Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỉ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Do đó, theo Smith và cs. (1995) [23], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Smith khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý là viêm vòi tử cung có mủ. Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Cần phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học sẽ có phương pháp tốt hơn trong cách điều trị. Chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10 cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Glawisschning E. và Bacher H. (1992) [22], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.
Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml kết hợp với vitamin c (Smith và cs., 1995) [23].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại Bầu, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, thuộc công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát.
- Thời gian: Từ 24/07/2020 đến 02/01/2021
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
- Tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại.
- Tham gia công tác khác tại cơ sở như: vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng vắc xin
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi của trang trại
- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con tại trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trạị lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại trong 5 tháng thực tập.
3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Thực hiện các quy trình chăm sóc nái đẻ theo quy trình chăn nuôi của công ty TNHH Chăn nuôi Hoà Phát, gồm có:
* Chuẩn bị chuồng trại
- Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng.
- Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.
- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.
- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.
- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vắc-xin, dụng cụ để úm lợn con…
- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07 m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25 cm, cao 25 cm. Úm kín tránh gió lùa.
- Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 2h.
- Nái chuyển đến phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. - Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 220c
- Áp lực nước 4 lít/phút.
* Thức ăn
- Lợn nái sử dụng thức ăn mã 07, lợn con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn 01.
- Khẩu phần ăn lợn nái giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg, đến ngày đẻ ăn 1 - 2 kg.
- Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2 kg.
- Tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5 kg, đến ngày thứ 10 sau đẻ nái ăn khoảng 6 - 7 kg. Từ ngày thứ 11 trở đi cho ăn theo (bảng 3.1).
- Số lần ăn 4 lần /ngày vào lúc 7h - 10h - 16h - 22h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ.
- Tập ăn cho lợn con vào lúc 5 ngày tuổi, mỗi lần một ít, ban đầu là sữa sau đó cho dần cám 01G.
* Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ
- Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 - 7 ngày. - Vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ.
- Sắp xếp lợn theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên).
- Cho ăn cám nái đẻ 07G khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5 kg.
Bảng 3.1. Định mức ăn cho lợn nái ( kg/ngày)
Ngày Lứa 1 Lứa 2/3 Lứa 4+
-4 3,0 3,5 4 -3 3,0 3,5 4 -2 2,5 3,0 3,5 -1 2,0 2,5 3,0 Farrowing 2,0 2,0 2,5 1 2,5 3,0 3,5 2 3,0 3,5 4,0 3 3,5 4,0 4,5 4 4,0 4,5 5,0 5 4,5 5,0 5,5 6 5,0 5,5 6,0 7 5,5 6,0 6,5 8 6,0 6,5 7,0 9 6,5 7,0 7,5 10 7 7,5 8,0 11 1,5 + 0,45*SCN 2.0 + 0,5*SCN 2.5 + 0,5*SCN
- Lau sạch mông, chân, vú lợn nái vào lúc lợn có biểu hiện đẻ. - Theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ.
* Biểu hiện lợn nái sắp đẻ
- Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to
- Trước đẻ 1 ngày lợn có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn.
- Trước đẻ 12h có sữa đầu tiết ra, nái không ăn hoặc giảm ăn.
- Trước đẻ 1h nái nằm, nhịp thở tăng, đi tiểu nhiều, chân cử động nhiều hơn. - Người trực đẻ phải theo dõi liên tục với lợn sắp đẻ.
- Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đuôi ngoáy nhiều, cơn rặn tăng. - Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc lợn nái đẻ.
* Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ
- Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, cốc đựng cồn iodin, khay đựng dụng cụ, khăn bông mềm, chòng kéo lợn con, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử tuyệt trùng.
- Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mông lợn nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản, găng tay sản khoa.
- Một số loại thuốc: Vectrilmoxin LA, Oxytocin, Ketovet, Canxi B12, Hanagin C, Mistral, Cammic, cồn iodin, gel bôi trơn (vaselin)…..
* Hộ lý đỡ đẻ
- Tay người đỡ đẻ phải rửa sạch, sát trùng, móng tay cắt bằng phẳng. - Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra.
- Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay người đỡ đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt.
- Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine.
- Xoa bột Mistral lên cơ thể lợn trừ phần đầu. - Thả lợn vào quây úm.
- Sau 10 phút đưa lợn con ra cho bú.
- Tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo.
- Thời gian lợn ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h. - Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định.
- Sau khi kết thúc đẻ, lau sàn,lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng.
- Tiêm kháng sinh kéo dài phòng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ lợn nái trên 39,30C sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn.
- Tiêm Oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 6 - 7 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h.
- Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm.
- Trường hợp nái còn biểu hiện rặn đẻ thì quá trình đẻ chưa kết thúc.
* Chăm sóc lợn mẹ
- Cho lợn mẹ ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt khoảng 5 - 6 kg/con/ngày và tăng dần lượng ăn này đến 10 ngày. Các ngày tiếp cho ăn theo công thức ở bảng 3.1. Số lần ăn 4 lần/ngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa.
- Kiểm tra núm uống tất cả các ô nái đẻ, đảm bảo nước uống sạch, đủ áp lực. Lượng nước uống lợn nái trong giai đoạn nuôi con 35 - 50 lít/ngày. Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm nái ăn kém.
- Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống.
- Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút, cần kiểm tra máng từng con để phát hiện lợn bỏ ăn, lợn ăn kém.
- Vệ sinh máng ăn hàng ngày 4 lần/ngày. Máng ăn bẩn là một yếu tố giảm tính thèm ăn của lợn nái.
- Lợn nái lứa 1 chỉ nên nuôi 11 lợn con, tối đa số con với số vú lợn mẹ, chuyển ghép đi sau 36h.
- Vệ sinh sạch sàn chuồng hàng ngày.
- Hàng ngày lau bầu vú nái bằng nước ấm pha sát trùng loãng nhằm làm sạch và kiểm tra viêm nhiễm đồng thời có tác dụng masaage.
- Kiểm tra thân nhiệt lợn trong 5 ngày đầu sau sinh, trường hợp nhiệt độ cao trên 39,30C thì cần can thiệp kháng sinh, kết hợp với thuốc giảm đau.
- Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho nái 18 - 220C.
- Biểu hiện lợn nái bị nóng: thường xuyên thay đổi vị trí nằm, bồn chồn, giảm ăn, uống nước nhiều, nghịch nước nhiều làm ướt sàn, sốt nóng.
- Biểu hiện lợn nái bị lạnh: nằm úp bụng xuống sàn, viêm vú.
- Quan sát các biểu hiện bất thường của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số các biểu hiện cần chú ý: lợn bỏ ăn, giảm ăn, nằm úp bụng không cho lợn con bú, bầu vú đỏ sưng cứng hoặc phù nề, âm hộ chảy dịch viêm, nước tiểu nâu sẫm hoặc trắng đục, đứng lên nằm xuống khó khăn, lợn sốt trên 39,50C.
* Tối đa hoá khả năng tiết sữa lợn mẹ
- Tối đa số lượng lợn con trên ổ trong lần sinh đầu tiên, đảm bảo tất cả các vú đều được hoạt động.
- Tăng tối đa trọng lượng sơ sinh lợn con, đồng nghĩa với việc sức bú lợn con tốt hơn.
- Giúp lợn nái uống nhiều nước bằng cách xả nước trực tiếp vào máng ăn, có thể bổ sung điện giải cho nái sau khi đẻ, lợn nái uống nhiều nước đồng nghĩa với việc cho nhiều sữa.
- Tiêm oxytocin cho lợn nái khi kết thúc đẻ.
- Giúp lợn nái ăn được nhiều thức ăn cũng đồng nghĩa với cho nhiều sữa. - Sử dụng đúng chủng loại thức ăn, thức ăn được bảo quản sử dụng đúng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm.
- Chuồng trại thiết kế tốt.
- Tạo môi trường sống tối ưu, tránh các nguyên nhân gây stress như nhiệt độ quá nóng, thiếu nước, khí độc, ẩm độ quá cao, tiếng ồn, viêm nhiễm.
- Tăng tối đa thời gian nuôi con.
- Cai sữa lợn con ở 28 ngày tuổi giúp lợn mẹ có thời gian hoàn thiện bộ máy sinh dục sau đẻ, đồng nghĩa việc rút ngắn thời gian lên giống, tăng số lượng trứng rụng và số trứng được thụ thai trong lần lên giống và phối giống kế tiếp.
* Sau khi cai sữa
- Di chuyển lợn nái về khu phối giống, tiêm 1 mũi vitamin AD3E, cho ăn chế độ tự do.
- Theo dõi lợn nái lên giống sau cai sữa, thông thường nái sẽ lên giống sau 5 - 7 ngày. Có trường hợp lên giống sớm hơn sau 3 ngày cai sữa.
* Vệ sinh chuồng trại hàng ngày
- Không để chuồng ướt, hậu quả chuồng ướt sẽ là: Môi trường sống của nái và lợn con kém, lợn con bị nhiễm lạnh, nái dễ bị viêm vú, tốc độ gió giảm đồng nghĩa hàm lượng khí độc tăng.
- Cào phân lợn nái kịp thời, chuồng bẩn, nhiều phân càng gia tăng áp lực mầm bệnh.
- Phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày.
3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại
* Sát trùng người và phương tiện tại cổng sát trùng
- Người đến trại thực hiện việc sát theo “Bảng hướng dẫn sát trùng tại cổng bảo vệ, bảng nội quy ra vào trại” cụ thể:
- Người đến trại, nếu được bảo vệ đồng ý cho vào trại thì, nếu đi xe máy thì xuống xe dắt bộ qua nhà phun sát trùng, trường hợp đi ô tô thì mọi người trong xe phải xuống xe đi qua nhà phun sát trùng sau đó lái xe quay trở lại xe đánh xe vào nhà sát trùng.
- Thực hiện việc phun sát trùng đúng quy định theo các yêu cầu trong