Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam (Trang 97 - 106)

3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam trường ở Việt Nam

3.1.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

 Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ phát triển bền vững. Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 1980. Theo đó, phát triển bền vững là "sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Nguyên tắc thứ tư của Tuyên bố Rio de Janeiro đã khẳng định, Để thực hiện được sự phát triển bền vững, sự BVMT nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó” [22]. Dựa trên các quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, Việt Nam cũng đưa ra một định nghĩa phát triển tại khoản 4, điều 3 Luật BVMT 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT” [7]. Như vậy, có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm phát triển bền vững, nhưng về cơ bản các khái niệm đều được đưa ba tiêu chí của phát triển bền vững, gồm: sự

90

phát triển kinh tế, sự BVMT và sự thỏa mãn các yêu cầu của cuộc sống con người. Chính mục tiêu phát triển bền vững đã đặt ra một vấn đề rất lớn cho các quốc gia đó là đảm bảo sự cân bằng được giữa phát triển kinh tế và BVMT.

Trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh diễn ra mạnh mẽ chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng tranh chấp môi trường. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp môi trường cũng giúp giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và BVMT từ đó giúp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

 Đảm bảo tính thống nhất trong các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường với các quy định trong các văn bản pháp lý khác. Giải quyết tranh chấp môi trường là một vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực luật khác nhau như Dân sự, TTDS, Trọng tài, Hành chính... vì vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường cần đảm bảo tính đống bộ, thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp lý khác, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định về nội dung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường. Bên cạnh đó cung cần có quy định về nguyên tắc áp dụng luật trong giải quyết tranh chấp môi trường rằng nếu có mâu thuẫn trong các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường thì sẽ lựa chọn áp dụng các quy định của luật nào.

 Đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường. Pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường chỉ là một phần trong cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường trên thực tế cần tiến hành đồng bộ với việc đào tạo nhân lực, đảm bảo cơ sở vật chất...

91

 Tạo dựng cơ chế hỗ trợ, cân bằng vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường. Do sự bất cân bằng vị thế của các bên nên tranh chấp môi trường thường không được giải quyết một cách triệt để. Chủ thể bị thiệt hại thường phải “nhún mình” trước những sức ép do chủ thể gây thiệt hại gây ra. Vụ việc của Vedan đã cho thấy sự bất cân bằng về vị thế này. Nếu như các hộ dân không được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong việc chứng minh thiệt hại; tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý; hỗ trợ án phí; hỗ trợ của truyền thông; trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự quan tâm của toàn xã hội thể hiện thông qua việc kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Vedan... thì chắc chắn rằng, Vedan sẽ không chịu nhún mình để chấp nhận bồi thường 100% những thiệt hại mà các hộ dân phải gánh chịu. Vì vậy, pháp luật cần tạo cơ chế để đảm bảo sự cân bằng vị thế các chủ thể trong tranh chấp môi trường. Không để các quy định pháp luật là sức ép, là rào cản đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp của người dân.

 Tăng cường trách nhiệm dân sự

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các chủ thể có thể sẽ phải gánh chịu rất nhiều loại trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, cần hướng đến tăng cường trách nhiệm dân sự của các chủ thể. Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã quy định 10 tội danh trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên do chưa thừa nhận pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự nên hầu như các quy định này chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế vì chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thường là các pháp nhân. Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm pháp luật môi trường hiện nay quy định mức phạt quá thấp (tối đa 500 triệu), không có tính răn đe dẫn đến thực trạng các chủ thể chấp nhận nộp phạt thay vì bỏ chi phí để BVMT.

92

Điển hình như vụ việc của Vedan, mức phạt hành chính cho 12 hành vi vi phạm chỉ là 267,5 triệu đồng, một mức phạt không đủ để mua 1 chiếc ô tô.

1- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất tinh bột: 33 triệu đồng

2- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất Bột ngọt và Lysine: 23 triệu đồng

3- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở các nhà máy khác: 23 triệu đồng

4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc...cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 30 triệu đồng

5- Hành vi thải mùi hôi thối trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ÔNMT: 500 ngàn đồng

6- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định: 10 triệu đồng

7- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép: 6 triệu đồng

8- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men bột ngọt có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng

9- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men Lysin có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng

10- Xả nước thải bùn vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên: 33 triệu đồng

11- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần ở trại chăn nuôi heo và: 20 triệu đồng

12- Không nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp: 50 triệu đồng

93

Vì vậy, pháp luật cần hướng tới coi trách nhiệm dân sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để xử lý hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Bởi tính tương xứng giữa hành vi vi phạm và mức chịu trách nhiệm pháp lý. 3.1.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

3.1.2.1. Xây dựng khung pháp lý riêng cho giải quyết tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường có nhiều đặc thù khác với các dạng tranh chấp dân sự khác như số lượng chủ thể; thiệt hại… Điều này đòi hỏi phải có các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường phù hợp với các điểm đặc thù đó. Đây chính là cơ sở để đảm bảo cho hiệu quả giải quyết tranh chấp môi trường. Việt xây dựng khung pháp lý riêng cho giải quyết tranh chấp môi trường giúp đảm bảo tính thống nhất, tập trung của các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, tránh sự rời rạc, mỗi quy định trong một văn bản. Có hai cách thức xây dựng khung pháp lý riêng cho giải quyết tranh chấp môi trường: Quy định đầy đủ, tập trung các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong một chương của Luật BVMT với đầy đủ các nội dung như thời hiệu, nội dung tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp… Cách thứ hai là ban hành một đạo luật riêng quy định về giải quyết tranh chấp môi trường giống như Luật Giải quyết tranh chấp môi trường (EDSL) của Nhật Bản.

3.1.2.2. Thành lập tòa án môi trường

Tòa án môi trường là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp môi trường quan trọng tại nhiều quốc gia. Như đã phân tích trong phần 1.3.4.3 Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường của Trung Quốc có thể thấy tòa án đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp môi trường. Số lượng tranh chấp môi trường được giải quyết tăng lên đáng kể từ khi các tòa

94

án môi trường được thành lập. Chính hiệu quả giải quyết tranh chấp môi trường đã làm cho số lượng tòa án môi trường được tăng lên nhanh chóng. Các tòa án về môi trường ở Trung Quốc là tòa chuyên trách, không chỉ có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp môi trường theo thủ tục TTDS mà xét xử cả các vụ án hành chính và hình sự về môi trường. Mô hình này có ưu điểm: Các thẩm phán làm việc tại tòa là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực pháp luật môi trường giúp chất lượng giải quyết tranh chấp cũng tăng lên; Giải quyết tranh chấp tại tòa án giúp tránh được sự thiếu khách quan trong giải quyết tranh chấp tại các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương bởi mối quan hệ giữa chủ thể gây thiệt hại với cơ quan quản lý; Do số lượng chủ thể bị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn lại có thể ở nhiều địa phương khác nhau, nên mô hình tổ chức tòa án khu vực là phù hợp; Giúp đảm bảo được tính độc lập của Tòa án trong xét xử, không bị chi phối bởi mối quan hệ với chính quyền địa phương. Mô hình tòa án môi trường khu vực giúp nhà nước chủ động trong việc thành lập các tòa án môi trường tùy thuộc vào số lượng tranh chấp xảy ra trong khu vực... Ngoài mô hình này, tòa án môi trường có thể được tổ chức như là một bộ phận trong hệ thống TAND. Tuy nhiên, nếu tổ chức tòa môi trường tại tất cả các cấp và các địa phương sẽ dẫn đến sự lãng phí không cần thiết bởi số lượng tranh chấp môi trường tại các địa phương sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của địa phương.

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình thành lập hệ thống TAND khu vực, đây chính là thời điểm để cơ cấu lại hệ thống tòa. Để phù hợp với thực tế ở Việt Nam, theo quan điểm cá nhân, Việt Nam nên thành lập tòa môi trường như là một bộ phận của TAND khu vực.

95

Trước nhu cầu của thực tiễn, việc cho phép khiếu kiện tập thể trong các tranh chấp môi trường là cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho Tòa án trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng đồng thời giúp tiết kiệm tài chính và thời gian giải quyết tranh chấp. Đồng thời, cơ chế khiếu kiện tập thể cũng giúp cân bằng hơn vị thế của bên bị thiệt hại với bên gây thiệt hại trong tranh chấp môi trường, giúp ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương diễn ra tranh chấp, không làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Khiếu kiện tập thể có thể được thực hiện thông qua một hoặc một nhóm người đại diện do các chủ thể bị thiệt hại ủy quyền thông qua văn bản ủy quyền. Để đảm bảo tính tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì đơn khởi kiện tập thể cần có chữ kí đầy đủ của các chủ thể có nhu cầu khởi kiện.

Tuy nhiên, do đặc trưng của tranh chấp môi trường nên việc xác định được chính xác đương sự trong tranh chấp là rất khó. Để tạo điều kiện cho các chủ thể bị thiệt haị, pháp luật có thể quy định về “người khiếu kiện tiềm năng”. Theo đó, khi một hoặc một vài chủ thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường, Tòa án sẽ ra thông báo cho các chủ thể sinh sống và làm việc trong cùng khu vực, cùng khai thác sử dụng thành tố môi trường đó về đơn khởi kiện và ấn định một thời hạn để người khiếu kiện tiềm năng nộp đơn/kí vào đơn khiếu kiện của mình.

3.1.2.4. Hoán đổi nghĩa vụ chứng minh

Nghĩa vụ chứng minh hiện nay đang là rào cản trong giải quyết tranh chấp môi trường. Thực tế đã chứng minh điều đó. Các chủ thể bị thiệt hại thường không có đủ khả năng về tài chính và năng lực để có thể chứng minh được mức độ thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm, suy thoái môi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và môi trường. Quy định này đã giúp các chủ thể gây thiệt hại ung dung và coi thường pháp luật, không sợ khởi kiện bởi các chủ thể này biết rằng người bị thiệt hại sẽ rất khó

96

để đưa ra được bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình. Như vậy, quy định hiện hành phần nào giúp cho bên gây thiệt hại có thêm lợi thế, đẩy xa hơn sự không cân bằng vị thế của các bên tranh chấp. Để khắc phục hạn chế này, Trung Quốc đã hoán đổi nghĩa vụ chứng minh của các đương sự. Theo đó, người bị thiệt hại sẽ không phải chứng minh cho yêu cầu của mình, không phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa ÔNMT và thiệt hại xảy ra. Thay vào đó, người gây thiệt hại sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh rằng họ không phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại đó hoặc trách nhiệm của họ có thể được giảm nhẹ trong những hoàn cảnh nhất định theo quy định của pháp luật hoặc phải chứng minh rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của mình và thiệt hại.

Ưu điểm của quy định hoán đổi nghĩa vụ chứng minh của Trung Quốc: - Giúp giảm nhẹ gánh nặng cho các chủ thể bị thiệt hại trong tranh chấp môi trường.

- Chủ thể gây thiệt hại có khả năng để thực hiện nghĩa vụ chứng minh tốt hơn so với các chủ thể bị thiệt hại. Bởi các chủ thể gây thiệt hại về môi trường thường là các chủ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ với tiềm lực về kinh tế nên có khả năng để thực hiện được các nghĩa vụ đó. Bên cạnh đó, chủ thể gây thiệt hại là người thực hiện hành vi nên việc cung cấp chứng cứ để chứng minh rằng mình không phải chịu trách nhiệm hoặc hành vi đó diễn ra trong một hoàn cảnh bất khả kháng hoặc không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại là dễ dàng hơn. Các chứng cứ để chứng minh có thể là các giấy chứng nhận đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn; thiết kế hệ thống xử lý chất thải đúng với nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc các bằng chứng chứng minh tình huống bất khả kháng dẫn đến các thiệt hại đối với môi trường…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)