Cách làm dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 65 - 78)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

1.3.4. Cách làm dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học

a) Yêu cầu

1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn ý kiến (…)

- Nếu đề yêu cầu bàn luận hai nhận định (về một khía cạnh, một phương diện ... của một tác phẩm văn học) thì giới thiệu (tuần tự) về tác giả rồi tới tác phẩm.

- Nếu đề yêu cầu bình luận hai nhận định (về hai đối tượng trong hai tác phẩm) thì nên làm như sau:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ nhất.

+ Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ hai. 2. Giai thích

- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh, cụm từ then chốt ở từng ý kiến.

- Sau đó, khái quát ý nghĩa của cả hai ý kiến. 3. Phân tích, chứng minh

- Phân tích chứng minh ý kiến thứ nhất.

-Phân tích chứng minh ý kiến thứ hai. 4. Bình luận

- Trường hợp một trong hai ý kiến sai thì bác bo ý kiên sai.

- Trường hợp cả hai ý kiến đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của cả hai ý kiến theo cách sau:

+ Nếu hai nhận định nói hai khía cạnh của một tác phẩm thì hướng bình luận như sau: hai nhận định tuy khác nhau nhưng không đôi lập mà bô sung cho nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thông nhât vê đối tượng; giúp

50

chúng ta nhận thưc sâu săc hơn vê đối tượng; thâm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn.

+ Nếu hai nhận định nói đến hai đối tượng trong hai tác phẩm thì hướng bình luận như sau: hai nhận định giúp người đoc nhận ra nét độc đáo cua môi hình tượng; cam nhận được điêm gặp gơ cũng như sự khác biệt trong cách nhìn nhận, mô ta đơi sông, trong tư tưởng… cua môi tác gia.

5. Khẳng định lại vấn đề đã trình bày.

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

b) Một số đề:

Đề 1

“Phong cảnh sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời thơ mộng” (Ngữ văn 12, t1, NXBGD 2000, tr 168 )

Anh/ chị hãy phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái

đò sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định 2. Giải thích nhận định

- Nhận định đề cập đến hai vẻ đẹp tưởng như đối lập nhau của phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân:

+ Hùng vĩ uy nghiêm (hung bạo)

+ Tuyệt vời thơ mộng (trữ tình)

-> Hai nét đẹp đó không loại trừ nhau mà ngược lại thống nhất trong một chỉnh thể tài hoa, tạo nên sức quyến rũ, vẻ đẹp phong phú của phong cảnh nơi đây.

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Nhà văn của những tình cảm, cảm giác mạnh, những phong cảnh tuyệt mỹ. Nguyễn Tuân không thích cái gì nhợt nhạt bằng phẳng nên hung bạo hay trữ tình đều được đẩy lên mức độ tột cùng. Dòng sông Đà là một con sông như thế.

3. Phân tích hình tượng sông Đà

- Nguyễn Tuân đã khai sinh dòng sông nghệ thuật của mình với hai nét tính cách; hung bạo và trữ tình. Những nét tính cách này được hé mở qua lời đề từ: hung bạo, dữ dội, một mình “chơi một lối độc tấu: câu thơ của Nguyễn Quang Bích”; trữ tình thơ mộng: câu thơ của nhà thơ Ba Lan.

a) Vẻ đẹp hùng vĩ (hung bạo) Trước hết Sông Đà hùng vĩ ở cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc “đúng ngọ” (lúc giữa trưa)

mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng sông “như một cái yết hầu”, có quãng con nai, con hổ có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Vì lòng sông hẹp, bờ sông là vách đá cao, nên ngồi trong khoang đò ở quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh.”

51

- Cảnh hùng vĩ của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng với

hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đây là nơi nguy hiểm, người lái đò nào đi qua khúc sông này mà không thận trọng tay lái thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

- Sông Đà hùng vĩ còn ở những cái “hút nước” trên sông ở quãng Tà Mường Vát. Đó là những xoáy nước khổng lồ, được tác giả so sánh “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như của cống cái bị sặc”. Đây là nơi rất nguy hiểm, không có thuyền nào dám men gần những cái “hút nước” ấy. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay “cây chuối ngược” rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy “tan xác” ở khuỷnh sông dưới. Tác giả đã tưởng tượng: có người quay phim táo tợn, ngồi trên chiếc thuyền thúng, rồi xuống đáy “cái hút” Sông Đà mà thu hình thì sẽ có những thước phim ấn tượng, gây cảm giác sợ hãi cho người xem.

- Nhưng hùng vĩ nhất, hung bạo nhất là thác Sông Đà. Thác Sông Đà có âm thanh dữ dội, nhiều vẻ, được tác giả miêu tả: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới mà đã nghe thấy tiếng nước “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, so sánh độc đáo: tiếng nước thác nghe như là “oán trách”, như là “van xin”, như là “khiêu khích”, rồi rống lên “như tiếng một ngàn con trâu mộng” gầm thét khi bị cháy rừng.

-Hình ảnh thác Sông Đà là cả một “chân trời đá”. Mỗi hòn đá mang một dáng vẻ, nhưng mặt hòn đá nào trong cũng “ngỗ ngược… nhăn nhúm, méo mó”. Sông Đà hình như đã giao nhiệm vụ cho mỗi hòn đá và bày ra “thạch trận” để gây khó khăn, nguy hiểm cho những con thuyền. “Thạch trận” Sông Đà có ba vòng vây. Vòng thứ nhất, thác Sông Đà mở ra “năm cửa trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh” nằm lập lờ ở phía tả ngạn. Vòng thứ hai, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền”, cũng chỉ có một “cửa sinh” nhưng lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là “luồng chết” cả, cái “luồng sống” ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.

=> Thác Sông Đà quả thực đã trở thành một loài thủy quái khổng lồ với tâm địa độc ác. Với đặc điểm này, trong cái nhìn của tác giả, Sông Đà có nhiều lúc đã trở thành “kẻ thù số một” của con người.

b) Vẻ đẹp trữ tình tuyệt vời thơ mộng

- Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sông Đà được tác giả quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ, điểm nhìn, không gian và thời gian khác nhau. Quan sát từ trên

cao, Sông Đà có dòng chảy uốn lượn, con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây

Bắc kiều diễm. Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và

52

cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Những chi tiết miêu tả của tác giả gợi lên một liên tưởng thú vị: giữa khung cảnh ngày xuân thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, Sông Đà hiện lên như một mĩ nhân tràn đầy xuân sắc, một thiếu nữ đương độ xuân thì.

- Sau chuyến đi rừng dài ngày, từ bờ sông, tác giả đã thấy Sông Đà thật gợi

cảm “như một cố nhân”. Nhìn mặt nước Sông Đà thấy “loang loáng như như

trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Đó là “màu nắng tháng ba Đường thi”, cùng với hình ảnh bờ Sông Đà, bãi Sông Đà đầy những “chuồn chuồn bươm bướm” tạo nên một cảnh sắc hấp dẫn. Nhà văn đã bộc lộ cảm xúc khi nhìn con sông bằng những so sánh tài hoa: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”

- Khi đi trên thuyền, tác giả thấy cảnh vật hai bên bờ Sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống. Ven sông có những nương ngô “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, có cỏ gianh đồi núi “đang ra những nõn búp”, có “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Nhà văn đã có một liên tưởng độc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Dòng sông quãng này “lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

c) Nghệ thuật: Tài năng nghệ thuật bậc thầy:

- Quan sát soi chiếu sự vật ở nhiều góc độ

- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả con sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú.

- Miêu tả con sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.

- Khi miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.

4. Đánh giá:

Đề 2

Về hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà (trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân) có ý kiến cho rằng: Con

Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm.

Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Con Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ,

gợi cảm như một cố nhân, như một nhân tình chưa quen biết.

Từ cảm nhận về hình tượng con sông Đà, anh/ chị hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN

53

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Nói đến ông là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn tài hoa, uyên bác và có một cách diễn đạt rất độc đáo.

+ Người lái đò Sông Đà là thiên tùy bút đặc sắc in trong tập Sông Đà, xuất bản

năm 1960 của Nguyễn Tuân. Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi con người lao động Tây Bắc thứ vàng mười đã qua thử lửa mà còn phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của con Sông Đà: vừa dữ dội hung bạo, vừa thơ mộng, trữ tình.

- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến (...)

2. Giải thích

- Con Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm -> Tính cách

hung bạo của Sông Đà.

- Con Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một nhân tình chưa quen biết ->Vẻ nđẹp trữ tình của con Sông Đà.

=> Đây là hai nét tính cách thống nhất vừa hung bạo, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà.

3. Cảm nhận hình tượng con Sông Đà

a. Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm (Phân tích như trong đề 1ở trên- Sông Đà hùng vĩ, hiểm trở)

b. Con sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố

nhân, như một nhân tình chưa quen biết.

(Phân tích như trong đề 1 ở trên- sông Đà thơ mộng, trữ tình)

c. Nghệ thuật

-Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả con Sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú.

-Miêu tả con Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những kiến thức của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, lối ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.

- Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.

3. Bình luận

Hai ý kiến đều đúng, tuy là hai ý kiến khác nhau nhưng không đôi lập mà bô sung cho nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thông nhât vê hình tượng con Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Cảm nhận và miêu tả con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình. Hình

54

tượng Sông Đà chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

Hai ý kiến trên giúp ta hiểu rõ hơn tùy bút Người lái đò Sông Đà. Tùy bút khép lại nhưng vẫn mở ra cho ta nhiều suy nghĩ khác nhau. Đó là sự đánh dấu cho sự phát triển văn học nước nhà.

Đề 3

Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.

Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.

HƯỚNG DẪN

1. Giới thiệu tác giả tác phẩm cùng vấn đề nghị luận :

VD:Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng

ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Trong những năm tháng miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và hàn gắn vết thương chiến tranh, nhiều nghệ sĩ đã đến với Tây Bắc góp phần kiến thiết miền Tây và cho ra đời những tác phẩm văn học đặc sắc. Tuỳ bút Sông Đà

(1960) là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động. Viết tuỳ bút

Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sĩ tài hoa trong nghề nghiệp của mình.

2. Giải thích

- “Thứ vàng mười đã qua thử lửa” - từ dùng của Nguyễn Tuân - để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng.

3. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà

55

a) Ông lái đò người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.

Ông lai đo Lai Châu, quê ông ơ ngay nga tư sông, năm nay đã bay mươi tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm. Nhưng mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá đậm ở ngoại hình ông lão: Tay ông lêu

nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại

hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó.

b) Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng ngày. Nghệ sĩ tài hoa

- Phẩm chất của người lái đò được thể hiện qua cuộc vượt thác sông Đà. Thác

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 65 - 78)

w