Thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác

Một phần của tài liệu LUẬN văn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA ở TIỂU đoàn học VIÊN đào tạo cơ bản của TRƯỜNG SQLQ1 (Trang 37 - 40)

rút kinh nghiệm, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác thi đua ở các TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1 .

Sơ tổng kết là một công việc không thể thiếu của phong trào TĐ. Thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là nhằm đánh giá thành tích kết quả đạt được, tìm ra nguyên nhân mạnh, yếu, những kinh nghiệm bổ tích cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức TĐ. Đồng thời, chọn ra những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng động viên, khích lệ, không ngừng nâng cao năng lực trí tụê, bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén, sáng tạo theo kịp những biến đổi nhanh chóng của tình hình, giải quyết đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn về phong trào TĐ ở TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1.

Thực tế những năm qua ở các TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1 việc sơ kết, tổng kết phong trào TĐ đã được tiến

hành nề nếp, nhưng nội dung còn chung chung, chưa thật khách quan, chính xác, vẫn còn tình trạng nể nang, tranh công đổ lỗi hoặc chia đều thành tích cho các đơn vị, che giấu khuyết điểm, chạy chọt để được ghi thành tích. Vì thế, hiện nay và những năm tới cần phải tiến hành sơ kết, tổng kết TĐ thực chất hơn nữa.

Tổ chức việc sơ kết, tổng kết phong trào TĐ phải làm từng cấp, từ dưới lên. Phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chỉ tiêu TĐ mà sơ kết, tổng kết. Yêu cầu sơ kết, tổng kết phải nêu rõ đặc điểm tình hình thuận lợi, khó khăn trong triển khai và tổ chức thực hiện TĐ, đánh giá đúng kết quả đạt được trên các mặt, kết quả thực hiện nội dung, chỉ tiêu thi đua của từng cơ quan, đơn vị; trách nhiệm trong phong trào TĐ của các tổ chức, các lực lượng và cán bộ, học viên trong đơn vị; kết luận được các điển hình tiên tiến, ưu điểm, khuyết điểm của phong trào. Đánh giá đúng thực chất lãnh đạo TĐ của cấp uỷ và chỉ huy đơn vị. Tìm đúng nguyên nhân ưu điểm và khuyết điểm. Rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực, xác định đúng các hình thức khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đơn vị. Khen thưởng phải chính xác, kịp thời, có tác dụng khơi dậy và phát huy mặt tốt của mỗi tập thể, cá nhân, góp phần giáo dục, động viên cổ vũ mọi người tích cực thực hiện các phong trào thi đua tiếp theo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong một nước, thưởng, phạt nghiêm minh thì nhân dân

mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công" [30, 163].

Để thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm phong trào TĐ và phong trào thi đua Quyết thắng phải phát huy vai trò của người chỉ huy, cơ quan Chính trị, cán bộ chính trị, Hội đồng TĐ, KT, các tổ chức quần chúng tham gia tổng kết thành tích TĐ, KT. Dựa vào sơ kết, tổng kết phong trào TĐ, người chỉ huy theo chức trách, quyền hạn đề nghị trên khen thưởng hoặc ra quyết định biểu dương khen thưởng các cán bộ, học viên và đơn vị thuộc quyền.

Điều kiện vật chất được coi là một yếu tố cấu thành phong trào TĐ, nhưng cần hiểu đúng điều kiện vật chất không chỉ đơn thuần là các yếu tố về phương tiện vật chất, kỹ thuật của bộ máy TĐ sử dụng mà còn bao gồm hệ thống các quy định, cơ chế, cơ cấu tổ chức TĐ. Vì thế, khi xem xét việc tăng cường cơ sở vật chất cho phong trào TĐ phải bảo đảm tính toàn diện. Đó là bảo đảm các hoạt động tuyên truyền, cổ động, giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, quyết tâm thi đua; bảo đảm quỹ khen thưởng, tiền thưởng và hiện vật khen thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Trong điều kiện ngân sách cho phong trào TĐ còn hạn hẹp, phần tiền thưởng còn ở mức độ. Vì thế cần kết hợp thật tốt việc chi theo quy định với huy động các nguồn vốn khác để

xây dựng quỹ khen thưởng của các TĐHV đào tạo cơ bản của TSQLQ1 theo đúng quy định hiện hành của quân đội và Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN văn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA ở TIỂU đoàn học VIÊN đào tạo cơ bản của TRƯỜNG SQLQ1 (Trang 37 - 40)