1. Khái niệm
Ý thưc pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và mọi công dân.
2. Đặc trưng của ý thức pháp luật
a.Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội:
- Thứ nhất, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội (do tồn tại xã hội quyết định), trước hết là phụ thuộc vào cơ sở kinh tế.
- Thứ hai, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội. Cụ thể là:
+ Ý thức pháp luật thường bảo thủ, lạc hậu so với tồn tại xã hội, có thể kìm hãm sự phát triển xã hội.
+ Ýù thức pháp luật có tính tiên phong, vượt trước so với tồn tại xã hội, nó thúc đẩy sự phát triển xã hội (như các học thuyết khoa học pháp lý).
b. Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp:
- Các giai cấp khác nhau thì có ý thức pháp luật khác nhau, tức có quan niệm khác nhau vè bản chất, vai trò, giá trị xã hội của pháp luật, có tình cảm, thái độ đối với pháp luật khác nhau phụ thuộc vào địa vị của giai cấp đó trong xã hội. Tuy nhiên , chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản ánh trong pháp luật và trở thành ý thức pháp luật thống trị.
3. Cấu trúc của ý thức pháp luật
a.Hệ tư tưởng pháp luật. b.Tâm lý pháp luật.
c. Mối liên hệ giữa hệ tư tưởng và tâm lý pháp luật.
4. Phân loại ý thức pháp luật
a. Căn cứ vào cấp độ và giới hạn của sự nhận thức:
- Ý thức pháp luật thông thường.
- Ý thức pháp luật mang tính lý luận.
b. Căn cứ vào chủ thể:
- Ý thức pháp luật xã hội.
- Ý thức pháp luật nhóm.
- Ý thức pháp luật cá nhân.
5.Vai trò của ý thức pháp luật XHCN
- Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Ý thức pháp luật góp phần bảo đảm việc thực hiện pháp luật.
6. Các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật. - Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học.
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật.
- Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kliện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào hoạt động xây dựng pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân.
- Tăng cường sự lảnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật.
Chuyên đề 9:
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT