hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế
Phương trình hồi quy cho nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:
0 1* 2* 3* 4* 5* 6* 7* 8*
YDβ β SKβ CQLKβ CQTKβ CLβ GBβ MTβ SCβ TT
+ β9*NMR+ ui
Trong đó:
YD: Ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình SK: Sự quan tâm đến sức khỏe
CQLK: Chuẩn mực chủ quan lời khuyên CQTK: Chuẩn mực chủ quan tham khảo CL: Nhận thức về chất lượng
GB: Nhận thức về giá bán
MT: Sự quan tâm đến môi trường
SC: Nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm TT: Truyền thông đại chúng
NMR: Nguồn rau hộ chủ yếu mua 0
β là hằng số
1, , , , , ,2 3 4 5 6 7, 8
β β β β β β β β ,β9là các hệ số hồi quy
uilà sai số của mô hình hồi quy
Phân tích hồi quy được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc ý định mua và các biến độc lập: sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm, sự quan tâm đến môi trường, truyền thông đại chúng và nguồn rau hộ chủ yếu mua.
Nhóm tác giả sẽ phân tích hồi quy theo mô hình hồi quy tuyến tính bộivới α=5%. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.20: Mô hình hồi quy thứ nhất
Mô hình Hệ số hổi quy chưa
chuẩn hóa Hệ số hổi quy chuẩn hóa t Sig. 95.0% Khoảng tin cậy B Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Cận dưới Cận trên Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai 1 Hệ số chặn .551 .358 1.539 .125 -.154 1.255 SK .055 .055 .055 .984 .326 -.055 .164 .808 1.237 CQLK .016 .054 .019 .304 .761 -.089 .122 .633 1.579 CQTK .156 .060 .163 2.616 .009 .039 .274 .663 1.508 CL .190 .051 .214 3.696 .000 .089 .291 .768 1.303 GB .136 .054 .140 2.516 .012 .030 .242 .829 1.206 MT .164 .061 .157 2.676 .008 .043 .285 .749 1.334 SC .014 .036 .021 .395 .693 -.057 .086 .876 1.141 TT .132 .052 .138 2.541 .012 .030 .234 .874 1.144 NMR -.025 .022 -.067 -1.171 .243 -.068 .017 .795 1.258 R^2 0,306 Sig. F 0,000 Durbin-Watson 1,882 (Nguồ n: xử lí số liệ u SPSS)
Ở mô hình hồi quy này ta thấy rằng, các biến SK, CQLK, SC, NMR không có ý nghĩa trong mô hình vì sig đều lớn hơn 0,05 nên nhóm tác giả quyết định loại các biến đó ra khỏi mô hình và thực hiện hồi quy lần 2.
Bảng 2.21: Mô hình hồi quylần hai
Mô hình Hệ số hổi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig. 95.0% Khoảng tin
cậy của B Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Cận dưới Cận trên Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai 1 Hệ số chặn .602 .303 1.983 .048 .004 1.199 CQTK .165 .055 .172 3.010 .003 .057 .273 .786 1.273 CL .222 .048 .250 4.608 .000 .127 .317 .875 1.142 GB .130 .053 .134 2.435 .016 .025 .235 .850 1.177 MT .184 .058 .175 3.192 .002 .071 .298 .850 1.176 TT .131 .051 .137 2.580 .010 .031 .231 .915 1.093 R^2 0,297 Sig. F 0,000 Durbin- Watson 1,888 (Nguồn: xửlí sốliệu SPSS)
Bảng số liệu 2.21 cho thấy giá trị hệ số R^2 là 0,297. Như vậy các biến độc lập giải thích được 29,7% sự biến động của ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình.
Ngoài ra, giá trị sig.F=0,000cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp đồng thời giá trị thống kê Durbin Watson nằm trong khoảng (1;3) cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập được đưa vào phân tích ở mô hình đều có giá trị <2.
Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được thể hiện trong phương trình hồi quy tuyến tính sau:
YD=0,602+ 0,165CQTK+ 0,222CL+ 0,130GB+ 0,184MT+ 0,131TT YD: Ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình
CQTK: Chuẩn mực chủ quan tham khảo CL: Nhận thức về chất lượng
GB: Nhận thức về giá bán
MT: Sự quan tâm đến môi trường TT: Truyền thông đại chúng
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy:
- Giá trị sig. của nhân tố chuẩn mực chủ quan tham khảo <0,05 do đó chấp nhận giả thuyết H3. Như vậy có thể khẳng định rằng nhân tố này có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng rau sạch. Theo phương trình trên thì khi 1 đơn vị ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình tăng lên thì theo đó phải có sự cộng hưởng dương của 0,165yếu tố chuẩn mực chủ quan tham khảo.
- Giá trị sig. của nhân tố nhận thức về chất lượng <0,05 do đó chấp nhận giả thuyết H4. Như vậy có thể khẳng định rằng rau sạch có chất lượng cao sẽ làm tăng ý định sử dụng rau sạch. Theo phương trình trên thì khi 1 đơn vị ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình tăng lên thì theo đó phải có sự cộng hưởng dương của 0,222yếu tố nhận thức về chất lượng.
- Giá trị sig. của nhân tố giá bán sản phẩm <0,05 do đó chấp nhận giả thuyết H5. Như vậy có thể khẳng định rằng giá bán có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng rau sạch. Kết luận ở đây cho thấy giả thuyết H5 ban đầu có sự mâu thuẫn, điều này có thể được giải thích rằng bởi rau sạch là một loại hàng hóa thiết yếu cần thiết cho sức khỏe nên người tiêu dùng cho rằng giá càng cao thì chất lượng nó càng đảm bảo.Theo phương trình trên thì khi 1 đơn vị ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình tăng lên thì theo đó phải có sự cộng hưởng dương của 0,130 yếu tố giá bán sản phẩm.
- Giá trị sig. của nhân tố sự quan tâm đến môi trường < 0,05 do đó chấp nhận giả thuyết H6. Như vậy có thể khẳng định rằng người tiêu dùng càng quan tâm đến môi trường thì càng có ý định sử dụng rau sạch. Theo phương trình trên thì khi 1 đơn vị ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình tăng lên thì theo đó phải có sự cộng hưởng dương của 0,184 yếu tố sự quan tâm đến môi trường.
- Giá trị sig. của nhân tố truyền thông đại chúng <0,05 do đó chấp nhận giả thuyết H8. Như vậy có thể khẳng định rằng truyền thông đại chúng có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng rau sạch. Theo phương trình trên thì khi 1 đơn vị ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình tăng lên thì theo đó phải có sự cộng hưởng dương của 0,131 yếu tố truyền thông đại chúng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH SỬ DỤNG RAU SẠCH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Để thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là phải làm chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất kinh doanh đến sử dụng theo một hệ thống mang tính chuyên nghiệp; coi trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, sản xuất rau an toàn theo tiêu chí VietGAP. Cần có sự đầu tư của nhà nước về xây dựng hạ tầng, hỗ trợ đầu ra trong lưu thông sản phẩm; xây dựng ban hành qui trình sản xuất rau an toàn cho từng loại cụ thể, phù hợp với điều kiện từng địa phương; hướng dẫn nông dân thực hiện chặt chẽ các qui trình. Chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển mạng lưới tiêu thụ qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ gắn chứng nhận rau an toàn với sử dụng thương hiệu nhà sản xuất. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng; kịp thời ngăn chặn việc sử dụng phân tươi, nước ô nhiễm cho rau.
Để thực hiện được kế hoạch, vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, đối với các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, trung tâm tiếp tục hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, quản lý cho các tổ chức, cá nhân thực hiện mô hình. Xây dựng hoàn thiện các quy trình sản xuất chung cho các nhóm, tổ sản xuất rau đang được trồng trên địa bàn. Đối với các mô hình đang sản xuất RAT, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân bón phân cân đối và tiết kiệm, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, hữu cơ vi sinh… Vận động người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, đảm bảo 4 đúng trong sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Mặt khác, hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, thực hiện từng khâu trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Qua số liệu điều tra, tổng hợp và phân tích 280 mẫu người tiêu dùng đại diện cho các hộ gia đình ở địa bàn thành phố Huế, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận về ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế như sau:
Nhu cầu về rau của người tiêu dùng rất lớn. Số rau trung bình 1 ngày hộ gia đình sử dụng chủ yếu là từ 500g-1000 g (chiếm 55,2%) tương ứng với 154 hộ với số tiền họ sử dụng để mua là 20-30 nghìn (chiếm 41,8%) 117 hộ. Họ mua rau nhiều nhất là ở chợ truyền thống và siêu thị, họ ít mua trực tuyến qua mạng.
Đa số người tiêu dùng rất mong muốn có được sản phẩm rau sạch để mua. Qua số liệu điều tra và phỏng vấn cho thấy người tiêu dùng đều sẵn sàng mua sản phẩm rau sạch với giá cao hơn so với rau thường. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Huế hiện nay các cửa hàng bán rau sạch còn ít, chủ yếu tập trung ở một số siêu thị và sản phẩm rau không ổn định… Qua kết quả điều tra thìgần 100% người tiêu dùngđều có phần nào hiểu về khái niệm rau sạch. Trong đó, nhận định “Rau sạch là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn của GAP” được người tiêu dùng đánh giá ở mức độ đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (238 hộ) nhưng họ còn thiếu thông tin trong việc nhận biết về rau sạch cũng như địa điểm bán rau.
Người tiêu dùng vẫn còn e dè với sản phẩm rau sạch bởi một bộ phận người tiêu dùng không biết nhiều thông tin về sản phẩm và không hiểu hết tầm quan trọng của rau sạch; không thực sự tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm; địa điểm phân phối rau sạch chưa nhiều và khó tiếp cận; và đặc biệt là mức giá rau sạch còn khá cao đối với một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Ngoài ra, qua việc xử lí số liệu nhóm tác giả nhận thấy rằng nhóm nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe và sự quan tâm đến môi trường ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Qua đây, ta có thể thấy rằng các hộ gia đình đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bản thân và môi trường xung quanh họ.
3.2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đìnhtrên địa bàn thành phố Huế. trên địa bàn thành phố Huế.
Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng việc sử dụng rau sạch trên địa bàn thành phố Huế còn gặp những khó khăn nên nhóm tác giả đề ra một số kiến nghị như sau nhằm thúc đẩy ý định sử dụng rau sạch của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế:
* Đố i vớ i hộ gia đình:
Mỗi người cần nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng về rau sạch, địa điểm bán cũng như chủng loại rau sạch.
Các hộ gia đình cần sáng suốt trong việc lựa chọn rau sử dụng, ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bữa cơm gia đình được an toàn và trọn vẹn hơn.
Các hộ gia đình cần nhận thức đúng về rau sạch là thế nào? Bởi sự lựa chọn của người tiêu dùng chính là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn rau không sạch lưu thông trên thị trường.
* Đố i vớ i nhà sả n xuấ t
Xây dựng thương hiệu, củng cốniềm tin của người tiêu dùng
Xây dựng logo chung cho ngành sản xuất rau sạch của tám tỉnh thành và thành phố trong phạm vi dự án xây dựng vùng rau sạch cung cấp rau sạch cho thành phố Huế.
Xúc tiến nhanh việc đăng ký thương hiệu rau sạch. Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách để phân định giữa rau sạch và rau thường trên thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển thị trường rau sạch ở thành phố Huế.
Người sản xuất phải sản xuất rau đảm bảo có chất lượng đúng quy định, tăng cường tiếp thị, tìm đầu ra cho rau, đặc biệt là xuất khẩu.
Đa dạng hóa các loại rau sạch để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Cần ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch như chế biến hay bảo quản, bao bì, đóng gói để tăng giá trị sản phẩm rau sạch.
* Đố i vớ i nhà phân phố i:
Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng, giảm khâu trung gian để giảm chi phí, từ đó, người tiêu dùng có thể mua rau sạch với giá gần với giá của nhà sản xuất hơn.
Thiết lập hệ thống phân phối hiện đại- gắn kết trách nhiệm giữa nhà sản xuất- nhà phân phối- người tiêu dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ rau sạch.
Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau đến những người tiêu dùng tập thể, gia đình nhằm tránh việc trà trộn rau thường vào rau sạch trong các khâu trung gian.
Củng cố mạng lưới bán rau sạch thông qua siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh rau sạch. Vì đây là những hệ thống phân phối phần nào đã có sự tin tưởng của người tiêu dùng. Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống phân phối rau sạch ở chợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với nguồn cung rau sạch.
Rau sạch phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhãn mác, bao bì theo qui định. Người tiêu dùng có khả năng truy nguyên nguồn gốc khi có điều gì xảy ra. Đây là biện pháp để khắc phục phần nào vấn đề thông tin không cân xứng giữa người tiêu dùng và nhà phân phối trong mua bán.
* Đố i vớ i cơ quan Nhà nư ớ c
Tuyên truyền phổ biến những kiến thức vềrau sạch cho người tiêu dùng nhằm nâng cao sựhiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng.Tăng cường tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của rau không an toàn. Khi người tiêu dùng có sự hiểu biết thì họ sẽ chọn lựa rau sạch với tinh thần tự nguyện và sẵn sàng trả giá cao để mua rau sạch. Các chương trình tuyên truyền phải được thực hiện trong thời gian dài với những chính sách đồng bộ, những chương trình phù hợp như là chương trình ti vi, quảng cáo,...Điều này sẽ giúp thị trường rau sạch phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, hỗ trợ cung cấp ứng dụng khoa học kỹ thuật cho những vùng trồng rau sạch nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá.
Chính quyền cần tuyên truyền, kiểm soát và nâng cao đạo đức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và những hóa chất khác. Bản thân nhà phân phối