Cắt cụt trong Hybrid

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp đồng thì điều trị bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2015 2019 (Trang 90 - 91)

Với các tổn thương hoại tử ngón, bàn chân từ trước điều trị, mặc dù cắt cụt cùng Hybrid có ưu điểm của là giúp giải quyết tổn thương cho BN trong cùng 1 thì, rút ngắn thời gian nằm viện và nếu kiểm soát tốt mỏm cụt có thể giúp giảm nhiễm trùng ổ loét/ vị trí hoại tử sau mổ tuy nhiên động thái này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong phẫu thuật đặc biệt là với phẫu thuật yêu cầu vô trùng cao như phẫu thuật mạch máu. Chúng tôi không áp dụng cắt cụt cho bất kỳ BN nào trong cùng một thì với Hybrid, khi BN được đưa lên nhà mổ, vùng loét/ hoại tử được băng kín bằng băng chứa chất sát khuẩn betadine, biệt lập với vùng mổ mạch máu. Các tổn thương hoại tử, thiếu máu không hồi phục được xử trí thì hai, sau khi phục hồi lưu thông mạch và đánh giá khả năng bảo tồn vùng loét/ hoại tử đó. Trên thực tế khi BN có chỉ định cắt cụt thì hai, chúng tôi phải mời bác sĩ chấn thương tiến hành cắt cụt, địa điểm cắt cụt khi thì ở khoa mạch máu, khi thì ở khoa chấn thương, vấn đề tổ chức duyệt mổ, mời hội chẩn giữa hai khoa chưa được tốt làm tăng thời gian nằm viện của BN. Quan điểm cắt cụt cũng chưa thống nhất giữa hai khoa: các bác sĩ chấn thương có xu hướng cắt cụt mở rộng, cắt cụt dự phòng, hạn chế cắt cụt nhiều lần trong khi cắt cụt trong mạch máu đúng ra phải cắt cụt theo thương tổn, cắt cụt tối thiểu, chấp nhận mổ nhiều lần để giữ được tối đa phần chi thể. Chính vì vậy việc tăng cường phối hợp hội chẩn cũng như đào tạo các bác sĩ chuyên về điều trị cắt cụt cho BN có BĐMCD là cần thiết để chất lượng điều trị chung cho BN được tốt hơn.

78

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp đồng thì điều trị bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2015 2019 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)