Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam (Trang 87 - 97)

ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

- “Thỏa thuận và hòa giải giữa các bên với sự chứng kiến của bên thứ ba là cách giải quyết phổ biến trong các vụ khiếu kiện đòi đền bù thiệt hại do ÔNMT hiện nay”[29, tr15]. “Thực tiễn cho thấy, khoảng 80-90% vụ việc đã được giải quyết giải quyết thành công theo cách thỏa thuận và hòa giải ở các tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Nguyên và Hòa Bình. Những vụ không thỏa thuận được (khoảng 10%) thường do việc kiện không đúng, hoặc nêu yêu sách quá cao, hoặc không thể xác định hành vi vi phạm cũng như mức độ gây hại” [29, tr 16]. Như đã phân tích tại mục 1.3.2.1, Luật BVMT 1993 Luật BVMT 1993 không có các quy định rõ ràng về tranh chấp môi trường và phương thức giải quyết tranh chấp môi trường, nên trong giai đoạn này tranh chấp môi trường chủ yếu được giải quyết theo phương thức thỏa

80

thuận. Mặc dù các quy định về phương thức, thẩm quyền giải quyết môi trường của Luật BVMT 2005 chưa thực sự hoàn thiện nhưng phần nào đã giúp các bên tranh chấp có thêm phương thức để giải quyết tranh chấp môi trường là trọng tài và tòa án. Tuy nhiên trên thực tế do còn nhiều lỗ hổng nên các phương thức giải quyết này vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Phương thức sử dụng chủ yếu vẫn là thương lượng và hòa giải dưới sự điều phối của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương như Sở Tài nguyên-Môi trường, UBND huyện, hoặc Hội đồng đền bù cấp huyện. Ngay đến cả vụ tranh chấp môi trường nghiêm trọng nhất từ trước đến nay là vụ việc của Vedan thì kết quả giải quyết tranh chấp vẫn là kết quả của hòa giải.

- Quá trình giải quyết bằng thương lượng và hòa giải gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thiện chí của bên gây thiệt hại. Do đặc trưng của thương lượng và hòa giải là tự nguyện nên không có chế tài để ràng buộc các bên tranh chấp. Bên gây thiệt hại luôn có xu thế sử dụng những lợi thế về kinh tế, chính trị của mình để bất hợp tác trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vụ việc của Vedan cho thấy rõ điều đó.

Tháng 08/2008 Vedan bị bắt quả tang vi phạm pháp luật BVMT.

Trong suốt thời gian 2008-2009, Vedan không đồng ý đàm phán với người nông dân, chỉ chấp nhận đàm phán thông qua chính quyền về hỗ trợ nông dân.

Dưới sức ép tẩy chay của người tiêu dùng, 19/03/2010 Vedan ký biên bản làm việc với đại diện Hội nông dân Đồng Nai ghi nhận thiện chí của Vedan hỗ trợ tối đa cho nông dân là 15 tỷ đồng.

Ngày 12/07/2010 nông dân Nguyễn Lam Sơn khởi kiện, kéo theo vụ kiện tập thể của hàng ngàn nông hộ.

81

Ngày 28/7/2010, Vedan đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT, UBND các địa phương về việc sẽ bồi thường cho người dân TP.HCM 30 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu 40 tỷ đồng và Đồng Nai 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, người dân và các cơ quan quản lý có liên quan đều không chấp nhận mức bồi thường này.

Ngày 5/8/2010, Tổng cục Môi trường đã làm việc với Vedan và kết quả là Vedan tiếp tục nâng mức bồi thường cho các địa phương như sau: TP.HCM 40 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu 50 tỷ đồng và Đồng Nai là 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa được lãnh đạo các địa phương chấp nhận.

Và cuối cùng Vedan đã phải chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân. Hộp 5. Vedan bất ngờ đồng ý bồi thường 100% cho nông dân [18], [23] Nhìn lại diễn biến vụ việc của Vedan ta thấy, trong một thời gian rất dài Vedan không chịu hợp tác, không chấp nhận yêu cầu bồi thường của người dân. Mặc dù đã có sự chỉ đạo từ trung ương, sự hỗ trợ của các chủ thể như luật sư, hội nông dân, các cơ quan truyên thông... nhưng Vedan vẫn chỉ chấp nhận “hỗ trợ” một khoản tài chính cho người dân chứ không chấp nhận yêu cầu bồi thường. Như vậy có thể thấy những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường bằng thương lượng, hòa giải. Và câu hỏi đặt ra là nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, truyền thông và xã hội thì liệu người dân có thể đòi được tiền bồi thường từ Vedan hay không?

- Thủ tục tố tụng tại tòa án gặp nhiều khó khăn. Trong vụ việc của Vedan, đặt giả thiết nếu Vedan không chịu chấp nhận bồi thường thiệt hại thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu tòa án huyên Tân Thành có đủ nhân lực và khả năng để xử lý và giải quyết hàng nghìn đơn khởi kiện của người dân hay không? Liệu có thể nhập các vụ án đó vào để

82

cùng giải quyết hay không? Nếu nhập thì sẽ nhập như thế nào trong khi thiệt hại của mỗi chủ thể là khác nhau? Thực tế đã chứng minh sự lúng túng và thiếu khả năng của Tòa án nhân dân huyện Tân Thành khi phải thụ lý một khối lượng đơn khởi kiện lớn chưa từng có ở Việt Nam. Và theo luật sư Đinh Văn Quế, “Nếu có điều động toàn bộ Thẩm phán cấp huyện và Hội thẩm nhân dân cấp huyện trong cả nước về ba địa phương bị thiệt hại để xét xử hàng ngàn vụ án thì cũng phải mất cả năm chưa chắc đã xong”[6]

- Số lượng trung tâm trọng tài còn hạn chế dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn. Một số trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam:Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam, Hà Nội ; Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội; Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng, quận Ba Đình, Hà Nội; Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang, Thị xã Bắc Giang; Trung tâm trọng tài kinh tế Sài, TP.HCM; Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ, TP Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ. Có thể thấy các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên phân bố lại không đồng đều. Hà Nội có ba trung tâm, TP.HCM 01 trung tâm; Cần Thơ và Bắc Giang 01 trung tâm. Điều này dẫn đến nhiều địa phương sẽ gặp khó khăn trong lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp vì khoảng cách địa lý.

2.2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về đại diện tham gia giải quyết tranh chấp môi trường

- Chủ thể đại diện cho các lợi ích công chưa thực hiện quyền của mình. Hiến pháp trao cho các cơ quan nhà nước tư cách pháp lý để BVMT. Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời… đều thuộc sở hữu toàn dân” [15]. Như vậy, các thành tố môi trường như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước… đều thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Quy định này là cơ sở pháp lý để nhà nước

83

thực hiện chức năng quản lý, BVMT nói chung và giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng.

Trong các tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường thì pháp luật đã quy định rõ chủ thể có quyền đại diện để tham gia giải quyết tranh chấp là UBND xã, huyện, tỉnh và Bộ TN & MT. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan này chưa chú trọng đến thực hiện quyền của mình. Chỉ có một số ít các tranh chấp yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra. Ngay trong vụ việc của Vedan, mặc dù đã có rất nhiều các bài viết kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên yêu cầu vedan bồi thường cho những thiệt hại về môi trường nhưng đến nay, vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra làm việc đó. Các cơ quan này chủ yếu chỉ thực hiện việc yêu cầu khôi phục, cải tạo môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thông qua các hành vi hành chính và quyết định hành chính.

- Không thể khởi kiện tập thể. Theo nguyên tắc tự định đoạt của đương sự Điều 1, Bộ Luật TTDS 2004 quy định “Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Điều này có nghĩa pháp luật thừa nhận việc các chủ thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái được bồi thường cho những thiệt hại đó, nhưng họ không đương nhiên được bồi thường mà chỉ có thể được bồi thường khi họ thực hiện quyền khởi kiện của mình. Quy định này cho thấy Việt Nam không thừa nhận hình thức khiếu kiện tập thể (class action) giống như vụ kiện do nạn nhân của các công ty thuốc lá hay chất độc da cam ở Mỹ. Và thực tế thực hiện quy định này là có hàng nghìn lá đơn khởi kiện Vedan được gửi đến Tòa án và TAND huyện Tân Thành đã phân công 6 thẩm phán và thư kí tiếp nhận, thụ lý hồ sơ của các hộ dân.

84

2.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường

Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường không rõ ràng dẫn đến việc các bên tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp khó có thể xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường. Dẫn đến thực tế hiện nay, các hầu hết đều do UBND đứng ra giải quyết trong hầu hết là cả các tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có hai quan điểm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường của UBND đối với các tranh chấp này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, UBND giải quyết các tranh chấp này là sai thẩm quyền vì theo quy định tại Điều 133 Luật BVMT 2005 và Điều 14 Nghị định 113/2010/NĐ-CP thì tranh chấp môi trường về yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường chỉ được giải quyết bằng thỏa thuận, trọng tài hoặc tòa án chứ không có tại UBND, như vậy thì UBND không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Quan điểm thứ hai cho rằng, UBND vẫn được quyền giải quyết các tranh chấp này vì theo quy định tại Điều 122 Luật BVMT 2005 thì giải quyết tranh chấp môi trường là một trong những nhiệm vụ của UBND trong quản lý môi trường. Và tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại là một trong những dạng tranh chấp môi trường phổ biến vì vậy UBND giải quyết các tranh chấp này là đúng thẩm quyền. Quan điểm thứ hai này nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan quản lý nhà nước vì UBND chính là chủ thể trực tiếp quản lý môi trường đó. Tuy nhiên, các tranh chấp môi trường về yêu cầu bồi thường thiệt hại thì không thể giải quyết tại UBND vì UBND chính là một bên trong tranh chấp.

Pháp luật hiện hành không quy định rõ các loại vụ tranh chấp môi trường được giải quyết tại Tòa án. Trong quy định về các loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, chỉ có tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại là được quy định rõ, còn các tranh chấp về môi trường khác như

85

tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì lại không được quy định vì vậy chỉ có thể coi đó là một trong các loại “tranh chấp dân sự khác”. Điều này dẫn đến thực tế tòa án không nhận thức được mình có thẩm quyền đối với tranh chấp đó hay không và việc có thụ lý hay không thụ lý phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của chủ thể tiếp nhận đơn, dẫn đến sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các tòa án. 2.2.4 Thực trạng thực hiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp môi trường

Nghĩa vụ chứng minh là rào cản của phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trong vụ việc của Vedan thiệt hại là rõ ràng tuy nhiên giá trị của thiệt hại đó là bao nhiêu và mối quan hệ nhân quả giữa ÔNMT và thiệt hại là vấn đề cần chứng minh. Trong quá trình tố tụng, các hộ dân phải cung cấp các chứng cứ mang tính khoa học để chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, đây thwjcc sự là một nhiệm vụ bất khả thi vì việc xác định thiệt hại đòi hỏi phải có chuyên môn, bằng nhiều phương pháp khoa học và sự hỗ trợ của nhiều phương tiện, thiết bị. Do vụ việc nghiêm trọng và mang tính tiên phong nên đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, các hộ dân đã may mắn nhận được sự hỗ trợ xác định thiệt hại từ Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Tp.HCM). Kết quả khảo sát của Viện TN & MT đã được các bên tranh chấp và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sử dụng làm căn cứ để giải quyết bồi thường. Trên thực tế, với trình độ nhận thức còn hạn chế của mình, nếu không có sự trợ giúp của Viện TN & MT thì tất cả chứng cứ mà người dân có thể cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của mình là một bản tự khai, chẳng có hóa đơn, chứng từ, điều này đồng nghĩa với việc Vedan thắng kiện.

86

Theo quy định thì việc chứng minh thiệt hại mới là bước khởi đầu để đơn khởi kiện được thụ lý. Còn việc người dân có thể thắng kiện hay không lại phụ thuộc vào kết quả chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa môi trường bị ô nhiễm, suy thoái với những thiệt hại đó. “Nói nôm na: nếu anh có thể chứng minh được là sau khi có ô nhiễm thì số lượng tôm cá đánh bắt của anh bị giảm sút quy ra tiền là 5 triệu một tháng, một năm là 60 triệu và 5 năm là 300 triệu, thì tòa chỉ buộc Vedan bồi thường cho anh 300 triệu đó nếu có đủ chứng cứ cho thấy thiệt hại 300 triệu ấy do chính và chỉ từ nguồn ô nhiễm của Vedan gây ra” [25]. Với những quy định chặt chẽ của luật thì dù có muốn giúp đỡ các hộ nông dân thì các thẩm phán cũng không thể làm gì khác ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật “còn nhiều bất cập”. Trước thực tế này, các nhà làm luật cần nghiên cứu để có phương án sửa đổi, không để các quy định này trở thành rào cản trong giải quyết tranh chấp vì xét ở góc độ nào đó, chính những bất cập trong quy định của pháp luật đã trở thành lợi thế cho bên gây thiệt hại.

2.2.5 Thực trạng thực hiện pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp môi trường

- Khó khăn trong việc xác định thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp môi trường. Theo quy định tại Điều 607, Bộ luật Dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại. Tuy nhiên thực tế áp dụng lại có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm tính thời hiệu. Ví dụ như trong vụ việc của Vedan, Vedan đã bắt đầu thực hiện hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải từ năm 1993 nhưng đến 13/8/2009 cơ quan chức năng mới bắt quả tang hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan. Trong trường hợp này có hai quan điểm khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện:

87

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu theo đúng nội dung quy định tại Điều 607 thì thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị xâm hại là thời điểm Vedan bắt đầu thực hiện hành vi xả thải (năm 1993), như vậy thời hiệu khởi kiện đã hết, các hộ dân chỉ có thể giải quyết tranh chấp bằng thương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)