Nội dung quản lý vốn đầu tư công từ vốn NSNN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 25 - 33)

Xuất phát từ trình tự, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các nội dung cơ bản về quản lý dự án đầu tư XDCB hiện hành. Nội dung chủ yếu của quản lý vốn đầu tư từ NSNN, gồm:

1.1.4.1 Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị, quy hoạch chi tiết sử dụng đất được sử dụng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Việc lập các dự án quy hoạch giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đột phá về đầu tư XDCB phù hợp với từng giai đoạn. Đồng thời để định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong xã hội trên cơ sở hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết phát triển KT-XH trên địa bàn.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB là công cụ quản lý nhà nước quan trọng trong dự toán chi NSNN hàng năm. Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch. Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Theo quy định hiện hành, trong bố trí và điều hành kế hoạch hàng năm, cần ưu tiên bố trí vốn cho thực hiện các dự án chuyển tiếp và thành toán khối lượng hoàn thành, còn lại được ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch, bố trí vốn

cho các dự án cấp bách, trọng điểm của tỉnh, của huyện, có đủ các điều kiện sau: Có tổng tự toán được phê duyệt trước ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án ngay sau khi đấu thầu. Đối với các dự án chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phòng mặt bằng.

1.1.4.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được lập phải đúng với chủ trương đầu tư; vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung dự án bao gồm phần: thuyết minh và phần thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định 12/200 /NĐ-CP của Chính phủ. Khi thẩm định dự án, cơ quan thẩm định và quyết định đầu tư không chỉ xem xét sự cần thiết đầu tư, các yếu tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mà còn xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm: sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên (nếu có), khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, giải pháp phòng cháy chữa cháy, các yếu tố ảnh hưởng như quốc phòng an ninh, môi trường và các quy định khác. Quá trình thẩm định tổng mức đầu tư, không chỉ xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, sử dụng tài nguyên quốc gia, phương án công nghệ, đặc điểm tính chất kỹ thuật…mà còn thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả…

Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: 1. Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:

- Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ....

- Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

- Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện.

- Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.

+ Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.

+ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.

+ Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.

+ Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công DA. + Các phương án thay thế, sửa chữa.

- Thẩm định các yếu tố đầu vào:

+ Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.

+ Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.

- Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:

+ Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.

+ Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.

+ Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng DA.

+ Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

- Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án: + Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.

+ Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật. + Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật. 3. Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

- Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.

- Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

- Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

1.1.4.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Luật xây dựng quy định 5 hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng và quy định hình thức tự thực hiện. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu tùy thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu. Hình thức chỉ định thầu còn nhiều hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp và dưới 500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn; hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn trong lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: Đảm bảo được hiệu quả của dự án ĐTXD công trình; chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý. Nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đấu thầu quốc tế tổ chức tại Việt Nam; Đảm bảo tính cạnh tranh, khách quan, công khai, minh bạch, không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm.

Hình 1.1 Trình tự thực hiện đấu thầu

1.1.4.4 Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả các khoản kinh phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Kho bạc nhà nước là cơ quan được giao nhiêm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chịu trách nhiệm thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB,… đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu đầu tư, các khoản chi phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng đơn giá, định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà

nước có liên quan gửi đến KBNN. Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư có hai hình thức sau:

* Thanh toán tạm ứng.

Căn cứ vào từng loại hợp đồng, từng nội dung công việc, trên cơ sở thỏa thuận đạt được giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ quyết định mức tạm ứng và thời gian, lộ trình hoàn ứng cụ thể quy định trong hợp đồng.

* Thanh toán khối lượng hoàn thành.

Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng. Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng, số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả.

1.1.4.5 Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB được quyết toán dưới hai hình thức là quyết toán theo niên độ ngân sách và quyết toán dự án hoàn thành.

a. Quyết toán theo niên độ ngân sách

Hàng năm khi kết thúc niên độ ngân sách, Chủ đầu tư lập, gởi báo cáo thẩm định quyết toán cho cơ quan Tài chính. Trên cơ sở báo cáo của đơn vị, cơ quan Tài chính rà soát, đối chiếu với số liệu do Kho bạc Nhà nước cung cấp. Đây là một khâu quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư.

b. Quyết toán dự án hoàn thành

Quyết toán dự án hoàn thành là việc xác định toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt phù hợp với các quy

định của pháp luật, nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Quy trình quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện như sau:

+ Sau khi công trình hoàn thành, Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành nộp cơ quan Tài chính thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Thời hạn chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.

+ Cơ quan Tài chính kiểm tra, yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trên cơ sở các quy định về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, cơ quan Tài chính tính toán giá trị quyết toán của dự án. Sau khi hoàn thành, cơ quan Tài chính trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

+ Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là người quyết định đầu tư hoặc được ủy quyền, phân cấp phê duyệt quyết toán.

Toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành phải được nghiệm thu lập quyết toán và phải được thẩm tra phê duyệt. Kết quả thẩm tra quyết toán trước khi trình phê duyệt được chính xác có tác dụng ngăn chặn lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB một công trình dự án phải được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án, vốn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự án vào sử dụng và đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 0 /4/2011 và Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước, nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng.

Thông qua kết quả quyết toán vốn đầu tư có thể giúp cơ quan quản lý nắm bắt được các yếu kém trong công tác sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các chủ đầu tư,

các chủ thầu thi công. Các yếu kém trong công tác quản lý vốn đầu tư thể hiện qua số vốn còn bị hủy bỏ, bị cơ quan cấp trên thu hồi được chuyển qua năm sau. Từ đó có thể giúp cơ quan quản lý đề ra những biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm cho các năm tiếp sau.

1.1.4.6 Thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá, định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB ngày càng được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư và XDCB thì mới phát hiện hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, về lâu dài cần có những giải pháp chiến lược, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB.

Giám sát, thanh tra còn là một phương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 25 - 33)