Chúng tôi có 6 BN suy thận độ II trong nghiên cứu của mình (bảng 3.2). Việc sử dụng thuốc cản quang cho BN đã được hết sức cân nhắc do tổn thương mạch máu phức tạp, nguy cơ phải dùng nhiều thuốc cản quang. Philip Ching YatWong và cộng sự đã tổng kết các cơ chế gây tổn thương thận của thuốc cản quang bao gồm: Co thắt mạch thận, ức chế hoạt động của các men (enzymes) trong ti thể của tế bào, tăng nồng độ adenosine tại thận do tăng thoái hóa ATP [118]. Peter A.McCullough và cộng sự thống kê cho thấy các yếu tố nguy cơ của ngộ độc thuốc cản quang bao gồm: suy thận mạn, đái tháo đường, bệnh ĐM chi dưới. Ở BN nguy cơ cao khả năng phải chạy thận có thể lên đến 15% [119].
Liều cản quang tối đa cho BN theo nghiên cứu của Rosario V.Freeman là 5ml x cân nặng BN / nồng độ creatinin máu (mg/dl) [120]. Nếu BN của chúng tôi suy thận độ II, cân nặng 50kg và nồng độ creatinin máu là 200µmol/l (tương đương 2,26mg/dl) thì nồng độ thuốc cản quang tối đa sẽ là 5 x 50 /2,26 = 110 ml. BN không được sử dụng quá 2 lọ thuốc cản quang 50 ml.
BN chức năng thận bình thường: liều tối đa là 220 ml với BN 50 kg, như vậy có thể sử dụng tới 4 lọ thuôc cản quang cho một BN khoảng 50 kg.
Việc làm giảm các biến chứng thận của thuốc cản quang cũng được các tác giả khuyến nghị bao gồm: Pha loãng thuốc cản quang theo tỷ lệ 1: 1; sử
80
dụng bơm tay để kiểm soát liều thuốc cản quang, truyền dịch để tăng mức lọc của thận từ 3 đến 12h trước khi can thiệp [119],[120].