Trên cơ sở thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của DN đã được xem xét mối tương quan tuyến tính, tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy để thấy mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tác động đến kết quả hoạt động của DN.
Để kiểm định sự phù hợp giữa thành phần lý do cá nhân (PSO), lý do kinh tế (ECO), sự tiếp cận các nguồn lực tài chính (FIN), các chính sách hỗ trợ của chính phủ (POL), hỗ trợ từ các tổ chức khởi nghiệp (SUP) và hỗ trợ tiếp cận thị trường (MAR) với kết quả hoạt động của DN, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy thành phần PSO, ECO, POL, FIN, SUP, MAR, là biến độc lập và RES là biến phụ thuộc sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc
4.4.2.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.15 cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0,229 có nghĩa là 22,9 % sự biến thiên của RES (kết quả hoạt động của DN) được giải thích bởi sự biến thiên của 06 biến độc lập PSO, ECO, FIN, POL, SUP, MAR.
Bảng 4.15. Mức độ giải thích của mô hình
Mô Hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số ước lượng Hệ số Durbin- Watson 1 ,506a ,256 ,229 ,87824833 1,878
a. Biến độc lập: (Hằng số), PSO, ECO, FIN, POL, SUP, MAR b. Biến phụ thuộc: RES
Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.16), cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu mà tác giả đã thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
Bảng 4.16. Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA Mô Hình Tổng bình phương Bậc tự do (df) Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 43,275 6 7,212 9.351 0,000b Phần dư 125,725 163 ,771 Tổng 169,000 169
a, Biến phụ thuộc: RES
b, Biến độc lập: (Hằng số), PSO, ECO, FIN, POL, SUP, MA
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
4.4.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn
Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Quan sát biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Hình 4.3) cho thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn Mean = -1,16E-16 (giá trị trung bình gần bằng 0) và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,982 (độ lệch chuẩn gần bằng 1). Ta có thể kết luận: giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị sai phạm.
Hình 4.4. Biểu đồ tần số P – P
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Biểu đồ tần số P-P (Hình 4.4) cũng cho thấy các điểm của phần dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn.
4.4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1 (nhỏ hơn 10). Điều này cho thấy các biến độc lập không có quan hệ
chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Nên ta có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy (Bảng 4.17).
4.4.2.4. Kiểm định độc lập giữa các phần dư
Hình 4.5. Đồ thị phân tán
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Quan sát đồ thị phân tán (Hình 4.5) ta thấy có sự phân tán đều. Như vậy, giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm.
Ngoài ra, kiểm định Durbin – Watson (d) cho thấy kết quả d = 1.878 (1< d <3) nên ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương quan giữa các phần dư.
Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tổng thể.
4.4.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.17) cho thấy 04 biến độc lập lập ECO, FIN, POL, MAR có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc RES vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05). So sánh mức độ tác động của 04 biến này vào biến phụ thuộc Kết quả hoạt động của DN (RES) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến hỗ trợ tiếp cận thị trường (MAR) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,288), tiếp theo là biến sự tiếp cận các nguồn lực tài chính (FIN) (β1 = 0,280), tiếp đến là biến các chính sách hỗ trợ của chính phủ (POL) (β2 = 0,227), tiếp đến là biến lý do kinh tế (ECO) (β6 = 0,189), kế đến là biến hỗ trợ của các tổ chức khởi nghiệp (SUP) (β5 = 0,081), và tác động thấp nhất là biến lý do cá nhân (PSO) (β4 = 0,021). Như vậy các giả thuyết H2, H3, H4, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.17. Thống kê phân tích các hệ số hồi quy
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Sig. Thống kê đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF
(Hằng số) 4,173E-17 ,067 ,000 1,000 FIN ,280 ,068 ,280 4,151 ,000 1,000 1,000 MA ,288 ,068 ,288 4,258 ,000 1,000 1,000 POL ,227 ,068 ,227 3,367 ,001 1,000 1,000 PSO ,021 ,068 ,021 ,310 ,757 1,000 1,000 SUP ,081 ,068 ,081 1,205 ,230 1,000 1,000 ECO ,189 ,068 ,189 2,804 ,006 1,000 1,000 a. Biến phụ thuộc: RES
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:
RES= - 4.173E-17+ 0,280*FIN + 0,288*MAR + 0,227*POL + 0,021*PSO
Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng
RES= 0,280*FIN + 0,288 *MAR + 0,227*POL + 0,021*PSO
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.18 như sau:
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết
Kết quả
Sig Kết luận
Giả thuyết H1: Lý do cá nhân có tác động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động của DNtỉnh BR-VT.
0,757 Bác bỏ
H1
Giả thuyết H2: Lý do kinh tế có tác động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động của DNtỉnh BR-VT.
0,006 Chấp nhận H2 Giả thuyết H3: Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính
có tác động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động của DNtỉnh BR-VT.
0,000 Chấp nhận H3
Giả thuyết H4: Các chính sách hỗ trợ của chính phủ có tác động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động của DNtỉnh BR-VT.
0,001
Chấp nhận H4
Giả thuyết H5: Hỗ trợ của các tổ chức khởi nghiệp có tác động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động của DNtỉnh BR-VT.
0,230 Bác bỏ
H5 Giả thuyết H6: Hỗ trợ tiếp cận thị trường có tác
động cùng chiều (+) đối với Kết quả hoạt động
của DNtỉnh BR-VT. 0,000
Chấp nhận H6
Từ bảng tổng hợp các kết quả kiểm định trên ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu tác giả đã nghiên cứu. Có 04 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H2, H3, H4, H6. Từ đó ta đưa ra được mô hình kết quả nghiên cứu như sau (hình 4.7).
Hình 4.7. Mô hình kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)