệp hội thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nƣớc, hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc phát triển thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, đào tạo nguồn nhân

35

lực. Nâng cao trách nhiệm và đổi mới phƣơng thức hoạt động của các cơ quan xúc tiến thƣơng mại, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng, thiết lập quan hệ bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch và thu hút đầu tƣ.

*Đầu tư đổi mởi công nghệ để nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành đối với sản phẩm.

Chủ động và tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh té, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý, phát huy tối đa lợi thế so sánh. Ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thị trƣờng thế giới, tạo ra những ngành, những sản phẩm mũi nhọn để hàng hóa và dịch vụ của ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

*Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng quốc tế trong mọi lĩnh vực.

Hiện nay ở Việt Nam số các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hệ thống quản lý chất lƣợng còn hạn chế. Một mặt do các doanh nghiệp chƣa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị về con ngƣời để áp dụng, mặt khác cũng còn nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ về các hệ thống tiêu chuẩn này cũng nhƣ lợi ích của việc đƣa các tiêu chuẩn này vào hệ thống quản lý chất lƣợng của doanh nghiệp mình. Vấn đề đặt ra là phải tạo điều kiện cho cả hai trƣờng hợp trên đây có thể sự dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp của họ.

*Cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã chủng loại sản phẩm và những dịch vụ hậu mãi.

- Tích cực cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm dịch vụ đi kèm với các dịch vụ hậu mãi tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng.

* Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

- Gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Đảm bảo cơ cầu hợp lý giữa các trình độ trung cấp nghề, đạo học cao đẳng, cao học và nghiên cứu sinh. Tăng cƣơng tính thực tiễn, ứng dụng, giảm bớt lý thuyết trong chƣơng trình dạy và học. Đảm bảo tính năng động, tay nghề cao và chuyên sâu cho sinh viên sau khi ra trƣờng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 37 - 38)