Đối với tranh ảnh các sự kiện:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn lịch sử ở học sinh phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Trang 55 - 93)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.3.2.2. Đối với tranh ảnh các sự kiện:

* Khi dạy bài 29 “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh”, mục

2.“Cách mạng tư sản Anh”. Sự kiện vua Sác-lơ I bị xử tử giáo viên có thể sưu

tầm hình ảnh sau:

49

Xử tử vua Sác-lơ I

Mục đích khai thác:

Giúp học sinh có biểu tượng cụ thể về một sự kiện lịch sử quan trọng - đỉnh cao của Cách mạng tư sản Anh.

Hướng khai thác:

Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời:

- Em thấy quang cảnh, không khí buổi hành quyết nhà vua như thế nào? Ý nghĩa của việc xử tử nhà vua?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, két luận:

Cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640 đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa tư sản liên minh với quý tộc mới lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản tự do phát triển. Đỉnh cao của cuộc cách mạng là việc xử tử vua Anh Sác-lơ I. Ngày 30 -1-1649, đông đảo quần chúng đã tụ họp trên quảng trường trước lâu đài trắng ở Luân Đôn. Cả thủ đô dồn về, thương nhân, thợ thủ công, tiểu thương và người bán rong, người học nghề, dân nghèo, quí tộc, binh lính và trẻ con, đàn bà. Nhiều người leo lên mái nhà để nhìn cho rõ. Những thành viên của Hạ nghị viện đứng ở ban công hay qua cửa sổ của các lâu đài nhìn xuống.

Ở giữa quảng trường, người ta đặt một bục gỗ cao. Binh lính hàng ngũ chỉnh tề đứng vây xung quanh. Nhưng bỗng đâu đó vang lên tiếng hô lớn của hàng ngàn người : "Tiến hành đi!" Một đám đông người chầm chậm tiến ra quảng trường. Việc xử tử Sác-lơ Xtiu-ớt, nguyên là vua nước Anh, bắt đầu... Xtiu-ớt bước lên bục cùng với vộ binh, đao phủ và người giúp việc, công cáo viên và linh mục. Trong cảnh yên lặng, những lời của bản án vang lên kết tội

50

Sác-lơ Xtiu-ớt là kẻ phản bội và là kẻ thù của đất nước. Sau đó người ta bắt hắn quỳ xuống. Một nhát búa bổ xuống, giữa tiếng kêu thét của đám đông người.... Lúc bấy giờ nhiều người nhớ lại lời nói của Crôm-oen vang lên khi xử nhà vua : "Muôn ngàn đời sau, tất cả các tín đồ Thiên chúa giáo sẽ nhớ lại việc này với một tấm lòng quý mến, còn tất cả bọn độc tài trên thế giới thì sẽ vô cùng sợ hãi". Lần đầu tiên ở châu Âu phong kiến, quần chúng cách mạng đã xử tử nhà vua. Nước Anh trở thành một nước cộng hoà tư sản và cuộc Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ hai nhưng lại có ý nghĩa to lớn ở châu Âu và thế giới.

Hay khi giảng dạy bài 30 - “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, ở mục 2.“Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”, khi giảng giải về sự kiện “chè Bô-xtơn”, giáo viên sưu tầm bức hình

sau:

Sự kiện chè Bôx- tơn (cuối năm 1773)

Mục đích khai thác:

Học sinh nắm được diễn biến sự kiện là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc chiến.

Hướng khai thác:

Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở: Em thấy cảnh tượng gì trong bức hình? Bức hình nói lên điều gì?

Học sinh quan sát bức ảnh, thảo luận, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận: Sự kiện “chè Bô-xtơn” đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ. Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da

51

đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.

Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".

Ở mục này trong sách giáo khoa còn có bức hình sau:

Hình 54. Đại hội 13 thuộc địa của Anh thông qua bản “Tuyên ngôn độc lập” (4-7-1776)

Mục đích khai thác:

Học sinh thấy được không khí trang nghiêm của Đại hội lục địa, ý nghĩa bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Hướng khai thác:

Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở: Nhận xét của em về không khí Đại hội lục địa? Ý nghĩa “Tuyên ngôn độc lập”?

Học sinh quan sát bức ảnh, thảo luận, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận: Đệ Nhị Quốc hội Lục địa được triệu tập vào ngày 10 tháng 5 năm 1775 tại Tòa nhà bang Philadelphia. Đại hội được diễn ra với không khí trang nghiêm. Đại hội thông qua nghị quyết đòi độc lập vào năm sau vào ngày 2 tháng 7 năm

52

1776 và công khai khẳng định quyết định hai ngày sau đó với Tuyên ngôn độc lập. Thomas Jefferson của Virginia đã soạn thảo bản tuyên bố và John Adams là một nhà lãnh đạo trong các cuộc tranh luận có lợi cho việc thông qua nó. John Hancock của Massachusetts là chủ tịch trong những cuộc tranh luận. Để quản lý cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, Đại hội Lục địa lần thứ hai tiếp tục họp tại nhiều địa điểm khác nhau, cho đến khi nó trở thành Quốc hội Hợp bang khi các Điều khoản của Liên minh được phê chuẩn vào ngày 1-3 -1781.

Khi giảng dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX”, ở mục

“1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến” thuộc mục II. Tiến trình của cách mạng” trong sách giáo khoa có bức hình sau:

Hình 57 . Tấn công ngục Ba-xti

Mục đích khai thác:

Học sinh thấy được không khí sục sôi của quần chúng khi tấn công biểu tượng của chế độ phong kiến.

Phương pháp sử dụng:

Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời như: - Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhấn dân Pa-ri trong cuộc tấn công ngục Ba-xti ?

- Tại sao nhân dân Pa-ri Pháp lại san phẳng ngục Ba-xti ?

Học sinh suy nghĩ, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận (giáo viên có thể xây

53

dựng một đoạn tường thuật hay một câu chuyện về ngày mở đầu Cách mạng tư sản Pháp):

Pháo đài Ba-xti được xây đựng để bảo vệ kinh thành Pa-ri, có hào sâu chung quanh ngăn cách, có cầu treo và đại bác phòng giữ. Pháo đài cao 24m, tường bao xung quanh dày 3m với 8 tháp canh cao 30m. Ở trên tường pháo đài, đặt nhiều đại bác và lính canh ở trong tư thế sẵn sàng, về sau, pháo đài được dùng để giam cầm giết hặi những người có tư tưởng chống chế độ phong kiến. Ngục Ba-xti tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến.

Sáng sớm ngày 14-7-1789, 300000 quần chúng Pa-ri, cầm vũ khí kéo đến bao vây, tấn công ngục Ba-xti. Đến gần trưa, những người tấn công xô vào cửa lớn nhà tù. Nhưng cầu treo đã rút, không còn con đường nào để vào trong pháo đài. Một lúc sau, một số người dũng cảm đã tìm nối lại cầu nhưng không có kết quả. Đột nhiên, từ phía tường pháo đài vang lên những tiếng súng. Nhiều người chết và bị thương.

Máu chảy càng làm tăng thêm lòng phẫn nộ của quần chúng. Một cuộc tấn công mãnh liệt bắt đầu, kéo dài hơn 4 giờ. Mặt đất trước pháo đài ướt đẫm máu. Cuối cùng, một số chiến sĩ dũng cảm đã nối lại được cầu treo, quần chúng ùa vào. Đội quân đồn trú ở Ba-xti đầu hàng, viên chỉ huy ra lệnh bắn đại bác vào quần chúng, đã bị nhân dân giết chết.

Nỗi căm thù của quần chúng đối với pháo đài Ba-xti thật to lớn, đến mức xà beng để phá huỷ nó. Một năm sau, ngục Ba-xti bị san trên nền cũ, người ta xây dựng một quảng trương ghi hang chữ “Ở đây người ta nhảy múa”.

Sau này, nhà thơ Tố Hữu mô tả cuộc chiến ngục Ba-xti với những lời thơ thật hào hùng:

"Và lớn bé, đàn ông, đàn bà.

Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới Anh hàng thịt vung con dao sáng chói Người lính già quắc thước múa chuôi gươm Và anh hàng giày quần áo rách tươm

Anh hàng dệt đang nằm sau cửa xưởng Cũng trỗi dậy uy nghi như võ tướng Giật thanh đao khẩu súng nhảy sa vào Những thằng con bé bỏng đứng dương oai Phồng má thổi kèn vang sau gót bố".

54

Khi giảng dạy mục 2. “Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập” thuộc mục II. “Tiến trình của cách mạng”, về sự kiện xử tử nhà vua,

giáo viên có thể sưu tầm bức ảnh sau:

Xử tử vua Lu-I XVI

Mục đích khai thác: Học sinh cảm nhận được không khí buổi hành quyết

nhà vua Lu-I XVI và thấy được ý nghĩa sự kiện này.

Hướng khai thác:

Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở: Em thấy những gì trong bức ảnh? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

Học sinh quan sát bức ảnh, thảo luận, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận: Vào ngày này năm 1793, một ngày sau khi bị buộc tội cấu kết với ngoại bang và bị tuyên án tử hình bởi Quốc Ước (National Convention), vua Lu-i XVI đã bị đưa lên máy chém ở Quảng trường Cách mạng tại Paris. Trong bức hình chúng ta thấy rất đông người dân và binh lính nước Pháp đã đến tham gia buổi hành quyết nhà vua - kẻ thù của cách mạng. Thủ cấp nhà vua được người hành quyết dâng lên trong tiếng reo hò của nhân dân. Chứng tỏ người dân Pháp lúc đó rất căm ghét chế độ quân chủ.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà vua như sau: Dù nói rằng mình chấp nhận cách mạng, Lu-i XVI thực ra không chịu nghe theo lời khuyên cải tổ chế độ quân chủ từ phía Quốc Hội. Ông cũng đã mở đường cho âm mưu phản động của Marie Antoinette, vị hoàng hậu không được lòng dân. Tháng 10/1789, một đám đông biểu tình tại Versailles buộc nhà vua và hoàng hậu phải chạy trốn sang Tuileries. Tháng 06/1791, làn sóng chống đối hoàng gia càng trở nên mạnh

55

mẽ, khiến Lu-i và Marie phải chạy tiếp sang Áo. Tuy nhiên, trên đường đi, cả hai đã bị bắt tại Varennes, Pháp, và bị đưa trở lại Paris. Tại đây, Lu-i XVI đã buộc phải chấp nhận Hiến pháp 1791, văn bản tước bỏ mọi quyền lực và biến ông thành một nhân vật hữu danh vô thực.

Tháng 8-1792, vợ chồng hoàng đế đã bị người của phe cộng hòa (sans- cullottes) bắt giữ và giam cầm. Tháng 9, chế độ quân chủ đã bị Quốc Ước, những người thay thế Quốc Hội, bãi bỏ. Tháng 11, bằng chứng về âm mưu phản cách mạng của Louis XVI, rằng ông cấu kết với Áo và các nước khác, đã bị phát hiện. Vậy là nhà vua bị Quốc Ước đưa ra xét xử về tội phản quốc.

Sau đó, vào tháng 1-1793, Lu-i XVI bị luận tội và kết án tử hình sau một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ chênh lệch không lớn. Ngày 21-1, ông bị đưa lên máy chém. Chín tháng sau đó, Marie Antoinette cũng bị kết tội phản quốc, và vào ngày 16-10, bà cũng bị xử chém như chồng mình. Vụ xử tử đã khiến cho phe bảo thủ trên khắp châu Âu kinh hoàng và các chế độ quân chủ châu Âu đã kêu gọi một cuộc chiến tranh chống lại nước Pháp cách mạng.

Khi giảng dạy mục 2. “Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập” thuộc mục II. “Tiến trình của cách mạng”, về sự kiện quần chúng

Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Ghi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô- banh, giáo viên có thể sưu tầm bức ảnh sau:

Mục đích khai thác bức hình:

Học sinh hình dung được không khí cách mạng của quần chúng nhân dân Pháp trong sự kiện và nghĩa sự kiện này.

Hướng khai thác:

56

Giáo viên nêu câu hỏi: Em thấy những gì trong bức ảnh? Vì sao quần chúng cách mạng Pháp lại lật đổ phái Girôngđanh?

Học sinh quan sát, suy nghĩ, trả lời; Giáo viên nhận xét, chốt ý:

Với chế độ Cộng hòa mới, quyền lập pháp thuộc về Quốc ước và quyền hành pháp thuộc về Ủy ban An ninh Toàn quốc. Phái Girôngđanh trở thành đảng phái có thế lực nhất trong Quốc ước và trong Ủy ban.

Nội bộ Quốc ước có sự phân hóa thành hai phe phái chính: Phái Girôngđanh là phe "hữu" và phái Gia-cô-banh là phe "tả". Girôngđanh là phe dân chủ triệt để hơn trong Quốc ước, trái ngược với phái Gia-cô-banh là những kẻ theo chủ nghĩa dân túy độc tài.

Khi cơn sốt chiến tranh lên cao, giá cả leo thang khiến các sans- culotte (lao công nghèo và các thành viên cấp tiến của phái Gia-cô-banh) nổi dậy: các hoạt động phản Cách mạng bắt đầu nổ ra ở vài vùng miền. Vật giá gia tăng, thực phẩm khan hiếm, dân chúng hỗn loạn. Giới tư sản cấp thấp, giới công nhân và nông dân đòi hỏi phải kiểm soát giá cả, phân phối thực phẩm, trừng trị các kẻ đầu cơ tích trữ. Họ tố cáo giới tư sản đã trục lợi lúc tình hình bất ổn. Phái Girôngđanh ngày càng mất đi sự ủng hộ trong dân chúng khi không thể tìm ra biện pháp để giải quyết khủng hoảng. Tình hình này đã tạo cơ hội cho phái Gia- cô-banh thâu tóm quyền lực. Những người Gia-cô-banh tố cáo phe Girôngđanh đang âm mưu thỏa hiệp với các lực lượng bảo hoàng để đảm bảo quyền lực cho mình. Chịu ảnh hưởng của quần chúng nhân dân do bất bình với bè phái Girôngđanh và nhờ lợi dụng sức mạnh của các sans-culotte ở Paris, một cuộc đảo chính (coup d'état) đã diễn ra với sự tham gia của quân đội. Kết quả của cuộc đảo chính là sự sụp đổ của phái Girôngđanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền và trở thành thế lực thống trị trong Quốc ước.

Khi giảng dạy mục 3. “Nền chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng” thuộc mục II. “Tiến trình của cách mạng”, về cuộc đảo chính đã đưa

chính quyền từ tay phái Gia-cô-banh vào tay bọn phản động, Rô-be-spie bị hành hình, giáo viên có thể sưu tầm bức ảnh sau:

57

Hành hình Rô-be-spie

Mục đích khai thác bức hình:

Học sinh thấy được quang cảnh buổi hành hình Rô-be-spie và thoái trào của cách mạng Pháp.

Hướng khai thác:

Giáo viên nêu câu hỏi: Em thấy những gì trong bức ảnh? Suy nghĩ của em về sự kiện này?

Học sinh quan sát bức tranh, suy nghĩ, trả lời; Giáo viên nhận xét, chốt ý: Chiến thắng quân sự của nước Pháp, sự chán nản của dân chúng đối với việc phân phối thực phẩm của thời kỳ khủng bố, đối với cảnh tàn sát của nhóm người cực đoan do Rô-be-spie lãnh đạo, nhất là sau cái chết của Georges Danton, các thành viên của Hội nghị Quốc ước bắt đầu lo ngại cho số phận của họ trước Rô-be-spie. Họ tự hỏi: "Ngay cả một lãnh tụ của đảng Gia-cô-banh còn bị đưa lên máy chém thì ai trong chúng ta sẽ được an toàn?". Nhiều người đã nghi ngờ Rô-be-spie muốn trở thành một kẻ độc tài. Ngoài ra, ông còn mắc sai lầm như xử chém hàng loạt nhiều người bị kết tội là chống lại nhân dân, trong đó có nhiều người bị kết tội oan và trong đó có cả nhà bác học nổi tiếng Antoine Laurent Lavoisier nên ông mất dần sự ủng hộ của nhân dân.

Ngày 27-7, Rô-be-spie nói trước Hội nghị Quốc ước, ông đã chỉ trích mọi

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn lịch sử ở học sinh phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Trang 55 - 93)

w