Nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay (Trang 43 - 48)

3. Một số giải pháp cơ bản khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân

3.4. Nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn

công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn vị.

Theo Mác: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”25.

Nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa trực tiếp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo ngay trong bản thân họ, vừa trực tiếp nâng cao khả năng khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần của quân nhân.

Thực tế cho thấy, ở một số đơn vị do nhận thức chưa đầy đủ và thiếu kiến thức cần thiết về tôn giáo và công tác tôn giáo, nên một số cán bộ có biểu hiện không muốn tiếp nhận những quân nhân có đạo vào đơn vị mình để quản lý giáo dục huấn luyện, ngại tiếp xúc với đồng bào có đạo; lúng túng trong giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong xử lý còn mang nặng mệnh lệnh hành chính, vi phạm tự do tín ngưỡng...dẫn đến hậu quả là gây ra sự mất đoàn kết trong nội bộ quân nhân, mất đoàn kết quân dân, làm cho ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân tăng lên. Do đó, việc nâng cao nhận thức và năng lực tổ 25 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, Tập 3, tr 10.

chức thực hiện công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn vị là một giải pháp hết sức quan trọng để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân trong tình hình hiện nay.

Nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn vị cần phải toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hoá, lối sống...và các tri thức khoa học khác, đặc biệt là khả năng thực hành công tác tôn giáo ở những địa bàn trọng điểm hiện nay. Cụ thể thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Một là, nâng cao sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ về công tác tôn giáo của Quân đội ta.

Nâng cao sự hiểu biết về những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ công tác tôn giáo của Quân đội; nâng cao nhận thức về khoa học xã hội và nhân văn, về nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của Quân đội ta trong giai đoạn mới.

Hai là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn đã chứng minh, cùng với nhân tố chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn có bài học về phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và coi đó là sự nghiệp của quần chúng. Bởi vì, dân tộc ta có truyền thống cực kỳ quý báu, đó là truyền thống anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo, chịu khó thông minh trong lao động sản xuất và tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, phòng chống thiên tai...truyền thống ấy tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo thành động lực quan trọng trong phát triển đất nước. Bằng việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn sáng tạo của Đảng trước tình hình mới. Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là đường lối chiến lược đúng đắn, là nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, miền của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng ... lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng. Về vấn đề này Đảng ta đã xác định: “Có những nhận thức mới về đại đoàn kết dân tộc với tinh thần phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết

toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định đúng yếu tố lợi ích, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; xem dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thuận xã hội là mẫu số chung nhằm đạt tới sự cố kết xã hội và chống sự phân biệt xã hội, áp bức giai cấp; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được xem như là những nhân tố mới nhằm mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng nhau trong cuộc hành trình đổi mới, tiến lên dưới lá cờ đại nghĩa của dân tộc”26.

Đây cũng chính là cơ sở lý luận khoa học để phê phán, đấu tranh bác bỏ các luận điểm sai trái, phản động của chủ nghĩa cơ hội xét lại của chủ nghĩa xã hội sô vanh, của giai cấp tư sản 26 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-6-2006, tr 3.

phản động về vấn đề tôn giáo và “chính trị hoá” vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc, sắc tộc trong thời đại ngày nay.

Hiện nay, nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những diễn biến hết sức nhanh chóng phức tạp và khó lường. Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt”27. Đặc biệt cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ cầm đầu đã dẫn đến một thực tế là đã làm cho vấn đề tôn giáo, dân tộc, sắc tộc vốn đã phức tạp nay còn phức tạp hơn nhiều.

Ba là, giáo dục xây dựng nhân cách, đạo đức, tác phong công tác khoa học, mẫu mực, nâng cao năng lực giáo dục, cảm hoá, tổ chức quản lý quân nhân, nhất là các quân nhân có tín ngưỡng tôn giáo của đội ngũ cán bộ và cán bộ làm công tác tôn giáo.

Nhân cách, đạo đức tác phong công tác khoa học của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hiệu quả công tác của 27 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr 73- tr 74

họ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”28. Vì vậy, người cán bộ phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác tôn giáo của đơn vị bảo đảm có hiệu quả. Đồng thời bổ túc kiến thức về tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan cho đội ngũ cán bộ, thông qua thực tiễn để rèn luyện đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo là những quân nhân có đạo: giác ngộ họ, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng họ, triển khai công tác tôn giáo cho họ; đồng thời chia sẻ với họ cả về vật chất và tinh thần để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cũng không để họ bị bài xích khỏi cộng đồng tôn giáo.

Bốn là, trách nhiệm của Quân đội ta đối với đồng bào có đạo cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Thứ nhất, thật sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, tránh khêu lên sự đối lập thế giới quan: thật sự tôn trọng giáo lý, giáo luật, tôn trọng lễ nghi của các tôn giáo...Lênin viết: “Tại sao chúng ta lại không tuyên bố, trong cương lĩnh của chúng ta, rằng chúng ta là những người vô thần?...Trong cương lĩnh của chúng ta, chúng ta không tuyên bố và chúng ta không nên tuyên bố chủ nghĩa vô thần của chúng ta”29.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w