5. Kết cấu của Luận văn
3.2.2. Kiến nghị với Kho bạc nhà nước Trung ương
Để thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Mỹ Tho thì ngoài các điều kiện chủ quan, khách quan, bên trong và bên ngoài thì các điều kiện về con người, về công nghệ thông tin, pháp luật cũng như bộ máy tổ chức có ý nghĩa trực tiếp đối với hoạt động của Kho bạc Nhà nước Mỹ Tho.
Qua nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Tho, tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Tho như sau:
- Nhà nước, các Bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục hoàn thành hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp, thống nhất làm căn cứ lập, duyệt dự toán, kiểm soát thanh toán và quyết toán chi Ngân sách Nhà nước. Đồng thời luật pháp, tổ chức bộ máy phải được hoàn thiện và cải tiến để tạo nên hành lang pháp lý phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan cần cấp phát, thanh toán và sử dụng Ngân sách Nhà nước ở tất cả các khâu từ lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách.
- Phát triển một đội ngũ công chức Kho bạc Nhà nước một các hiện đại, có trình độ, năng lực công tác và có phẩm chất chính trị vững vàng; có đủ trí lực và thể lực để có thể tiếp thu, vận hành và làm chủ công nghệ thông tin tiên tiến trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kế toán, cần thường xuyên tổ chức học tập chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi sơ kết, tổng kết, tập huấn, tổ chức giao ban nghiệp vụ, thi tay nghề, đánh giá kết quả công tác thực hiện hàng tháng, hàng quý, mỗi 6 tháng, một năm; phổ biến các văn bản nghiệp vụ Trung ương mới ban hành, đồng thời trao đổi và thống nhất biện pháp
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
thực hiện. Cần thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo một cách có hệ thống cho cán bộ làm công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước về nghiệp vụ để có khả năng kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị được kịp thời, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Hiện tại, việc đáp ứng đề án Tabmis và Kho bạc Nhà nước Mỹ Tho đang gặp phải những khó khăn nhất định, do đây là đề án mới và đòi hỏi người cán bộ cần phải có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn vững chắc. Do đó cán bộ Kho bạc không chỉ tự ý thức rèn luyện bản thân nâng cao trình độ mà thường xuyên tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ Tabmis, từ đó đảm bảo cho việc sử dụng đề án Tabmis đạt hiệu quả.
- Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật phục vụ cho việc tính toán, thanh toán, lưu giữ số liệu, lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát, mở rộng nối mạng truyền tin đáp ứng nhu cầu quản lý Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Cần thiết lập một hạ tầng kỹ thuật hiện đại gồm các trang thiết bị truyền thông tin thống nhất, xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia.
- Đối với bản thân mỗi cán bộ công chức ngành Kho bạc Nhà nước, phải luôn tận tâm với công việc, không ngừng học hỏi, trao đổi để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn cố gắng làm hết khả năng và trách nhiệm của mình, hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra, rèn luyện tính tuân thủ quy trình, quy tắc nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp ngành kho bạc.
- Về phía Kho bạc Nhà nước cần phải có chính sách sử dụng nhân lực và đãi ngộ nhân tài một cách hợp lý.
- Kho bạc Nhà nước nên thống nhất một quy trình kiểm soát chi NSNN, theo hướng quy định thủ tục cam kết chi nằm trong quy trình kiểm soát chi NSNN ( bao gồm cả kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản chung một quy trình. Như vậy, quy trình sẽ đồng bộ hơn, phù hợp với mô hình thống nhất đầu mối kiểm soát chi nhằm tạo thuận lợi hơn trong quá trình tham chiếu khi tác nghiệp, góp phần rút ngắn thời gian kiểm soát chi hồ sơ, chứng từ thanh toán.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế