Nghiên cứu của Foreman Facts

Một phần của tài liệu ĐÁP ỨNG sự THOẢ mãn TRONG CÔNG VIỆC của NGƢỜI LAO ĐỘNG tại VNPT KHÁNH HOÀ (Trang 33 - 35)

Foreman Facts (1946), nghiên cứu về sự thoả mãn của ngƣời lao động bao gồm 10 yếu tố nhƣ sau:

23

Các quy định phù hợp: Xác định trách nhiệm rõ ràng, kỷ luật công bằng và nhất quán trong toàn doanh nghiệp, kỷ luật đƣợc thi hành theo cách có thể thúc đẩy ngƣời lao động thay vì làm họ nản chí.

Sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân ngƣời lao động: Cấp trên nhận thấy đƣợc nhân viên đang gặp vấn đề và sẵn sàng giúp đỡ.

Công việc thú vị: Công việc có tính thách thức, tạo cơ hội cho ngƣời lao động học hỏi và phát triển.

Đƣợc tham gia và chia sẻ trong công việc: Ngƣời lao động đƣợc cùng trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, chia sẻ thông tin, ý tƣởng, kinh nghiệm làm việc. Ngƣời lao động muốn đƣợc kết nối, cảm thấy đƣợc tham gia, đƣợc cấp trên chia sẻ dù là cảm giác thất vọng hay hào hứng về dự án đang thực hiện, đƣợc tham gia quyết định những việc liên quan đến mình, đƣợc chia sẻ những ý tƣởng và đƣợc ngƣời khác quan tâm về điều đó.

Công việc ổn định: Công việc ổn định, vị trí của ngƣời lao động là quan trọng đối với doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp ổn định, tình hình tài chính tốt.

Điều kiện làm việc: Môi trƣờng làm việc an toàn, có đầy đủ công cụ để làm việc, giờ giấc làm việc hợp lý, nơi làm việc vui vẻ và đƣợc doanh nghiệp tốt.

Lƣơng: Sự đền bù ít nhất xứng đáng với kết quả làm việc, lƣơng cao so với mặt bằng chung của thị trƣờng.

Đƣợc công nhận: Ngƣời lao động đƣợc thƣởng cho các công việc làm thêm, đƣợc công nhận trƣớc tập thể về những gì làm đƣợc.

Cấp trên: Cấp trên liêm chính, nắm bắt công việc, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, tin tƣởng và tôn trọng ngƣời lao động.

Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Có cơ hội thăng tiến, đƣợc giao nhiều trách nhiệm hơn, có danh hiệu cao hơn, đƣợc phát triển trong nghề nghiệp.

Ƣu điểm của mô hình này là phân loại cụ thể hơn các khía cạnh có thể ảnh hƣởng đến sự thoả mãn của ngƣời lao động, trong đó nhân tố “Lãnh đạo” của mô hình JDI đƣợc thể hiện trong các yếu tố “Cấp trên”; “Đƣợc công nhận”; “Sự đồng cảm”, “Đƣợc tƣơng tác và chia sẻ trong công việc”; “Các quy định”. Tƣơng tự yếu tố “Bản chất công việc” trong mô hình JDI có thể đƣợc phản ánh trong các yếu tố “Công việc thú vị”; “Công việc ổn định”; “Điều kiện làm việc”. Rõ ràng việc tách biệt các yếu tố này rất cần thiết để ngƣời quản lý có thể hiểu rõ tầm quan trọng của từng yếu tố theo cảm nhận của ngƣời lao động.

Đặc biệt, việc phân chia này thể hiện đƣợc rõ hơn các yếu tố cảm xúc mà nhà quản lý có thể sử dụng để động viên kích thích ngƣời lao động của mình.

Một phần của tài liệu ĐÁP ỨNG sự THOẢ mãn TRONG CÔNG VIỆC của NGƢỜI LAO ĐỘNG tại VNPT KHÁNH HOÀ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w