Lập, thẩm định các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 59 - 61)

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư NSNN cũng chính là việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN. Chính vì vậy, dự án đầu tư XDCB được duyệt là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.

Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, Ban Quản lý lập danh mục dự án trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La được ủy quyền ra quyết định đầu tư sử dụng vốn đầu tư công bố trí cho Ban Quản lý

hàng năm đầu tư trong Khu công nghiệp Mai Sơn sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Trên cơ sở chủ trương đầu tư đã được duyệt, chủ đầu tư là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tiến hành ký hợp đồng thuê tư vấn xây dựng lập dự án đầu tư trình phòng Quản lý đầu tư Xây dựng và môi trưởng thẩm định dự án. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La chú trọng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, quản lý chặt chẽ ngay từ đầu để hạn chế được nhiều bất cập trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

Bảng 2.2 Số dự án được thẩm định, phê duyệt giai đoạn 2014-2018

Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 1. Số dự án 24 19 24 22 17 2. Tổng mức đầu tư trình thẩm định (triệu đồng) 109.136 87.853 187.875 162.348 94.297 3. Tổng mức đầu

tư được duyệt (triệu đồng) 108.291 87.000 185.904 160.900 93.400 4. Tổng mức cắt giảm (triệu đồng) 845 853 1.971 1.448 897 5. Tỷ lệ cắt giảm (%) 0,78 0,98 1,06 0,9 0,96

(Nguồn: phòng Quản lý đầu tư Xây dựng và môi trưởng)

Có thể nói, công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư tại Ban Quản lý cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định của Luật xây dựng, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Công tác thẩm định dự án luôn đảm bảo các quy định của pháp luật, chú trọng xem xét sự cần thiết phải đầu tư; xác định đúng quy mô, công suất và hiệu quả đầu tư; xác định tính khả thi của dự án, đặc biệt là công tác đền bù GPMB. Chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được tính toán kỹ trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư; qua đó, kịp thời cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên của quá trình đầu tư. Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư đã cắt giảm khá nhiều so với

chủ đầu tư đề nghị năm 2016 cắt giảm 1,06% (tương ứng 1, tỷ đồng), năm 201 cắt giảm 0,7% (tương ứng 1,4 tỷ đồng).

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát đánh giá về kết quả thực hiện nội dung lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư

Nội dung/tiêu chí

Thang đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung

bình Yếu

Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư

Số ý kiến 5 14 26 12 3 % 8 23 44 20 5 Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư Số ý kiến 6 12 28 10 4 % 10 20 47 16 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018) Theo kết quả khảo sát thì nhìn chung việc thực hiện các nội dung về lập thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, phê duyệt dự án ở mức khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 59 - 61)