Cách làm bài dạng đề so sánh văn học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 78 - 83)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

1.3.5. Cách làm bài dạng đề so sánh văn học

học a) Yêu cầu

* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của

học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng trong đáp án đề thi THPTQG. Bước một lân lươt phân tich tưng đôi tương so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đo chi ra điểm giông va khac nhau. Cach nay, học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái kho là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm không chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này), giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

- So sánh:

+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

+ Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

*Cách 2: Phân tích song hanh so sanh trên moi binh diên cua hai đôi

tương. Cach nay hay nhưng kho, đoi hoi kha năng tư duy chăt che, lôgic, sư tinh nhay trong phat hiên vân đê học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này), giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

- Điểm giống nhau:

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm ... - Điểm khác nhau:

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm...

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

* Lưu ý: Tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo

cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

b) Một số đề minh họa:

Đề 1

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc 62

chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…) (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn

Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015).

( Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập

1, NXBGD Việt Nam, 2015).

HƯỚNG DẪN 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút. " Người lái đò sông Đà" là một tùy bút đặc sắc , kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của con người Tây Bắc.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.

2. Vể đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà

a. Nội dung:

63

- Đoạn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình tượng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện, màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.

- Hình tượng một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.

b. Nghệ thuật:

- Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.

-Cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú , lối tạo hình giàu tính mĩ thuật , phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh .

3. Về đoạn văn trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

a. Nội dung

- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thủy trình của nó, với những vẻ uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ .

- Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm , một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

b. Nghệ thuật:

+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.

+ Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.

4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn

* Tương đồng:

- Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào; cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian .,

- Cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu.

* Khác biệt:

+ Đoạn văn của Nguyễn Tuân trội về cảm xúc nồng nàn , cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm.

+ Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một gốc nhìn mà nương theo thủy trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày.

64

Trên đây là hệ thống đề khai thác từ hai đoạn trích mà người viết đã chia thành các dạng thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia. Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian mà giáo viên có thể lựa chọn để chữa cho học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w