Giới thiệu những đề nâng cao tự giải

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 83 - 86)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

1.4. Giới thiệu những đề nâng cao tự giải

Lưu ý:

- Sau khi học sinh đã lĩnh hội được các kiến thức về tác giả, tác phẩm qua các tiết học theo phân phối chương trình Ngữ văn 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giáo viên cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản và hướng dẫn giải các dạng đề văn trên đây, giáo viên có thể dần dần đưa ra những đề tự giải nâng cao như sau để học sinh tự tìm cách giải quyết. Giáo viên sẽ chấm sản phẩm bài làm của học sinh và đóng vai trò cố vấn để giúp các em hoàn thành bài tập.

- Do giới hạn về dung lượng bài viết, tôi chỉ xin giới thiệu với đề tự giải nâng cao dành cho học sinh khá giỏi.

Đề 1: Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc

Tường?

Đề 2: Cái tôi của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà

Đề 3: Nhận xét về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc

Tường, có ý kiến cho rằng: Từ thượng nguồn dòng chảy đến lúc đổ ra biển sông

Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn.

Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của nó, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề 4: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có phong cách

nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở trường về thể tùy bút, bút kí. Qua hai đoạn trích Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Anh (chị) hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn.

Đề 5: Trong bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường

đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của dòng sông Hương xứ Huế. Trong những vẻ đẹp đó, anh/chị thích vẻ đẹp nào nhất? Hãy viết lời bình về vẻ đẹp ấy để chia sẻ với tác giả bài ký.

Đề 6: Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả

người lái đò vượt thác:

“Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống Lái

… Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác”.

65

“Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn

về cá anh vũ, cá dầm xanh... cho đến “nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ”.”

Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về người lao động mới sau Cách mạng. Đề

7: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong Người lái đò

Sông Đà (Nguyễn Tuân) và hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về

trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước hôm nay ?

Đề 8: “Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng tiêu biểu cho

phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: Uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động lòng người đọc nhất.”

(SGK Ngữ văn 12, NXB GD 2008, trang 185) Anh/ chị hãy phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên.

PHẦN 2: VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:

Đề tài Hướng dẫn học sinh ôn thi thpt quốc gia các văn bản thuộc thể kí (trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản) bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hiện nay. Cụ thể:

Áp dụng vào giảng dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam (chương trình ngữ văn 12 ban cơ bản). Khi sử dụng các phương pháp: Dạy học theo đặc trưng thể loại; Đọc - hiểu văn bản; Sơ đồ tư duy chắc chắn sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh không cần phải nhớ những trang sách dài dầy kín chữ nữa mà với Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức cơ bản nhất, một cách khoa học nhất.

Áp dụng vào giảng dạy các chủ đề khác: Như truyện hiện đại Việt Nam (chương trình lớp 12 ban cơ bản) với ba phương pháp trên chắc chắn các em sẽ thích học giờ văn hơn vì các em thể hiện rõ được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của mình.

Ngoài ra, các phương pháp dạy học trên có thể xem xét áp dụng linh hoạt vào các giờ dạy học môn văn nói riêng và các môn khác nói chung để giờ học trong nhà trường có hiệu quả cao nhất.

* Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp:

Qua thực tế quá trình giảng dạy lớp 12, tôi thấy rằng việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức nền tảng phần Kí vào để giải quyết một vấn đề đặt ra trong tác phẩm truyện là việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt, với việc áp dụng

66

các phương pháp dạy học tích cực khi hướng dẫn học sinh giải quyết đề thi đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Điều đó, đòi hỏi người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

* Đối với học sinh:

- Từ thực tiễn dạy học, tôi nhận ra một nhược điểm rất rõ của đại đa số học sinh trong việc cảm thụ văn học, đó là học tác phẩm nào biết tác phẩm đó. Những bài phân tích tác phẩm văn học của giáo viên được đọc chép và mỗi lần chuẩn bị đến kì thi, học sinh lại vất vả nhồi vào đầu mình, làm sao thuộc lòng những bài phân tích tác phẩm văn học mà giáo viên cung cấp. Cách học ấy khiến học sinh vô cùng thụ động. Nếu như đề ra trùng với một số bài văn mẫu đã được học thuộc thì học sinh “trúng tủ”, còn nếu chệch ra thì các em đành “cắn bút” hoặc làm những bài văn “cười ra nước mắt”! Để góp phần giải quyết thực trạng này, tôi đã áp dụng việc hướng dẫn cho học sinh lớp 12 khi làm đề về phần truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực: cung cấp kiến thức nền tảng cơ bản cho học sinh, ngoài những nội dung thông tin về tác giả, tác phẩm còn đưa ra hệ thống kiến thức lí luận văn học về phần kí. Nắm được hệ thống kiến thức này, học sinh đã tự trang bị cho mình một bảo bối, cẩm nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống, có thể giải mã không chỉ các tác giả và kí trong chương trình Ngữ văn 12 mà còn cắt nghĩa được hàng trăm, hàng ngàn hiện tượng tác giả văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao khả năng chủ động, tiếp thu tri thức và khả năng vận dụng tri thức vào đời sống. Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm phát huy khả năng sáng tạo tư duy sẽ có tác động rất lớn tới việc phát triển nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.

Tùy bút và bút kí là thể văn xuôi, tự sự, trữ tình, phản ánh chân thực và khách quan cuộc sống. Trên cơ sở đó tôi xây dựng một vài phương pháp nhằm phát huy tối đa những nét độc đáo của thể tùy bút và bút kí vào việc rèn các kỹ năng cần thiết cho học sinh và tạo được hứng thú niềm say mê yêu thích môn Văn của học sinh.

Trên đây là một số những kinh nghiệm và suy nghĩ của riêng tôi trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện, tốt hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn!

67

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí (Trang 83 - 86)

w