Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở các tiểu đoàn học viên đào

Một phần của tài liệu LUẬN văn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA ở TIỂU đoàn học VIÊN đào tạo cơ bản của TRƯỜNG SQLQ1 (Trang 29 - 32)

tác thi đua, khen thưởng ở các tiểu đoàn học viên đào tạo cơ bản ở TSQLQ1 trong giai đoạn hiện nay.

2.2.1. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sỹ về của công tác thi đua, khen thưởng.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của nâng cao chất lượng phong trào TĐ ở các TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1 là sự nhận thức rõ ràng, đúng đắn của mỗi tập thể, và mọi cán bộ, học viên về vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, và rèn luyện, phát triển nhân cách cán bộ, học viên.

Nhận thức đúng giúp cho các chủ thể có chủ trương, biện pháp đúng, có quyết tâm cao trong hành động. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức, thực chất là quá trình làm cho cán bộ, học viên hiểu biết một cách sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào TĐ, từ đó nhận rõ trách nhiệm, xác định quyết tâm, lựa chọn chính xác những biện pháp, phương thức hành động nhằm đạt tới mục tiêu TĐ. Vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng TĐ ở các TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1 là phải giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng uỷ Quân

sự Trung ương, Bộ Quốc phòng; Luật TĐ, KT của Nhà nước; Nghị định số 56/1998/NĐ- CP ngày 30-7-1998 của Chính phủ; Thông tư số 42/2003/TT-BQP ngày 02-5-2003 của Bộ Quốc phòng; các Chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, của Quân chủng PK-KQ về phong trào TĐ .

Việc học tập, quán triệt những nội dung giáo dục trên phải gắn chặt với quá trình học tập, quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Nhiệm vụ chính trị của quân đội, Nhà trường và các tiểu đoàn trong từng giai đoạn, thời kỳ. Trên cơ sở đó xây dựng cho mỗi cán bộ, học viên có động cơ thi đua đúng đắn, xác lập được mục đích hành động phù hợp với đòi hỏi nâng cao chất lượng phong trào TĐ.

Công tác giáo dục động cơ thi đua phải làm cho mọi cán bộ, học viên hiểu rõ, tham gia tích cực vào các hoạt động TĐ, tập trung trí tuệ, sức lực vào hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện, hăng hái tìm tòi, sáng tạo để nâng cao tính tích cực hoạt động của cán bộ, học viên trong quá trình nâng cao chất lượng phong trào TĐ.

Trong quá trình giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ TĐ cho các cán bộ, học viên, cần đi sâu tìm hiểu, nâng cao nhận thức và trách nhiệm động cơ của mỗi người trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày, thường xuyên giúp đỡ họ biết xem xét, giải quyết những vấn đề thực tiễn TĐ có

hiệu quả. Kiên định phấn đấu thực hiện mục tiêu thi đua, phát hiện, uốn nắn những nhận thức lệch lạc về động cơ TĐ, đồng thời cần phải quan tâm tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần trong đơn vị, tạo được bầu không khí lành mạnh, hình thành mối quan hệ đồng chí, gắn bó, tạo nên niềm tin, hứng thú trong thực hiện các nội dung TĐ.

Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên là một biện pháp quan trọng nhằm giáo dục, xây dựng động cơ TĐ cho cán bộ, học viên. Mọi suy nghĩ, hành động của cán bộ thể hiện trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội, thực hiện các chỉ tiêu nội dung TĐ là tấm gương sống cho mỗi cán bộ, học viên thuộc quyền noi theo, có tác dụng to lớn trong giáo dục, xây dựng động cơ TĐ cũng như phát triển nhân cách cán bộ, học viên, nhất là đối với học viên trẻ.

Tóm lại, thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức cho

cán bộ, chiến sỹ là để xây dựng cho mọi cán bộ, học viên có động cơ TĐ đúng đắn. Động viên từng cán bộ, học viên tự giác tu dưỡng rèn luyện nâng cao nhận thức, sử dụng có hiệu quả các hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng vào giáo dục xây dựng động cơ TĐ. Kết hợp động viên từng người tự giác tu dưỡng rèn luyện với phát huy vai trò của tập thể trong giáo dục, xây dựng động cơ TĐ cho cán bộ, học viên. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương về phẩm chất và năng lực trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như việc thực hiện các

chỉ tiêu, nội dung, giao ước thi đua theo chức trách, nhiệm vụ lúc bình thường cũng như lúc gặp khó khăn, phức tạp, cán bộ đảng viên càng phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, phải thực sự là tấm gương sáng thúc đẩy mọi người trong đơn vị cùng TĐ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA ở TIỂU đoàn học VIÊN đào tạo cơ bản của TRƯỜNG SQLQ1 (Trang 29 - 32)