Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế-một yêu cầu khách quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

2. 1 Quá trình hình thành, phát triển chủ trƣơng hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam

3.1 Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế-một yêu cầu khách quan

Trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, thực hiện các cam kết AFTA, ACFTA, Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và các cam kết song phƣơng, đa phƣơng khác. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với nƣớc ta trên con đƣờng thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Đảng đề xƣớng. Trong bối cảnh nhƣ vậy, làm thế nào để tận dụng tối đa cơ hội của toàn câu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tránh nguy cơ tụt hậu, đồng thời khắc phục những tác động tiêu cực của nó để giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo độc lập tự chủ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng, an ninh quốc gia là những vấn đề hết sức bức xúc cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Từ nghiên cứu về tƣ tƣởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể rút ra một số kết luận sau:

- Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là xu thế khách quan, phản ánh trình độ phát triển cao của kinh tế thị trƣờng. Tham gi toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với phát triển kinh té của mỗi quốc gia. Chỉ có tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa mới có cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển. Đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa thì cơ hội không những không đƣợc tận dụng mà thách thức và rủi ro càng lớn, nguy cơ tụt hậu là không thể tránh khỏi.

Hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế thị trƣờng có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Phát triển kinh tế thị trƣờng là điều kiện tiên quyết để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có thể hội nhập một cách hiệu quả nếu tạo lập đƣợc những cơ sở của kinh tế thị trƣờng, bởi vì nguyên tắc của hội nhập chính là nguyên tắc của thị trƣờng. Mặt khác, hội nhập kinh tế tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trƣờng, xóa bỏ những rào cản để thực hiện tự do kinh tế, giải phóng sức sản xuất, đảm bảo kinh doanh bình đẳng và hiệu quả.

- Toàn cầu hóa có những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế- xã hội đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, lợi ích do hội nhập kinh tế mang lại là cơ bản, tổng thể và dài hạn. Chỉ có tích cực, chủ động hội nhập, tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trƣờng mới có cơ hội hạn chế những tác động tiêu cực. Quốc gia nào có nền kinh tế thị trƣờng phát triển càng phát triển càng có cơ hội để tận dụng cơ hội và hạn chế

32

những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Chậm trễ hội nhập, chần chừ cải cách kinh tế theo hƣớng thị trƣờng sẽ bỏ qua cơ hội phát triển, hạn chế khả năng để đối phó với những tác động bất lợi của toàn cầu hóa, do vậy tác động tiêu cực càng trầm trọng hơn. Những khuyết tật của kinh tế thị trƣờng chủ yếu bắt nguồn từ việc hạn chế nhận thức về nó, thiếu những định chế cần thiết để điều hành quản lý nó, do yếu tổ chủ quan là chính. Tác động bất lợi của toàn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập sẽ đƣợc cộng hƣởng nếu vai trò điều tiết thị trƣờng, khung khổ thể chế thị trƣờng yếu kém. Điều này cho thấy cần thiết phải đẩy mạnh cải cách kinh tế thị trƣờng hơn nữa.

-- Để hội nhập thành công, trƣớc hết cần có nhận thức đúng đắn về quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta. Cụ thể:

+ Từ chủ trƣơng phát huy và khai thác nội lực, ngoại lực, kết hợp hai nguồn lực để phát triển kinh tế cần phải nhận rõ hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là cơ hội mang tính nhất thời, ngắn hạn mà là động lực mang lại lợi ích căn bản, tổng thể và lâu dài của phát triển. Vì vậy, phải có những chính sách và giải pháp căn bản, quyết liệt đƣa nền kinh tế nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

+Tiến hành đổi mới là chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng thì hội nhập kinh tế quốc tế là tạo điều kiện và môi trƣờng thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. Xây dựng nền kinh tế thị trƣờng vững mạnh là để hội nhập kinh tế quốc tế thành công, ngƣợc lại mở cửa hội nhập là thu hút ngoại lực, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trƣờng nƣớc ta.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)