Cách làm bài văn dạng đề liên hệ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 56 - 65)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

1.3.3. Cách làm bài văn dạng đề liên hệ

a) Yêu cầu

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (chỉ giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính - tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề).

- Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/Cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác

phẩm trong Chương trình Ngữ văn 12.

- Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là

liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm Chương trình Ngữ văn để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học,...

* Lưu ý, vế này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai, ở đâu chẳng hạn).

- Lý giải sự giống hoặc khác nhau. Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận.

b) Một số đề:

ĐỀ 1

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp đoạn văn sau trích trong bút kí

Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước,

khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét cái tôi của mỗi tác giả. “Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

HƯỚNG DẪN

1. Mở bài: (Dẫn ý giới thiệu tác giả, đoạn trích và vấn đề cần liên hệ)

GỢI Ý:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là 1 ngòi bút xuất sắc của thể bút kí, các tác phẩm của ông là thành quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giọng văn nghị luận đầy sắc bén với lối tư duy đa chiều, súc tích, tài hoa.

- Thiên nhiên là nguồn thi liệu bất tận, phong phú trong văn học, là nơi các thi văn nhân hòa mình vào đó, thoải mái dùng ngòi bút mà họa nên mọi tâm tư, tình cảm với cảnh cùng người. Thế nhưng, từ cái nguồn chung đó, thiên nhiên của mỗi tác giả lại rất khác nhau. Cùng là mảnh đất Huế mộng Huế mơ, ấy mà Huế trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường với điểm nhìn là dòng sông Hương, trở nên thật nhẹ nhàng, đằm thắm, còn Huế trong Đây

thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử lại rất đỗi bình dị, gần gũi và lãng mạn. Cái

tôi rất riêng của mỗi tác giả từ đây cũng được bộc lộ.

- Qua Ai đã đặt tên cho dòng sông? người đọc được chiêm ngưỡng con sông Hương đặc trưng của xứ Huế trong mối tương quan toàn diện với lịch sử, văn hóa và con người nơi đây. Đặc biệt là vẻ đẹp yêu kiều, duyên dáng của dòng sông vắt ngang thành phố qua trích đoạn: “….”

2. Thân bài

a. Khái quát về bút kí, đoạn trích

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? là 1 tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

+Ra đời năm 1981 in trong tập sách cùng tên, gồm 3 phần, đoạn trích thuộc phần thứ nhất, nói về thủy trình Hương giang và mối lien hệ giữa sông Hương với lịch sử, văn hóa Huế. Đoạn văn bản trên miêu tả dòng sông khi vào thành phố Huế thơ mộng.

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của sông Hương trong trích đoạn * Về nội dung:

- Sông Hương khi vao thành phô Huê:

44

+ Đoan văn đươc cam nhân dươi con măt nghê thuât cua nha văn, hôi hoa va âm nhac:

++ Nhân hoa: “Sông Hương vui tươi hăn lên” vi “no đa nhin thây chiêc câu trăng cua thanh phô in ngân trên nên trơi”. Nha văn thê hiên tâm trang vui tươi khi trơ lai la chinh minh.

++ So sanh: “như tiêng “vâng” không noi ra cua tinh yêu”, thê hiên môt tinh yêu kin đao.

++ “Phía đó, nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non” gợi ve đep thanh thoat cua sông Hương va chiêc câu trong thanh phô.

++ Dong sông con đươc liên tương đê so sanh vơi cac dong sông trên thê giơi:

• Sông Xen chay vao thanh phô Paris.

• Sông Đa - nuyp chay vao thanh phô Budapet.

Giông vơi dong sông Hương năm trong thanh phô yêu quy cua minh. Điều này thê hiên niêm tư hao cua tac gia va ve đep riêng cua sông Hương giưa đô thi cô Huê.

+ Bức hoạ dòng sông tiếp tục hiện ra trong những nét chấm phá về những vườn cau Vĩ Dạ với nắng hàng cau trong trẻo tinh khôi, với lá trúc che ngang e ấp, dịu dàng, với màn sương khỏi huyền ảo gợi nhớ thi sĩ họ Hàn tài hoa mà bất hạnh... Với niềm hoài cổ của một nhà văn hoá, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng cái nhìn trầm tư và mơ mộng tới những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, tới ánh lửa thuyền chài lập loè trong đêm sương- những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ thi…

+ Nhận xét chung: Cách tiếp cận đối tượng bằng nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc; nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ, bất ngờ làm cho sông Hương, xứ Huế trở nên có linh hồn, có sự sống. Đó là cuộc trở về, gặp gỡ của cô gái si tình - sông Hương - đang say đắm trong tình yêu.

* Về nghệ thuật:

- Đoạn trích viết dưới dạng bút kí.

- Ngôn từ trau truốt.

-Sử dụng những hình ảnh đặc sắc, mang giá trị biểu cảm cao, giàu chất nhạc. -Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

- Thể hiện cái tôi mê đắm và tài hoa.

c. Liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để nhận xét cái tôi của mỗi tác giả

* Về đoạn thơ thứ hai trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

45

-Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Cuộc đời ông ngắn ngủi, đầy bi thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ, để lại chặng đường thơ sáng ngời và nhiều bài thơ bất hủ cho hậu thế, trong đó có bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là một thi phẩm xuất sắc của Thơ mới và đồng thời tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử.

- Cảnh sông nước đêm trăng ở sông Hương của thôn Vĩ đẹp vẻ thơ mộng, lãng mạn: gió thổi nhẹ, mây trôi chậm, dòng nước lững lờ và hoa bắp đôi bờ cũng chỉ khẽ lay). Cảnh đượm buồn: Dường như tất cả đều trôi chảy, xa dần (gió thổi, mây trôi, dòng nước cũng lững lờ trôi); dòng sông như một sinh thể có hồn mang nỗi niềm tâm trạng của nhân vật trữ tình (buôn thiu); gió mây chia lìa đôi ngả; hoa bắp khẽ lay đọng lại nỗi buồn cho câu thơ. Cảnh sông nước đêm trăng hiện thực mà huyển ảo: Dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, dòng ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ làm cho không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang. Con thuyền vốn có thực trên sông trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bến sông trăng đê’ chở trăng về với thi nhân.

- Chữ kịp cho thấy tâm trạng âu lo, phấp phỏng của Hàn Mặc Tử. Trong hoàn cảnh mắc bệnh hiểm nghèo, quĩ đời của thi nhân cứ vơi dần từng giây, từng phút. Cuộc ra đi chia lìa vĩnh viền có thể đến bất cứ lúc nào. Vậy nên, thuyền không chở trăng về kịp tối nay thì biết đâu thi sĩ sẽ ra đi trong vĩnh viễn đau buồn.

- Nhận xét chung: Bức tranh thiên nhiên sông nước đêm trăng vẫn đẹp nhưng

buồn. Đồng thời, bức tranh phong cảnh này cũng là bức tranh tâm cảnh – chứa đựng nỗi buồn về dự cảm hạnh phúc chia xa nhưng vẫn thấy ở đó niềm khao khát giao cảm với đời, khao khát yêu, khao khát hạnh phúc của thi nhân vào những năm tháng cuối đời.

* Nhận xét cái tôi của mỗi tác giả

+ Đây thôn Vĩ Dạ: Một cái tôi hoài vọng phấp phỏng lo âu vì mặc cảm chia lìa. Cái tôi đó thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên xứ Huế tuy đẹp nhưng nặng trĩu nỗi buồn đau.Chọn điểm nhìn cảm xúc ở một không gian hẹp, thu nhỏ, đồng thời đó là cái nhìn được gợi cảm hứng từ bức ảnh, là cái nhìn của kí ức nên Hàn Mặc Tử đã làm nổi bật vẻ đẹp của xứ Huế qua những nét lãng mạn, dung dị, bình thường mà vô cùng đặc biệt: đó là thiên nhiên gần gũi, là cảnh sông nước hữu tình nhưng chất chứa nỗi đau thương.

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Cái tôi của nhà văn trong đoạn trích đồng

nhất với con người Hoàng Phủ Ngọc Tường: uyên bác, tài hoa và tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước. Tác giả chọn điểm nhìn là sông Hương. Đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường có cái nhìn bao quát, trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, từ đời sông cho đến văn hóa

46

xứ Huế. Vì thế, vẻ đẹp của xứ mộng mơ này hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa, mang những nét đẹp thuần túy chưa hề phai mờ trong kí ức của những người yêu xứ Huế. - Nguyên nhân sự khác biệt :

+ Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện cái tôi trong sáng tác;

+Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn cái tôi của mỗi tác giả.

3. Kết bài

ĐỀ 2

Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng sông Hương từ thượng nguồn đến trước khi ra biển trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Liên hê ve đep dong sông trong bài thơ Trang giang của Huy Cận để nhận xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của mỗi tác giả.

HƯỚNG DẪN 1. Mở bài

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà trí thức yêu nước. Ông là một nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí xuất sắc

- Qua tác phẩm, nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng sông Hương từ thượng nguồn đến trước khi ra biển. Cùng viết về đề tài dòng sông, ta phát hiện được cách mà Huy Cận trong bài thơ Tràng giang cũng như Hoàng Phủ Ngọc Tường tận dụng để khai thác được giá trị của hình tượng thiên nhiên.

2. Thân bài

a. Khái quát về tuỳ bút:

- Viết tại Huế 4-1-1981

- Thể loại: bút kí - thể loại mà nhân vật trung tâm là “cái tôi” tác giả

- Làm nên thành công của bài bút kí trước hết là ông đã gắn liền với mảnh đất quê hương mình tại Huế. Chính điều này đã giúp ông hiểu biết sâu sắc và gắn bó sâu nặng với xứ Huế và sông Hương.

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về hình tượng từ thượng nguồn đến trước khi ra biển

* Về nội dung:

- Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn:

47

+ Mang vẻ đẹp hoang dại, bí ẩn, dữ dội, được tác giả ví “như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, nhưng cũng có lúc lại dịu dàng, hiền lành, trữ tình như người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở;

+ Vẻ đẹp của dòng sông Hương được so sánh với vẻ đẹp của người con gái Di- gan, đó là vẻ đẹp ẩn chứa cái phóng khoáng, man dại đầy hấp dẫn, khó cưỡng chế mà thực thu hút; đó là vẻ đẹp bản năng, hoang sơ.

- Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cuộc hành trình đến với “người tình” Huế:

+ Sông Hương rời nguồn và bắt đầu tìm đến với “thành phố tương lai của nó”. Rời núi Trường Sơn, sông Hương uốn chuyển mình khoe những đường cong mềm mại, dịu dàng, nữ tính: “Nhưng ngay từ đầu vừa rời khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc đột ngột uốn mình theo những đường cong mềm mại”.

+ Sông Hương lúc thì có vẻ đẹp sắc màu biến ảo với sắc nước xanh, vàng, tím, in hình nền trời Tây Nam thành phố, khi thì lại mang vẻ đẹp ưu tư, thâm nghiêm, hoài cổ lặng lẽ chảy qua lăng mộ của các vua chúa, lúc lại mang vẻ đẹp mơ màng khi ngang qua Vĩ Dạ.

- Vẻ đẹp sông Hương trong lòng “người tình” Huế:

+ Khi chạm mặt người tình tại cồn Dã Viên, “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ”, đường cong ấy “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Giây phút ban đầu e lệ mà nhẹ nhàng đến thế.

+ Khi trong lòng Huế, dòng sông Hương như muốn chậm khẽ, giống điệu slow nhẹ nhàng, khẽ khàng từng nhịp, “đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi rời xa “người tình” Huế:

+ Cuộc hội ngộ nào rồi cũng tới lúc giã biệt, “rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối”. Cái gặp lần cuối ấy nói lên bao lưu luyến của con sông dành cho người tình xứ Huế này

+ Nhà văn đã ví sông Hương như nàng Kiều lưu luyến tìm Kim Trọng nói lời tạm biệt, “một lời thề” trước khi xuôi về biển cả.

* Về nghệ thuật:

- Có những liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa rất phong phú, độc đáo.

- Câu văn gợi hình, gợi cảm, lối hành văn hương nội, mê đắm, tài hoa

- Đoạn văn được viết bởi một ngòi bút đậm chất thơ: ngôn ngữ (nhiều tính từ), hình ảnh, giọng điệu…

- Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực.

c. Liên hê ve đep dong sông trong bài thơ Trang giang của Huy Cận để nhận xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của mỗi tác giả.

*Ve đep dong sông trong bài thơ Trang giang của Huy Cận

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 56 - 65)

w