Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ các loại rau sạch của người tiêu dùng trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế (Trang 26 - 29)

Đối với người tiêu dùng, rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu. Rau sạch là một sản phẩm mới, hiểu theo một cách nào đó với người tiêu dùng rau sạch thường mang tính hiện đại và tính thương mại cao vì giá của nó.

Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau sạch và tính quan trọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không đảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.

Theo như số liệu thu thập được thì đã có 5 đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau sạch, cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Các đơn vị sản xuất rau sạch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị DT (ha) Chủng loại rau quả Số QĐ-ngày

HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

1,6 Cải xanh, Cải cúc, Xà lách, Rau thơm

577/ QĐ- NNPTNT ngày 11/8/2010 HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng

Thọ, huyện Quảng Điền

1,8 Rau má, Mướp đắng 576/ QĐ- NNPTNT ngày 11/8/2010 HTX Hương An, xã Hương

An, huyện Hương Trà

0,9893 Rau cải, hành lá, xà lách, kiệu, rau thơm

737/ QĐ- NNPTNT ngày 7/10/2010 HTX Hương Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà 1,075 Xà lách, hành hoa, kiệu, dền đỏ, rau thơm... 05/ QĐ- NNPTNT ngày 06/01/2010 HTX Hương Long, TP Huế 1,4315 Rau cải, hành lá, xà

lách, kiệu, nưa, paro

768/QĐ-

NNPTNT ngày 03/12/2010

Tổng cộng 6,8958 ha

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người tiêu dùng, nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho gia đình nên ở thành phố Huếtrên 12 cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đã ra đời, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nơi đây.Chỉ trong thời gian ngắn, các cửa hàng này đã được người nội trợ và dân văn phòng tin dùng.

Một số cửa hàng rau sạch được tin dùng là Cửa hàng nông dân Huế (44 Hai Bà trưng, thành phố Huế và 28 Phùng Hưng), Cửa hàng SuSu xanh (32 Đống Đa, Thành phố Huế), Cửa hàng thực phẩm hữu cơ Huế Việt (19 Trương Chinh, Huế), Cửa hàng rau sạch Vườn quê (số 1 Trần Cao Vân, Huế).

Điểm chung của các cửa hàng này là kinh doanh các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn VietGAP hay phương pháp hữu cơ. Các sản phẩm ở đây có thể được các cửa hàng tự trồng hoặc thu mua từ nông dân hay liên kết với nông dân để trồng. Một số cửa hàng còn hỗ trợ giống và đầu ra cho nông dân.Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong số các cửa hàng kinh doanh này lại có rất ít cửa hàng được cấp giấy đơn vị đủ điều kiện an toàn thực phẩm, số còn lại chưa hoặc đang trong giai đoạn chờ cấp giấy. Bên cạnh đó, ở các cửa hàng này, bằng mắt thường chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sản phẩm chưa thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ. Muốn truy vấn nguồn gốc sản phẩm phải dựa trên thông tin cung cấp của chủ cửa hàng. Vì thế, người tiêu dùng có quyền đặt ra câu hỏi: Liệu các sản phẩm này có thực sự sạch, được trồng theo phương pháp hữu cơ hay VietGAP hay không?

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng như Sở Công thương, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, chi cục quản lí chất lượng nông lâm thủy sản, công an môi trường đã thường xuyên kiểm tra hoạt động và chất lượng sản phẩm, cũng như dịch vụ của các cửa hàng trên. Trong các mẫu kiểm tra, chưa phát hiện thấy mẫu vi phạm về an toàn thực phẩm.[6]

Việc hình thành và phát triển của chuỗi cửa hàng rau sạch là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức đáng báo động như hiện. Điều đó giải thích vì sao rau sạch nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng đến vậy. Tuy nhiên, vấn đề mà người tiêu dùng quan ngại hiện nay là có hay không tình trạng “đánh lận con đen” khi cung chưa đáp ứng đủ cầu?

Trong tỉnh các vùng sản xuất rau sạchchủ yếu tập trung tại các địa phương có điều kiện thuận lợi để trồng rau và gần nơi tiêu thụ như thành phố Huế và ngoại thành (Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc). Các chủng loại rau an toàn rất phong phú và đa dạng, kể cả rau ăn lá, ăn quả và gia vị (cải, xà lách, rau thơm, hành, cải cúc, mướp đắng, bầu bí ăn ngọn, ngò, khoai môn, ớt, đậu cô ve, cà tím, khoai lang, rau muống, rau má, xà lách xoong).

Hiện nay, trong tổng số 2.197,5ha rau sạch của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có 6ha rau an toàn được sản xuất theo quy trình VietGAP: 3,4ha ở xã Quảng Thọ, Quảng Thành

(huyện Quảng Điền), 2,6ha ở phường Hương Long (thành phố Huế), phường Hương An (thị xã Hương Trà), trong đó có 1.000m2mô hình rau an toàn và áp dụng phương pháp ICM, IPM của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. [5]

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng lên, phổ biến ở các thành phố lớn và khu công nghiệp, vì vậy để đáp ứng nhu cầu này, đã có nhiều dự án, mô hình rau an toàn và rau an toàn theo hướng VietGAP được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức nước ngoài, đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho sản phẩm rau an toàn ngày càng tiến xa hơn, đáp ứng yêu cầu của mọi người.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG RAU SẠCH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)