Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế (Trang 62)

Nhu cầu về rau của người tiêu dùng rất lớn. Số rau trung bình 1 ngày hộ gia đình sử dụng chủ yếu là từ 500g-1000 g (chiếm 55,2%) tương ứng với 154 hộ với số tiền họ sử dụng để mua là 20-30 nghìn (chiếm 41,8%) 117 hộ. Họ mua rau nhiều nhất là ở chợ truyền thống và siêu thị, họ ít mua trực tuyến qua mạng.

Đa số người tiêu dùng rất mong muốn có được sản phẩm rau sạch để mua. Qua số liệu điều tra và phỏng vấn cho thấy người tiêu dùng đều sẵn sàng mua sản phẩm rau sạch với giá cao hơn so với rau thường. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Huế hiện nay các cửa hàng bán rau sạch còn ít, chủ yếu tập trung ở một số siêu thị và sản phẩm rau không ổn định… Qua kết quả điều tra thìgần 100% người tiêu dùngđều có phần nào hiểu về khái niệm rau sạch. Trong đó, nhận định “Rau sạch là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn của GAP” được người tiêu dùng đánh giá ở mức độ đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (238 hộ) nhưng họ còn thiếu thông tin trong việc nhận biết về rau sạch cũng như địa điểm bán rau.

Người tiêu dùng vẫn còn e dè với sản phẩm rau sạch bởi một bộ phận người tiêu dùng không biết nhiều thông tin về sản phẩm và không hiểu hết tầm quan trọng của rau sạch; không thực sự tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm; địa điểm phân phối rau sạch chưa nhiều và khó tiếp cận; và đặc biệt là mức giá rau sạch còn khá cao đối với một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Ngoài ra, qua việc xử lí số liệu nhóm tác giả nhận thấy rằng nhóm nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe và sự quan tâm đến môi trường ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Qua đây, ta có thể thấy rằng các hộ gia đình đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bản thân và môi trường xung quanh họ.

3.2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đìnhtrên địa bàn thành phố Huế. trên địa bàn thành phố Huế.

Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng việc sử dụng rau sạch trên địa bàn thành phố Huế còn gặp những khó khăn nên nhóm tác giả đề ra một số kiến nghị như sau nhằm thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế:

* Đố i vớ i hộ gia đình:

Mỗi người cần nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng về rau sạch, địa điểm bán cũng như chủng loại rau sạch.

Các hộ gia đình cần sáng suốt trong việc lựa chọn rau sử dụng, ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bữa cơm gia đình được an toàn và trọn vẹn hơn.

Các hộ gia đình cần nhận thức đúng về rau sạch là thế nào? Bởi sự lựa chọn của người tiêu dùng chính là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn rau không sạch lưu thông trên thị trường.

* Đố i vớ i nhà sả n xuấ t

Xây dựng thương hiệu, củng cốniềm tin của người tiêu dùng

Xây dựng logo chung cho ngành sản xuất rau sạch của tám tỉnh thành và thành phố trong phạm vi dự án xây dựng vùng rau sạch cung cấp rau sạch cho thành phố Huế.

Xúc tiến nhanh việc đăng ký thương hiệu rau sạch. Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách để phân định giữa rau sạch và rau thường trên thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển thị trường rau sạch ở thành phố Huế.

Người sản xuất phải sản xuất rau đảm bảo có chất lượng đúng quy định, tăng cường tiếp thị, tìm đầu ra cho rau, đặc biệt là xuất khẩu.

Đa dạng hóa các loại rau sạch để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Cần ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch như chế biến hay bảo quản, bao bì, đóng gói để tăng giá trị sản phẩm rau sạch.

* Đố i vớ i nhà phân phố i:

Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng, giảm khâu trung gian để giảm chi phí, từ đó, người tiêu dùng có thể mua rau sạch với giá gần với giá của nhà sản xuất hơn.

Thiết lập hệ thống phân phối hiện đại- gắn kết trách nhiệm giữa nhà sản xuất- nhà phân phối- người tiêu dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ rau sạch.

Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau đến những người tiêu dùng tập thể, gia đình nhằm tránh việc trà trộn rau thường vào rau sạch trong các khâu trung gian.

Củng cố mạng lưới bán rau sạch thông qua siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh rau sạch. Vì đây là những hệ thống phân phối phần nào đã có sự tin tưởng của người tiêu dùng. Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống phân phối rau sạch ở chợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với nguồn cung rau sạch.

Rau sạch phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhãn mác, bao bì theo qui định. Người tiêu dùng có khả năng truy nguyên nguồn gốc khi có điều gì xảy ra. Đây là biện pháp để khắc phục phần nào vấn đề thông tin không cân xứng giữa người tiêu dùng và nhà phân phối trong mua bán.

* Đố i vớ i cơ quan Nhà nư ớ c

Tuyên truyền phổ biến những kiến thức vềrau sạch cho người tiêu dùng nhằm nâng cao sựhiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng.Tăng cường tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của rau không an toàn. Khi người tiêu dùng có sự hiểu biết thì họ sẽ chọn lựa rau sạch với tinh thần tự nguyện và sẵn sàng trả giá cao để mua rau sạch. Các chương trình tuyên truyền phải được thực hiện trong thời gian dài với những chính sách đồng bộ, những chương trình phù hợp như là chương trình ti vi, quảng cáo,...Điều này sẽ giúp thị trường rau sạch phát triển mạnh mẽ hơn.

Nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, hỗ trợ cung cấp ứng dụng khoa học kỹ thuật cho những vùng trồng rau sạch nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Chính quyền cần tuyên truyền, kiểm soát và nâng cao đạo đức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và những hóa chất khác. Bản thân nhà phân phối và kinh doanh rau sạch cần ý thức trách nhiệm, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Cùng góp phần củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Đó cũng chính là góp phần vào sự phát triển của thị trường rau sạch và tồn tại trong chính lĩnh vực này.

Quản lý sản xuất, phân phối và lưu thông rau sạch

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để kiểm tra chất lượng rau sạch thí cần tăng cường kiểm soát chất lượng rau quả trong sản xuất và trên thị trường. Xây dựng chính sách phù hợp trong quản lý và trang bị những công cụ, phương pháp kiểm tra nhanh để kiểm soát trong lưu thông.

Phân định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chức năng, cần có những kế hoạch chủ động kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là chỉ đưa ra cảnh báo đối với người tiêu dùng hoặc kêu gọi người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, tác giảPhilip, Kotler, xuất bản năm 2003.

Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Nhà xuất bản Hồng Đức.

Giáo trình “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh”. Nxb Tài chính, chủ biên TS. Lê Văn Huy.

Bài giảng “Thống kê trong nghiên cứu thị trường”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tài liệ u tham khả o từ hệ thố ng Internet:

[1] Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị-Lấy ví dụ tại thành phố Hà Nội

<URL: https://www.slideshare.net/garmentspace/nghin-cu-cc-nhn-t-nh-hng-n-nh-mua- thc-phm-an-ton-ca-c-dn-th-ly-v-d-ti-thnh-ph-h-ni>

[2]http://luanvan.co/luan-van/de-tai-khao-sat-thi-truong-rau-sach-tai-tp-ho-chi-minh- 27481/

[3] http://www.vuonrausachtainha.vn/Khai-niem-rau-sach-la-gi-351-3.html [4] Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Huế

<URL: https://123doc.org/document/1342176-thuc-trang-tieu-thu-rau-an-toan-tren- dia-ban-thanh-pho-hue.htm>

[5] Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế <URL: https://skhcn.thuathienhue.gov.vn>

[6] Nở rộ cửa hàng nông sản sạch tại Huế

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra

BẢNG KHẢO SÁT Ý ĐỊNH SỬ DỤNG RAU SẠCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Nhằm mục đích thực hiện chuyên đề nghiên cứu về “Đánh giá các yế u tố ả nh hư ở ng tớ i ý đị nh sử dụ ng rau sạ ch củ a hộ gia đình trên đị a bàn thành phố Huế ”, nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Huế rất mong nhận được sự giúp đỡ của Anh(chị) bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Những thông tin mà Anh (chị) cung cấp sẽ được bảo mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của nhóm. Xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị!

Anh (Chị) vui lòng đánh dấuvào phương án mà Anh (Chị) lựa chọn .

1. Giới tính?

1. Nam 2. Nữ

2. Nghề nghiệp?

1. Học sinh, sinh viên 2. Nội trợ

3. Nhân viên công ty nhà nước hoặc nước ngoài 4. Tự làm kinh doanh 5. Nghề khác(ghi rõ:...) 3. Độ tuổi ? 1. Dưới 20 tuổi 2. 20-40 tuổi 3. 41-60 tuổi 4. 60 tuổi trở lên 4. Trình độ học vấn? 1. Bậc tiểu học 2.Bậc THCS/THPT 3. Trung cấp/Cao đẳng 4. Đại học/trên Đại học

5.Nơi sinh sống hiện tại của hộ?

1. Bờ Bắc sông Hương 2. Bờ Nam sông Hương

6.Hộ gia đình Anh/Chị có bao nhiêu thành viên?

1. 1-22.3 -4 3. 5 -6 4.>=7

7. Anh (Chị) có mối quan hệ như thế nào với chủ hộ?

1. Chủ hộ 2. Chồng/Vợ 3. Con 4. Bố/Mẹ 5. Khác

8. Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình Anh/Chị?

1.Dưới 5 triệu

2. Từ 5 triệu đến 7 triệu 3. Từ 7 triệu đến 9 triệu 4.Trên 9 triệu

9. Trung bình 1 ngày gia đình Anh/Chị sử dụng bao nhiêu rau?

1. Dưới 500g 2. Từ 500g-1000g 3. Trên 1000g

10.Hộ gia đình Anh/Chị mua rau ở đâu?(Có thểchọn nhiều đáp án)

1. Siêu thị 4. Chợ truyền thống

2. Cửa hàng bán thực phẩm sạch 5. Mua trực tuyến trên mạng

3. Tự trồng 6. Bán rong

11.Từ các nguồn trên thì Anh/Chị chủ yếu mua rau ở đâu?

1. Siêu thị 5. Mua trực tuyến trên mạng 2. Cửa hàng bán thực phẩm sạch 6. Bán rong

3. Tự trồng 7. Khác(Ghi rõ:...) 4. Chợ truyền thống

12.Số tiền trung bình hàng ngày của hộ gia đình Anh/Chị sử dụng để mua rau là bao nhiêu?

13. Theo Anh/Chị thế nào là rau sạch?(Anh/chị vui lòng khoanh tròn vào mức độ đồng ý mà Anh/Chịlựa chọn cho mỗi nhận định sau)

(1)Rất không đồng ý (2) Không đồng ý (3)Bình thường (4)Đồng ý (5) Rất đồng ý STT Các nhận định Mức độ đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thườn g Đồng ý Rất đồng ý 13.1 Rau sạch là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn GAP

1 2 3 4 5

13.2 Rau sạch là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân hóa học, hoặc bón rất ít phân hóa học để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân hữa cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoại

1 2 3 4 5

13.3 Rau sạch là rau được sản xuất với quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến người tiêu dùng không gây độc hại.

1 2 3 4 5

13.4 Rau sạch là rau có nguồn gốc,bao bì nhãn mác và có chứng nhận rõ ràng.

1 2 3 4 5

13.5 Rau sạch là rau không bị ngập úng,héo úa

1 2 3 4 5

13.6 Không rõ thế nào là rau sạch.

14. Mức độ sử dụng các loại rau hàng ngày của hộ gia đình Anh/Chị như thế nào ?(Anh/chị vui lòng khoanh tròn vào mức độ thường xuyên mà Anh/Chị lựa chọn cho các nhận định sau)

(1) Rất không thường xuyên (4) Thường xuyên (2) Không thường xuyên (5) Rất thường xuyên (3) Trung lập Loại rau Mức độ sử dụng Rất không thường xuyên Không thường xuyên Trung lập Thường xuyên Rất thường xuyên 14.1. Rau ăn lá (xà lách,rau thơm,rau cải...) 1 2 3 4 5 14.2.Rau ăn ngọn(rau muống,rau bí...) 1 2 3 4 5 14.3.Củ quả(cà chua,dưa leo,bầu,bí...) 1 2 3 4 5 14.4.Các loại hạt (cô-ve,đậu đũa,đậu ván...) 1 2 3 4 5 14.5.Khác(Ghi rõ:...) 1 2 3 4 5

15.Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các câu nhận định dưới đây về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng rau sạch bằng cách khoanh tròn vào mức độ mà Anh/Chị lựa chọn với:

(1) Rất không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý STT Các nhận định Mức độ đồng ý Rất khôn g đồng ý Không đồng ý Bình thườn g Đồng ý Rất đồng ý

Sự quan tâm đến sức khỏe

15.1 Gia đình tôi rất quan tâm tới sức khỏe của bản thân.

1 2 3 4 5

15.2 Gia đình tôi cố gắng ăn uống lành mạnh

1 2 3 4 5

15.3 Sức khỏe là vô cùng quan trọng

1 2 3 4 5

15.4 Cần phải biết cách ăn uống lành mạnh

1 2 3 4 5

15.5 Có thể hy sinh một vài sở thích ăn uống ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và gia đình

1 2 3 4 5

15.6 Nói chung các thành viên trong gia đình tôi hài lòng về sức khỏe của mình

1 2 3 4 5

15.7 Rau sạch không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên an toàn cho sức khỏe.

1 2 3 4 5

15.8 Rau sạch cung cấp nhiều vitamin tốt hơn cho sức khỏe

Chuẩn chủ quan (Ảnh hưởng của xã hội)

15.9 Người thân khuyên gia đình tôi nên sử dụng rau sạch.

1 2 3 4 5

15.10 Bạn bè khuyên tôi nên sử dụng rau sạch.

1 2 3 4 5

15.11 Đồng nghiệp khuyên tôi nên sử dụng rau sạch.

1 2 3 4 5

15.12 Bác sỹ khuyên gia đình tôi nên sử dụng rau sạch.

1 2 3 4 5

15.13 Những người làm trong ngành thực phẩm khuyên gia đình tôi nên sử dụng rau sạch

1 2 3 4 5

15.14 Những người tôi tham khảo ý kiến đều ủng hộ sử dụng rau sạch

1 2 3 4 5

15.15 Những người tôi tham khảo ý kiến đang sử dụng rau sạch

1 2 3 4 5

15.16 Những người gia đình tôi tham khảo ý kiến là người có uy tín

1 2 3 4 5

Nhận thức về chất lượng

15.17 Tôi nghĩ rau sạch được trồng đúng quy trình .

1 2 3 4 5

15.18 Tôi nghĩ nguồn gốc rau sạch được đảm bảo.

1 2 3 4 5

15.19 Tôi nghĩ sử dụng rau sạch có thể truy nguyên nguồn gốc.

1 2 3 4 5

15.20 Rau sạch được sản xuất bởi các nhà cung cấp uy tín.

1 2 3 4 5

15.21 Rau sạch là rau có chất lượng tốt

15.22 Rau sạch có nhãn mác rõ ràng.

1 2 3 4 5

15.23 Sử dụng rau sạch giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

1 2 3 4 5

15.24 Sử dụng rau sạch có thể tránh được những nguy cơ không tốt cho sức khỏe

1 2 3 4 5

Nhận thức về giá bán

15.25 Rau sạch thường đắt hơn so với rau thông thường khác

1 2 3 4 5

15.26 Ít chương trình khuyến mãi giảm giá.

1 2 3 4 5

15.27 Giá cả không phải là vấn đề đối với gia đình tôi.

1 2 3 4 5

15.28 Gia đình tôi sẵn sàng trả thêm tiền để có được rau an toàn

1 2 3 4 5

Sự quan tâm đến môi trường

15.29 Môi trường cần được bảo vệ 1 2 3 4 5

15.30 Mọi người cần hành động để bảo vệ môi trường

1 2 3 4 5 15.31 Sử dụng rau sạch góp phần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 1 2 3 4 5 15.32 Sử dụng rau sạch góp phần bảo vệ đất và nguồn nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)