Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài
pháp luật đối với những chủ thể thực hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khơng mặc nhiên phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia quan hệ pháp luật mà các bên đĩ khơng tự giải quyết được.
- Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải kiểm tra, giám sát hoạt dộng của các bên tham gia vào quan hệ đĩ, hoặc nhà nước xác nhận sư tồn tại hay khơng tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
*Áp dụng pháp luật cĩ một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực
nhà nước.
chủ thể bị áp dụng pháp luật cĩ thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng cĩ thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các
quan hệ xã hội xác định. Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật những quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung) được "cá thể hĩa" đối với một cá nhân, hoặc một tổ chức cụ thể.
Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động địi hỏi tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp
luật, các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nĩ để từ đĩ lựa chọn đúng quy phạm, ban hành quyết định áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành quyết định đĩ. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.
Tĩm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực
nhà nước, được thực hiện thơng qua những cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá thể hĩa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
*Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật cĩ một số đặc điểm sau:
1. Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) cĩ thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện, trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước.
2. Văn bản áp dụng pháp luật cĩ tính chất cá biệt, thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan.
3. Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nĩ phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu khơng cĩ sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Nếu khơng phù hợp thực tế thì nĩ sẽ khĩ được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả.
4. Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh...
5. Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nĩ, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể khơng thể thực hiện được. Nĩ luơn luơn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi cĩ các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước.
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, cĩ thể chia chúng thành hai loại : 1) Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực; 2) Văn bản bảo vệ pháp luật.
Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đĩ xác định cụ thể ai cĩ quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hĩa phần quy định của quy phạm pháp luật.
Văn bản áp dụng mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Như vậy: văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền
lực nhà nước do các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân , tổ chức cĩ liên quan hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật tương ứng.
Để áp dụng pháp luật chính xác và đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những bước sau:
+ Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết hồn cảnh, điều kiện của vụ việc thực tê đã xảy ra
+ Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.
+ Ra văn bản áp dụng pháp luật :
Những yêu cầu địi hỏi đối với một văn bản áp dụng pháp luật
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền; - Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành cĩ cơ sở pháp lý đúng; - Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành cĩ cơ sở thực tế.
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục
theo quy định của pháp luật.
+Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật :
Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Đĩ là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định đĩ được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống.
Chuyên đề 10:.
ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT
VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT