Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 2001, tập 5 tr 269.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay (Trang 48 - 53)

Thứ hai, động viên đồng bào có đạo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, tích cực chủ động giúp địa phương xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá- xã hội.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với địa phương để củng cố lực lượng vũ trang và hoàn chỉnh thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Thứ năm, phải tuyên truyền vận động nhân dân bài trừ mê tín, dị đoan, chống các thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo chống chế độ của các thế lực thù địch.

Tóm lại, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân Quân đội ta hiện nay, đó là sự điều chỉnh để cho nó vận động đúng hướng, không cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của người quân nhân ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân cần phải tuân thủ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo mà trực tiếp là quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể là phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của quân nhân, mà theo Lênin “Bất kỳ ai cũng được

hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được làm người vô thần, như bất cứ người xã hội chủ nghĩa nào cũng thường là người vô thần. Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được”30. Mọi người đều có quyền theo tôn giáo mà mình thích, hoặc không theo một tôn giáo nào, không được phân biệt đối xử giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Tư tưởng đó đã nói lên tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của những người xã hội chủ nghĩa, do đó có tác dụng to lớn đối với việc lôi kéo, tập hợp quần chúng nhân dân lao động để chuẩn bị lực lượng cho cuộc cách mạng; đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của quân nhân; lành mạnh hoá tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong cách của quân nhân; kịp thời phát hiện và vô hiệu hoá sự lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách mạng; phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng, các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội thường xuyên làm tốt công tác tôn giáo, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Kết hợp giữa xây dựng đơn vị với đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng, yếu kém về nhận thức và hành động không phù hợp với kỷ luật quân đội ở đơn vị mình. Chống mọi biểu hiện chủ quan, nôn nóng trong giải quyết các vấn đề có 30 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1979, Tập 12, tr 171.

liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Có như vậy, thì việc đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân Quân đội ta mới có hiệu quả cao.

Mặt khác, đó chính là cơ sở lý luận để cho mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân (đặc biệt là đồng bào có đạo) nhận thức và quán triệt tính đúng đắn, khoa học của các chủ trương đường lối chính sách cụ thể của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo. Trên cơ sở đó mà phát huy trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tham gia làm tốt công tác tôn giáo, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn đã chứng minh, về bài học về phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và coi đó là sự nghiệp của quần chúng trong đó có đồng bào theo đạo. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được là những nhân tố nhằm mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tập hợp các chức sắc tín ngưỡng, tôn giáo “cùng nhau trong cuộc hành trình đổi mới, tiến lên dưới lá cờ đại nghĩa của dân tộc”31.

31 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-6-2006, tr 3. ngày 13-6-2006, tr 3.

Đây cũng chính là cơ sở lý luận khoa học để phê phán, đấu tranh bác bỏ các luận điểm sai trái, phản động của chủ nghĩa cơ hội xét lại của chủ nghĩa xã hội sô vanh, của giai cấp tư sản phản động về vấn đề tôn giáo trong thời đại ngày nay.

Ngày nay, công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải vận dụng và phát triển một cách sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo. Quân đội ta cùng với toàn Đảng, toàn dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội, tuyên truyền chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đấu tranh chống thù địch, chia rẽ các tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, trong nhiệm vụ xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân phải tiếp tục thực hiện phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đó là lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống, thực sự là đội quân công tác phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hoà bình” đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại đất nước ta. Vì vậy, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tôn giáo không chỉ có các lực lượng vũ trang nhân dân mà đó là công việc của cả hệ thống

chính trị trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay (Trang 48 - 53)

w