7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.3.2.1 Đối với tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử
* Khi giảng dạy bài 29. “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh” ở mục 2. “Cách mạng tư sản Anh”. Khi giảng dạy tình hình nước Anh trước cách mạng giáo viên sưu tầm ảnh chân dung vua Sác-lơ I của nước Anh:
Vua Sác lơ I
Mục đích khai thác: Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về con
người, tính cách, cách trị nước của vị vua Anh. Người đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến nội chiến ở Anh.
Hướng khai thác: Giáo viên đặt câu hỏi
19
“Em có hiểu biết gì về vua Sác-lơ I ?” Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, kết luận:
Sác-lơ-I (1600-1649) là vua của ba vương quốc Anh, Scotland, và Ireland
từ 27 tháng 3 năm 1625 đến khi bị hành quyết vào năm 1649.
Sau khi kế vị, Sác-lơ tranh chấp với Nghị viện, trong nỗ lực của ông nhằm củng cố đặc quyền hoàng gia. Sác-lơ tin tưởng vào quyền lực thiêng liêng của các vị vua và cho rằng ông có thể cai quản đất nước theo ý muốn của mình. Nhiều chính sách của ông bị quần chúng phản đối, đặc biệt là việc tăng thuế mà không thông qua sự đồng ý của Quốc hội, khiến ông bị mang tiếng là một quân vương chuyên chế, một bạo chúa. Chính sách tôn giáo của ông, cùng với cuộc hôn nhân với một người Công giáo, đã gây ra sự bất bình và ác cảm của những nhóm cải cách tôn giáo như Thanh giáo và thần học Can-vanh, những người cho rằng ông nghiêng về phía Công giáo. Ông cố gắng buộc Giáo hội Scotland làm theo mô hình tôn giáo của Anh dẫn đến Chiến tranh giữa các giám mục, tăng thêm vị thế cho Nghị viện Anh và Scotland đồng thời khiến vị thế của ông tuột dốc không phanh.
Từ 1642, Sác-lơ chiến đấu với quân đội Nghị viện trong Nội chiến Anh. Sau thất bại năm 1645, ông đầu hàng lực lượng Scotland và bị rơi vào tay Nghị viện. Sác-lơ từ chối công nhận yêu sách của những kẻ bắt được mình khi bác bỏ ý tưởng về nền quân chủ lập hiến, và trốn thoát khỏi nơi giam cầm vào tháng 11- 1647. Lại bị cầm tù một lần nữa tại Đảo Wight, Sác-lơ cố gắng liên minh với người Scotland, nhưng cuối năm 1648 Oliver Cromwell cùng quân đội kiểu mới của ông ta đã nắm được quyền kiểm soát Anh quốc. Sác-lơ bị đưa ra xét xử, bị kết án tử hình vì tội phản quốc vào ngày 30 tháng 1 năm 1649.
* Khi giảng dạy bài 29. “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh” ở mục 2.“Cách mạng tư sản Anh”. Khi giảng dạy diễn biến cách mạng tư sản và
sau khi nội chiến kết thúc trong sách giáo khoa có bức hình:
20
Hình 52. Ô. Crôm-oen (1599-1658)
Mục đích khai thác bức hình:
Học sinh có hiểu biết nhất định về con người, sự nghiệp của Ô. Crôm-oen.
Phương pháp sử dụng:
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Hiểu biết của em về con người, sự nghiệp của Ô. Crôm-oen?
Học sinh thảo luận, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận:
Oliver Cromwell (1599 - 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland.
Cromwell sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và cuộc đời ông hoàn toàn mờ nhạt cho tới đầu những năm 40 tuổi. Cũng vào những năm 40 tuổi, Cromwell cải đạo sang Thanh giáo. Ông được bầu vào hội đồng dân biểu
ở Cambridge rồi tham gia cuộc nội chiến Anh bên phe những người nghị viên. Là một chiến binh can đảm (biệt danh "Sắt thép"), ông bắt đầu được biết tới sau khi chỉ huy một đội kỵ binh chống lại toàn bộ quân đội hoàng gia. Cromwell là người thứ ba ký vào lệnh xử tử hình Sác-lơ I vào năm 1649 và là thành viên của nghị viện Rump từ 1649 đến 1653. Ông được giao chỉ huy chiến dịch đánh Scotland trong các năm 1650-1651. Ngày 20 tháng 4 năm 1653,
21
Cromwell giải tán nghị viện Rump bằng vũ lực rồi thành lập nghị việnBarebone trước khi trở thành Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland vào ngày 16 tháng 12 năm 1653 cho tới khi ông qua đời. Khi những người bảo hoàng trở lại nắm quyền vào năm 1660, xác ông bị đào lên, bị treo và bị chặt đầu.
Cromwell là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Anh. Với những sử gia như David Hume hay Christopher Hill, ông là tên độc tài phạm tội giết vua, nhưng với những người khác như Thomas Carlyle hay Samuel Rawson Gardiner, ông là người anh hùng của tự do và dân chủ. Ở Anh, Cromwell được chọn vào danh sách 10 người vĩ đại nhất nước Anh mọi thời đại trong một cuộc bình chọn của BBC năm 2002. Những biện pháp của ông đối phó với người Thiên chúa giáo ở Ireland bị nhiều sử gia coi là rất gần với tội ác diệt chủng và ở chính Ireland cho tới tận bây giờ, người ta vẫn rất căm thù Cromwell.
Khi giảng dạy bài 30. “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ”, ở mục 2. “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ” sách giáo khoa có bức chân dung sau:
Hình 55. G. Oa-sinh-tơn (1732-1799)
Mục đích khai thác: Học sinh nắm được diễn biến cách mạng tư sản Pháp
năm 1789.
22
Hướng khai thác lược đồ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chân dung G. Oa-sinh-tơn, nhận xét những đặc điểm về ngoại hình của ông và trả lời những câu hỏi do giáo viên gợi mở như:
- Các em biết gì về tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn?
- Ông có vai trò như thế nào trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
- Vì sao thủ đô nước Mĩ lại lấy tên là Oa-sinh-tơn?
Ngoài ra, giáo viên có thể ra bài tập về nhà, yêu cầu học sinh sưu tầm tiểu sử và sự nghiệp của G. Oa-sinh-tơn. Làm được như vậy, các em sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Giáo viên có thể cung cấp thêm một số thông tin:
G. Oa-sinh-tơn (1732 -1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Năm 16 tuổi đã trở thành kĩ sư, đồng thời nhận danh hiệu sĩ quan (thiếu tá) quân đội. Trước khi diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống chính sách của Anh nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
Ngay từ đầu cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội đã bầu G. Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15 - 6 - 1775). Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm, tài chỉ huy quân sự của mình. Quốc hội đã nhiều lần trao cho ông những quyền hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân - những người thúc đẩy thắng lợi của cách mạng. Vào cuối cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm mưu tổ chức xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho G. Oa-sinh-tơn. Ông đã từ chối lời đề nghị đó. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và đánh giáp lá cà, nên đã bị thất bại nhanh chóng.
Tháng 10 - 1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của G.Oa-sinh-tơn đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Hơn 5000 quân Anh bị bắt làm tù binh, viên tướng chỉ huy phải đầu hàng. Tiếp đó, nghĩa quân giành thắng lợi nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai năm 1783.
23
Sau cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi, thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của Bắc Mĩ. Năm 1787, Hiến pháp của Mĩ được soạn thảo dưới sự chủ trì của G. Oa-sinh-tơn. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kì (Mĩ) và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792...
Ở bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”, khi dạy mục 1.
“Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến thuộc phần” II. “Tiến trình của cách mạng”, giáo viên có thể sưu tầm hai bức chân dung sau:
Vua Lu-i XVI Hoàng hậu Marie Antoinette
Mục đích khai thác: Học sinh có những hiểu biết nhất định về vua Lu-I
XVI và hoàng hậu nước Pháp lúc đó Marie Antoinette, những con người đã “góp phần” làm bùng nổ cách mạng tư sản Pháp.
Hướng khai thác lược đồ:
Giáo viên đặt câu hỏi: Hiểu biết của em về tiểu sử vua Lu-i XVI và hoàng hậu Marie Antoinette?
Học sinh thảo luận, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận:
Lu-i XVI (1754 – 1793) là quân vương nhà Bourbon, cai trị nước Pháp từ năm 1774 đến 1792, rồi bị xử tử hình năm 1793 trong Cuộc cách mạng Pháp.
Kế vị ông nội - vua Lu-i XV bị người dân căm ghét, Lu-i XVI rất quan tâm đến sự bất bình đang dâng cao của người dân Pháp chống lại nền quân chủ chuyên chế. Ngay từ đầu, nhà vua nỗ lực cải cách vương quốc theo các chuẩn mực của phong trào Khai sáng (chấm dứt nạn tra tấn, bãi bỏ chế độ nông nô,
24
khoan dung đối với người Do Thái và tín hữu Kháng Cách, bỏ thuế đất đánh trên nông dân và dân thường...). Dù vậy, do không đủ quyền lực để áp đặt ý chí chính trị của mình, những cải cách của nhà vua đã sụp đổ trước thái độ thù địch của giới quý tộc. Nỗ lực hiện đại hóa vương triều nước Pháp bị thất bại.
Lu-i XVI tích cực ủng hộ người Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ người Anh, là điều họ đạt được qua Hiệp ước Paris năm 1783. Tuy nhiên, chính hình mẫu cuộc Cách mạng Mỹ, cùng cuộc khủng hoảng tài chính theo sau việc nước Pháp dính líu vào cuộc chiến, là hai trong những nguyên nhân khiến bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
Cách mạng Pháp hủy bỏ nền quân chủ chuyên chế và thiết lập nền quân chủ lập hiến vào năm 1791. Dù nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong cương vị quốc vương của nền quân chủ lập hiến, chính sự thiếu quyết đoán và quan điểm thủ cựu của Lu-i XVI đã khiến dân Pháp dần dà thay đổi thái độ, xem nhà vua như là biểu tượng của sự chuyên quyền của chế độ cũ, uy tín của nhà vua suy giảm trầm trọng. Sự kiện nhà vua cùng hoàng tộc đào thoát đến thị trấn Varennes củng cố tin đồn cho rằng nhà vua tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm đảo ngược nội tình nước Pháp. Khi lòng trung thành đối với nhà vua càng bị tổn thương nghiêm trọng thì nỗ lực lật đổ vương quyền để thiết lập một nền cộng hòa càng nhận được nhiều hậu thuẫn.
Lu-i XVI bị bắt giữ trong cuộc nổi dậy ngày 10 tháng 8 năm 1792, bị xét xử trước Nghị viện, bị kết tội phản quốc, rồi bị xử chém ngày 21 tháng 1 năm 1793 trong tư cách "citoyen Louis Capet" (công dân Capet), ông được gọi theo họ của Huge Capet, người sáng lập triều đại Capet - những người làm cách mạng cho rằng gia tộc Louis mang họ này.
Cùng lúc, ngày 21 tháng 9 năm 1792, nền Cộng hòa Pháp được chính thức công bố, chấm dứt nền quân chủ kéo dài liên tục một ngàn năm tại nước Pháp. Lu-i XVI là quân vương duy nhất của nước Pháp bị xử tử hình.
Marie-Antoinette (1755 - 1793) là hoàng hậu cuối cùng của triều đại quân
chủ cuối cùng trước giai đoạn cách mạng dân chủ Pháp vào thế kỷ 18. Bà là con gái út trong số 16 người con của Hoàng đế Francis I của Đế quốc La Mã Thần Thánh với Hoàng hậu Maria Theresia của Áo. Khi bà cưới nhà vua Pháp, cả nước Pháp đều trầm trồ trước vẻ đẹp kiều diễm của bà. Bà là vị hoàng hậu được mệnh danh là hoang phí và phóng đãng nhất nước Pháp.
25
Marie Antoinette dành nhiều thì giờ cho bài bạc và mua sắm trang phục, chơi bài và cá cược đua ngựa, cũng như những chuyến đi vào thành phố với trang phục luôn thay đổi với giày, sáp thơm bôi tóc, và phấn hồng. Hoàng hậu phung phí tiền bạc và không tiếc bạn bè mình các chức vụ trong triều, bỏ qua tất cả những quy định của hoàng gia Pháp. Marie Antoinette buông thả trong cuộc sống thoải mái và xa hoa. Bà đắm chìm trong những vui chơi của Paris, đánh bạc, nhà hát và những cuộc rong chơi thâu đêm ngoài đường phố, trang hoàng cung điện bằng những khoản kinh phí khổng lồ lấy từ ngân sách trong khi tình hình tài chính của đất nước ngày càng tồi tệ. Hoàng hậu có sở thích ngâm mình trong bồn tắm đổ đầy rượu champagne thượng hạng hay chuyện cung điện Petit Trianon được xây theo lệnh hoàng hậu bên cạnh cung điện Versailles…
Sắc đẹp và sự duyên dáng của Marie Antoinette không còn chinh phục được người dân Pháp nữa mà ngược lại, càng ngày họ càng nảy sinh mối ác cảm nặng nề cùng những cáo buộc về cuộc sống xa hoa, phóng đãng của bà. Người dân Pháp cho rằng Marie Antoinette có thiện cảm với những kẻ thù của Pháp, lấy tiền của ngân khố gửi về quê hương…
Tháng 7/1789, Cách mạng Pháp bùng nổ và giành thắng lợi. Ngày 21/1/1793, vua Lu-i bị hành quyết. Ngày 14/10/1793, Marie Antoinette bị đem ra xét xử trước Tòa án Cách mạng.
Sáng sớm ngày 16/10/1793, bà bị kết án phản quốc, bị cắt tóc, diễu qua khắp các con đường ở Paris trên một chiếc xe kéo và bị chém đầu tại Quảng trường Cách mạng khi đang ở tuổi 37.
Khi dạy mục 3.“Nền chuyên chính Giacôbanh-đỉnh cao của cách mạng” II.“Tiến trình của cách mạng”, giáo viên có thể sưu tầm bức chân dung sau:
26
Chân dung M. Rô-be-spi-e (1758-1794)
Mục đích khai thác: Học sinh có hiểu biết nhất định về con người, sự
nghiệp của M. Rô-be-spi-e.
Phương pháp sử dụng:
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Hiểu biết của em về con người, sự nghiệp của M. Rô-be-spi-e?
Học sinh thảo luận, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận:
Đây là nhân vật điển hình, tiêu biểu trong Cách mạng tư sản Pháp - lãnh tụ của phái Gia-cô-banh. M. Rô-be-spi-e là một luật sư. Trước năm 1789, ông từng làm trạng sư ở A-rát và nổi tiếng ở quê hương ông qua những vụ kiện chính trị, những tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Rô-be- spi-e chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng triết học của Rút-xô. Đẳng cấp thứ ba ở A-rát đã cử Rô-be-spi-e làm đại biểu ở Hội nghị ba đẳng cấp. Ban đầu, những bài phát biểu của ông ở Quốc hội lập hiến không có kết quả. Người ta không chú ý đến ông và nghe những gì ông nói. Họ buồn cười vì điệu bộ có vẻ khoa trương mà giọng nói lại nhỏ nhẹ của ông. Song chẳng có gì khiến Rô-be- spi-e sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu được phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội lập hiến, kiên quyết, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị.
Những đề nghị của Rô-be-spi-e bao giờ cũng bị đại đa số đại biểu trong