3. Một số giải pháp cơ bản khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân
3.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý toàn diện quân nhân.
quân nhân.
Thực chất giải pháp này nhằm phát huy tối đa thế mạnh tổ chức quân sự. Quản lý mọi mặt quân nhân nó sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan trong đơn vị.
Quản lý quân nhân là yêu cầu khách quan đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Quân đội ta. Công tác quản lý giúp cho người cán bộ nắm chắc tình hình mọi mặt đời sống, hoạt động chính trị tinh thần, nhất là diễn biến tư tưởng của quân nhân, từ đó có phương pháp tổ chức huấn luyện, học tập, vui chơi giải trí thích hợp. Đây là một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng để phát huy, nhân rộng mặt tích cực, ngăn ngừa mặt tiêu cực trong đời sống tinh thần của quân nhân, trong đó có mặt tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo. Thực tế cho thấy, đơn vị nào làm tốt công tác quản lý toàn diện quân nhân, đơn vị đó ít xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, ít bị ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo và thường xuyên hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Ngược lại, đơn vị nào thực hiện công tác quản lý quân nhân không tốt thì đơn vị đó xảy ra vi phạm kỷ luật nhiều và sự ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo có biểu hiện gia tăng.
Để làm tốt công tác quản lý toàn diện quân nhân, người cán bộ chỉ huy đơn vị cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, quản lý nắm chắc lý lịch của từng quân nhân.
Quản lý nắm chắc lý lịch chính trị của từng quân nhân qua đó để có biện pháp giáo dục, rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt đối với quân nhân có tín ngưỡng tôn giáo.
Hai là, phải nắm chắc quân số và giải quyết tốt các mối quan hệ của quân nhân trong đơn vị.
Đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, bởi vì người lãnh đạo chỉ huy đơn vị phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa quân nhân có đạo và quân nhân không theo đạo, mối quan hệ giữa đơn vị với địa phương nơi đóng quân nhất là địa phương có đạo. Mục đích là để các quân nhân có mối quan hệ tốt với nhau, không để xảy ra mất đoàn kết vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, không được để kẻ địch lợi dụng chia rẽ quân nhân có đạo và không theo đạo, chia rẽ với địa phương nơi đóng quân...
Ba là, thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Quán triệt và thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tôn trọng tự do tín ngưỡng của những người theo
đạo và người không theo đạo; làm tốt công tác tuyển quân, đào tạo, sử dụng lực lượng cốt cán là quân nhân có tín ngưỡng tôn giáo, ưu tiên phát triển đảng đối với quân nhân có tín ngưỡng tôn giáo khi họ tự nguyện đứng trong đội ngũ của Đảng. Vì theo Lênin: “Tại sao chúng ta lại không cấm những tín đồ Thiên chúa giáo và những người tin ở Chúa, gia nhập đảng ta?”18; “Không những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng dân chủ- xã hội tất cả những công nhân nào còn tin ở Thượng đế”19. Người cũng không đặt các nhà tu hành ra ngoài chủ trương đó. Còn theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Thực hiện tín ngưỡng tự do; lương giáo đoàn kết”20. Với tinh thần đó, Đảng ta có thể kết nạp người có tín ngưỡng tôn giáo vào tổ chức, vào các đoàn thể chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng nhân dân là một việc bình thường.
Bốn là, tổ chức quản lý chặt chẽ mọi mặt hoạt động của quân nhân.
Trong công tác quản lý quân nhân yêu cầu phải quản lý chặt chẽ mọi mặt trên cơ sở điều lệnh, điều lệ và các quy định của Quân đội và đơn vị. Đặc biệt quan tâm quản lý những hoạt động đơn lẻ của quân nhân có tín ngưỡng tôn giáo, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh để có biện pháp xử lý phù 18 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1979, Tập 12, tr 173.
19 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, Tập 17, tr 520.20 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 2001, tập 4. tr. VIII. 20 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 2001, tập 4. tr. VIII.
hợp, nhất là hiện tượng mê tín dị đoan trong đơn vị. Đồng thời giải quyết hài hoà giữa nghĩa vụ với Tổ quốc và nghĩa vụ đối với đạo của quân nhân theo tín ngưỡng tôn giáo.
Năm là, tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho quân nhân ở đơn vị.
Đời sống vật chất và tinh thần của quân nhân có quan hệ mật thiết với việc giáo dục khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đối với quân nhân Quân đội ta. Lênin viết: “Và dưới chế độ chính trị đã được quét sạch những tàn dư thối nát thời trung cổ ấy, giai cấp vô sản sẽ tiến hành một cuộc đấu tranh rộng rãi và công khai nhằm xoá bỏ tình trạng nô lệ về mặt kinh tế, nguồn gốc thật sự của sự mê muội hoặc nhân loại bằng tôn giáo”21.
Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao nó có ý nghĩa góp phần to lớn trong xây dựng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy; là một trong những cơ sở để khắc phục thế giới quan tôn giáo. Bởi vì, tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức xã hội; đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần. Đời sống vật chất, tinh thần của quân nhân tốt nó sẽ xoá bỏ tình trạng mê muội vào tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan. Theo Lênin: “Chính quá trình phát triển
kinh tế, sẽ nhanh chóng mất hết mọi ý nghĩa chính trị và sẽ rất mau bị bỏ xó...”22.
Để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho quân nhân ở đơn vị cơ sở, lãnh đạo chỉ huy của các đơn vị cần đi sâu, đi sát thực tế, năng động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động phù hợp với thực tế cho phép nhằm cải thiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần quân nhân một cách thiết thực.