7. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.3.3. Đối với phim tư liệu
Giáo viên cần cắt phim tư liệu để lấy được những đoạn phim trọng tâm nhất và cho phù hợp nhất với nội dung và thời gian của tiết học. Đoạn phim tư liệu không được quá dài vì nếu vậy sẽ gây “loãng” nội dung và cách thức sử dụng cần hợp lý. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã đúc kết được những cách sử dụng phim tư liệu như sau:
Cách 1: Yêu cầu học sinh theo dõi phim tư liệu trước sau đó đặt câu hỏi gợi mở, ví dụ:
Khi dạy bài 33. “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”:
Khi dạy mục 2. “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”.
Giáo viên có thể kết hợp cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu tóm tắt về chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là “Tóm Tắt Nhanh Cách Mạng Mỹ 1776 - Phần 2 - Lịch Sử Quốc Gia - American Revolution” (Link: httpswww.youtube.comwatchv=FHSbNNOfF64).
Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi:
87
- So sánh lực lượng ban đầu giữa hai bên (Quân đội Anh và phía 13 thuộc địa) như thế nào?
- Diễn biến chiến tranh ra sao từ khi Oa-sinh –tơn nắm quyền chỉ huy quân đội của 13 thuộc địa?
- Nguyên nhân quân đội 13 thuộc địa chiến thắng quân Anh?
Học sinh sau sau khi đã được xem đoạn phim tư liệu, kết hợp với đọc nội dung sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”
Khi dạy mục 1. “Tình hình kinh tế, xã hội” thuộc phần I. “Nước Pháp trước cách mạng”.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu về đời sống người dân Pháp trước cách mạng được cắt từ bộ phim “Phóng Sự Quốc Tế- Cuộc cách mạng Pháp” (đường Link:httpswww.youtube.comwatchv=DHO3SrgGEuk). Có thể kết hợp cả với bức hình 56. “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” (sách giáo khoa).
Để học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống nhân dân Pháp trước cách mạng, một trong những nguyên nhân làm bùng nổ cách mạng tư sản Pháp.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì đời sống người nông dân Pháp trước cách mạng?
Học sinh sau khi đã được xem đoạn phim tư liệu, kết hợp với đọc nội dung sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận về tình cảnh khổ cực của người dân Pháp trước cách mạng.
Cách 2: Giáo viên giảng dạy nội dung cơ bản trước, sau đó yêu cầu học sinh theo dõi phim tư liệu nhằm khắc sâu kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử, ví dụ:
Khi dạy bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”:
Khi dạy mục 2. “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”. Khi đề cập đến Oa-sinh-tơn, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu (đã cắt) về ông “Phóng Sự Tài Liệu- Cuộc đời George Washington” (đường Link: oasinhton-httpswww.youtube.comwatchv=P4zi8CbpTa0) để học sinh có những hiểu biết rõ hơn về tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Hay khi dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”:
88
Ở mục 4. “Thời kì thoái trào” thuộc phần II. “Tiến trình của cách mạng” khi đề cập đến Na-pô-nê-ông-Bôn-na-pác, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu tóm tắt về cuộc đời ông để học sinh có cái nhìn khách quan về nhân vật này. Đó là đoạn phi (đã cắt) trong bộ phim “Tóm Tắt Nhanh Chiến tranh Napoleon -NapoleonicWars”
( Link: httpswww.youtube.comwatchv=AwTzazA70TE).
Khi dạy bài 33. “Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mĩ”:
Ở mục 3.“Nội chiến ở Mĩ”: khi đề cập đến Lin-côn và bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu giới thiệu tóm tắt về ông và sự ra đời bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” qua bộ phim tư liệu “Phóng Sự Quốc Tế- Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln Chuyện Chưa Kể” (Link: lincon-httpswww.youtube.comwatchv=VnNhIz2b15c&t=69s) để học sinh khắc sâu kiến thức…